Gần 1/5 người trẻ tuổi ở Trung Quốc thất nghiệp
Tháng 6 vừa qua, gần 1/5 người trẻ tuổi ở Trung Quốc đã không tìm được việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên nước này đạt mức cao nhất mọi thời đại là 19,3%.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin đây là mức tăng mạnh so với tỷ lệ 18,4% trong tháng 5 và đánh dấu mức tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuộc cạnh tranh tìm việc ngày càng gay gắt giữa những người từ 16-24 tuổi diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ tăng trưởng 0,4% trong quý 2 năm 2022.
Tình trạng trên phần lớn do chiến lược phòng chốn COVID-19 nghiêm ngặt của Bắc Kinh, vốn đã khiến Thượng Hải và các thành phố lớn khác phải phong toả diện rộng. Đó những yếu tố khiến môi trường tìm việc của đội ngũ sinh viên vừa ra trường trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) trước đây từng lưu ý rằng sinh viên mới tốt nghiệp thường đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng lên vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm, song tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên nói chung đã tăng đều kể từ tháng 10 năm ngoái. Dữ liệu này đạt kỷ lục mới kể từ khi tăng lên 18,2% vào tháng 4/2022, trở thành con số cao nhất kể từ lần đầu Trung Quốc công bố dữ liệu hàng tháng vào năm 2018.
Việc có thêm 10,76 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học tham gia thị trường việc làm vốn hạn hẹp sẽ đẩy tỷ lệ này lên cao hơn nữa. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ những người trẻ tuổi Trung Quốc đang tham gia thị trường việc làm là thấp hơn so với những người đồng trang lứa ở các nền kinh tế lớn khác.
Vào tháng 6, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cùng độ tuổi ở Mỹ là 8,1%. Vào tháng 5, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp của thanh niên thuộc Liên minh châu Âu là 13,3%. Tỷ lệ này của Nhật Bản vào tháng 5 là 3,8%.
Phát ngôn viên Fu Linghui của NBS hôm 16/7 cho biết giới trẻ Trung Quốc thực sự phải đối mặt với nỗi áp lực tìm việc làm.
Ông Fu nói: “Bị ảnh hưởng bởi đại dịch, khả năng tiếp nhận việc làm của các công ty đã giảm và các kênh tìm kiếm việc làm của thanh niên cũng bị hạn chế. Ông cho biết chính phủ sẽ triển khai thêm các chính sách để cải thiện tình hình.
Video đang HOT
Nhưng một số nhà phân tích nghi ngờ rằng điều tồi tệ nhất có thể vẫn chưa xảy đến đối với nhóm đối tượng là những người trẻ đang tìm việc làm, trong bối cảnh kinh tế đầy rẫy bất ổn và khó khăn như hiện nay.
Ông Tommy Wu, chuyên gia kinh tế hàng đầu về Trung Quốc tại Oxford Economics, chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng các điều kiện thị trường lao động tổng thể sẽ vẫn giảm trong một thời gian. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên có thể tăng cao hơn nữa vì những người trẻ tuổi sẽ rất khó kiếm được việc làm trong điều kiện thị trường lao động như vậy”.
NBS cho biết thị trường việc làm nói chung đã thực sự cải thiện một chút trong tháng 6. Sau khi tăng lên mức cao nhất gần hai năm là 6,1% vào tháng 4, tỷ lệ này đã giảm xuống 5,9% vào tháng 5 và sau đó là 5,5% vào tháng trước.
Năm ngoái, hơn 2,12 triệu thí sinh đã đăng ký tham gia kỳ thi tuyển công chức Trung Quốc, cạnh tranh vào 31.200 vị trí tuyển dụng. Ảnh: Weibo
“Tỷ lệ thất nghiệp thành thị có thể được cải thiện phần nào trong nửa cuối năm, nhưng với tốc độ dần dần”, ông Wu nói. Theo ông, những công việc liên quan đến các dự án cơ sở hạ tầng có thể sẽ tăng lên nhờ chính sách kích cầu trong lĩnh vực này. Nhưng các dịch vụ tiêu dùng và hoạt động của lĩnh vực tư nhân nói chung sẽ bị đình trệ, do đó, triển vọng việc làm tổng thể sẽ vẫn đáng lo ngại.
Cạnh tranh gay gắt hơn cùng vấn nạn sa thải hàng loạt tại các công ty tư nhân đã làm gia tăng thêm những biến động trên thị trường việc làm. Các ngành thường thu hút lượng lớn sinh viên mới tốt nghiệp – bao gồm các công ty internet, tài chính, lĩnh vực bất động sản và dạy thêm – đều đang đều chịu sức ép từ các biện pháp chống dịch.
Wang Yixin, Giám đốc điều hành của công ty dịch vụ tuyển dụng trực tuyến Zhaopin, còn lưu ý về thực trạng một số sinh viên mới tốt nghiệp “không muốn ổn định” trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Bà Wang cũng bày tỏ sự lạc quan đối với thị trường việc làm trong những tháng tới, với khả năng cải thiện khi tăng trưởng kinh tế phục hồi trong quý 3 và quý 4. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh rằng cần các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ để giúp các sinh viên vừa ra trường tìm được chỗ đứng trên thị trường việc làm.
Ngay cả sau hai tháng ngừng phong toả, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của Thượng Hải 7% trong tháng 6 vẫn cao hơn đáng kể so với mức trung bình toàn quốc là 5,5%. Tỷ lệ thất nghiệp trong quý hai của thành phố là 12,5%, tệ hơn rất nhiều so với mức trung bình của cả nước là 5,8%.
Ông Tommy Wu nói với Oxford Economics: “Tôi nghĩ sẽ mất một thời gian để thị trường lao động của Thượng Hải trở lại đúng hướng sau khi bị phong toả trong quý thứ hai, đặc biệt là nỗi lo ngại về các đợt phong tỏa mới vẫn còn ám ảnh người dân và doanh nghiệp ở Thượng Hải”.
Theo nhà kinh tế trưởng Louis Kuijs tại S&P Global Ratings, vào nửa cuối năm nay, hoạt động tiêu thụ nội địa và dịch vụ yếu trong bối cảnh chính sách phòng dịch bệnh vẫn được duy trì tiếp tục là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động Trung Quốc.
Các địa phương ở Trung Quốc tìm cách thu hút cử nhân về nông thôn làm việc
Các chính quyền địa phương tại Trung Quốc đã bắt đầu triển khai các biện pháp hỗ trợ để ổn định thị trường việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao đáng báo động.
Thanh niên Trung Quốc tìm việc làm trên trang tuyển dụng. Ảnh: THX
Với mục tiêu thu hút cử nhân tốt nghiệp đại học vào các vị trí việc làm thiết yếu ở nông thôn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã "dỗ ngọt' bằng khoản trợ cấp năm lên tới 50.000 nhân dân tệ (NDT) cho mỗi người.
Sáng kiến của chính quyền tỉnh Vân Nam được công bố vào ngày 5/6, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi thanh niên và trong nhóm sinh viên mới tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc đều đạt mức cao kỷ lục, kéo căng thêm nền kinh tế vốn đã tổn hại sau 2 năm dịch COVID-19.
Chính quyền Trung Quốc đã chỉ đạo các cán bộ địa phương đi tiên phong trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm. Trung Quốc đặt mục tiêu giữ tỷ lệ thất nghiệp dưới 5,5% trong năm nay.
Cụ thể, chính quyền tỉnh Vân Nam đề xuất trợ cấp hàng năm 50.000 NDT cho những sinh viên nào chọn làm việc tại các vùng quê, trong cách lĩnh vực giáo dục, y tế, nông nghiệp và chính sách xóa đói giảm nghèo. Đây không phải là một số tiền trợ cấp nhỏ khi so với thu nhập trung bình của một người dân tại tỉnh này chỉ chưa đầy 10.000 NDT/tháng.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị qua khảo sát của Trung Quốc đã tăng lên 6,1% vào tháng 4 vừa qua - đánh dấu mức tồi tệ nhất trong hai năm và cao thứ hai kể từ năm 2018, khi các nhà chức trách bắt đầu cung cấp dữ liệu hàng tháng.
Cùng thời điểm, tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trong độ tuổi từ 16 đến 24 cũng đạt mức cao kỷ lục 18,2%. Các nhà nhân khẩu học và những chuyên gia khác đánh giá tình hình sẽ tồi tệ hơn khi 10,76 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học trong năm nay.
Tháng trước, sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cảnh báo về triển vọng "không mấy lạc quan" đối với thị trường việc làm, chính phủ nước này đã công bố gói chính sách gồm 33 đề mục nhằm ổn định nền kinh tế, trong đó cam kết trợ cấp cho các công ty thuê sinh viên mới tốt nghiệp và giảm giá chi phí đóng bảo hiểm cho các công ty không sa thải nhân viên.
Ngoài tỉnh Vân Nam, các chính quyền địa phương khác đã bắt đầu triển khai các biện pháp hỗ trợ để ổn định thị trường việc làm, mở các lớp đào tạo nghề miễn phí trong vòng 6 tháng cho sinh viên mới tốt nghiệp và người thất nghiệp đã tốt nghiệp trong vòng ba năm trở lại.
Tỉnh Hà Nam cũng ứng dụng các nền tảng kỹ thuật số để thúc đẩy tìm kiếm việc làm và đơn giản hóa quy trình tuyển dụng. Trong khi đó, các nhà tuyển dụng của bên thứ ba được thưởng 300 NDT cho mỗi vị trí mà họ tuyển người thành công. Một số trường đại học trên cả nước cũng trợ cấp cho những sinh viên muốn khởi nghiệp.
Các ứng viên tranh nhau nộp đơn ứng tuyển tại một hội chợ việc làm ở Trung Quốc. Ảnh: CNBC
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng trong thời gian ngắn, Trung Quốc sẽ khó kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao.
Ông Peng Peng, Chủ tịch điều hành Hội cải cách Quảng Đông, một tổ chức tư vấn trực thuộc chính quyền Vân Nam, cho biết: "Các chính sách cứu trợ của chính quyền trung ương phải được thực hiện một cách cẩn thận và phải nỗ lực vì động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu các yếu tố cơ bản của nền kinh tế không được cải thiện, sẽ không có cuộc đại tu nào trong thị trường việc làm".
Phân tích của công ty Moody's Analytics vào tuần trước dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc trong năm nay sẽ là 4,2%, tương đương với năm 2020 - năm đại dịch lần đầu tiên bùng phát.
Trong năm 2018 và 2019, tỷ lệ trên lần lượt là 3,8% và 3,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát tại các đô thị của Trung Quốc được coi là một thước đo không hoàn hảo vì nó không bao gồm số liệu của hàng chục triệu lao động nhập cư tại quốc gia này.
Người tìm việc Trung Quốc đang ngày càng đặt mục tiêu tìm việc làm ổn định, thậm chí có xu hướng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng tìm đến các vị trí công chức ở tỉnh lẻ, nông thôn. Nhiều người cũng đã chọn cách tránh xa các công ty tư nhân và nước ngoài mặc dù những cơ sở đó đề nghị mức lương hấp dẫn hơn.
Tại một huyện nhỏ với khoảng 350.000 dân ở tỉnh Quảng Đông, hơn 700 ứng viên có bằng sau đại học từ các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc và nước ngoài đã nộp đơn ứng tuyển. Theo Tommy Wu, nhà kinh tế hàng đầu tại Oxford Economics, sáng kiến mới ở Vân Nam cũng như các biện pháp tương tự ở các tỉnh thành khác sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp địa phương tuyển được nhân viên có trình độ.
Trung Quốc cử đặc phái viên tới Brussels, cứu vãn quan hệ với châu Âu Trung Quốc sẽ cử một đặc phái viên cấp cao đến Brussels vào tuần tới, trong bối cảnh nước này tìm cách hàn gắn mối quan hệ đang trên đà rạn nứt với Liên minh châu Âu (EU). Ông Wu Hongbo trước đó có chuyến thăm châu Âu lần cuối vào tháng 11/2021. Ảnh: SCMP Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng...