Gần 14 tỷ xây cổng chào TP.Đồng Hới: Có lãng phí?
Chi phí xây dựng cổng trào ở TP. Đồng Hới hết gần 13,7 tỷ đồng đang khiến dư luận đặt ra câu hỏi, công trình có lãng phí?
UBND TP. Đồng Hới – Quảng Bình đã duyệt chi 13,7 tỷ đồng lấy từ nguồn ngân sách địa phương để xây dựng 2 cổng chào tại cửa ngõ phía Bắc và phía Nam đi vào thành phố.
Cổng chào được đặt tại 2 đầu Quốc lộ 1, ngay cửa ngõ đi vào thành phố, trong đó, cổng chào phía Bắc nằm trên địa phận xã Lộc Ninh, phần tiếp giáp với địa phận huyện Bố Trạch và cổng chào phía Nam thuộ c phường Phú Hải, phần tiếp giáp với huyện Quảng Ninh.
Điều này khiến khu vực đường vào TP Đồng Hới đoạn qua công trình này bị bó hẹp, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Đơn vị thi công ngay giữa lòng Quốc lộ 1A.
Sở GTVT Quảng Bình cho biết: Việc thi công hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như cầu vượt, băng tải, cổng chào, giá long môn… đi phía trên đường bộ, chủ công trình phải đảm bảo an toàn cho giao thông đường bộ, an toàn công trình đường bộ, công trình khác ở xung quanh và cho chính công trình thiết yếu.
Video đang HOT
Công trình cổng chào TP. Đồng Hới được triển khai thi công từ đầu tháng 4/2020 đến nay do Công ty TNHH Tư vấn thiết kế Phú Sơn thiết kế. Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Hoàng Gia thi công. Ban QLDA đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất TP. Đồng Hới làm đại diện chủ đầu tư.
Sau khi UBND TP Đồng Hới duyệt chi gần 14 tỷ đồng xây dựng cổng chào vào thành phố, một số ý kiến cho rằng, cổng chào xây dựng với kinh phí như trên là quá lớn và có thật sự cần thiết hay không bởi đang trong bối cảnh tình hình dịch bệnh. Trong khi đó, tỉnh nhà đang khó khăn, việc làm cổng chào như vậy gây lãng phí, không phù hợp.
Một số ý kiến cho rằng, thay vì xây dựng cổng chào hoành tráng thì nên xây dựng một công trình văn hóa, hoặc các công trình dân sinh mang lại giá trị thiết thực cho cộng đồng, như vậy sẽ phù hợp với thực tế hơn.
Tuy nhiên, theo chủ đầu tư dự án, công trình cổng chào TP Đồng Hới được triển khai nhằm phát triển không gian công cộng, thực hiện chỉnh trang đô thị và tạo điểm nhấn nơi cửa ngõ đi vào thành phố, góp phần quảng bá hình ảnh Đồng Hới- trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh.
Chân trụ cổng chào đặt trên vỉa hẻ QL1A.
Trả lời trên tờ Công luận, ông Hoàng Đình Thắng – Chủ tịch UBND TP. Đồng Hới cho biết, kế hoạch xây dựng cổng trào được các cấp thông qua từ năm 2017. Địa phương tổ chức đấu thầu trực tiếp với tổng giá trị gói thầu trên dưới 10 tỷ đồng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Sỹ – Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất TP. Đồng Hới cho biết, gói thầu xây dựng cổng chào gồm nhiều hàng mục. Trong đó, giá trị xây dựng cổng chào trên dưới 7 tỷ đồng, số tiền còn lại dùng vòa việc giải phóng mặt bằng, di dời cáp viễn thông…
Trước đó không lâu, một địa phương khác của tỉnh Quảng Bình là thị xã Ba Đồn cũng đã xây dựng hai cổng chào với tổng mức đầu tư 5,5 tỷ đồng. Việc một tỉnh nghèo như Quảng Bình mà các địa phương liên tục xây cổng chào tiền tỷ khiến không ít người dân băn khoăn.
Khi nào Đà Nẵng khởi công dự án 190 tỷ cải tạo trục Ngô Quyền-Ngũ Hành Sơn?
Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo trục Ngô Quyền - Ngũ Hành Sơn với tổng kinh phí gần 190 tỷ đồng dự kiến khởi công vào quý III/2020.
Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho biết dự kiến khởi công dự án cải tạo trục Ngô Quyền - Ngũ Hành Sơn trong quý III/2020
Tại phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP Đà Nẵng diễn ra sáng nay (8/7), ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, thành phố đang đẩy nhanh tiến độ để khởi công Dự án cải tạo đường Ngô Quyền - Ngũ Hành Sơn (đoạn từ đường Nguyễn Phan Vinh đến đường Hồ Xuân Hương). Dự án này gồm 2 phân đoạn.
Phân đoạn 1 từ đường Nguyễn Phan Vinh đến đường Võ Văn Kiệt (quận Sơn Trà), UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, hạng mục nền mặt đường và tổ chức giao thông. Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố làm chủ đầu tư kiêm điều hành dự án hiện nay đang thẩm định hạng mục di dời cây xanh, đang triển khai công tác lựa chọn nhà thầu thi công, dự kiến khởi công dự án trong quý III/2020. Thời gian thi công 12 tháng.
"Việc triển khai dự án chậm so với dự kiến (tháng 6/2020) do tiến hành các thủ tục đấu thầu, lựa chọn các đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế, bản vẽ thi công... Công trình gồm nhiều hạng mục khác nhau do nhiều Sở thẩm định như: nền mặt đường, tổ chức giao thông, hệ thống điện, di dời hạ tầng ngầm... đồng thời phải cập nhật lại dự toán công trình theo quy định tại Nghị định 68/2019 và các thông tư của Bộ Xây dựng", ông Minh cho hay.
Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết thêm, phân đoạn từ Võ Văn Kiệt đến Hồ Xuân Hương (địa bàn quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn) được thực hiện trong dự án Phát triển bền vững của thành phố, do Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố điều hành, nhằm đảm bảo đồng bộ triển khai cải tạo các nút trên tuyến buýt chất lượng cao.
CSGT xử lý vi phạm đối với các xe đầu kéo lưu thông trên trục Ngô Quyền - Ngũ Hành Sơn
"Gói thầu này hiện nay đã có nhà thầu thi công, hiện nay Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố đang điều chỉnh hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cho phù hợp với việc chuyển tuyến buýt BRT sang tuyến buýt chất lượng cao và sẽ triển khai thi công đồng bộ với đoạn đường phân đoạn 1", ông Minh nói.
Được biết, Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo đường Ngô Quyền và đường Ngũ Hành Sơn với tổng kinh phí gần 190 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2019 - 2022. Công trình có điểm đầu bắt đầu tại nút Nguyễn Phan Vinh - Bùi Quốc Hưng đến điểm cuối nút Hồ Xuân Hương - cầu Tiên Sơn với tổng chiều dài 7,84km.
Theo phê duyệt, toàn bộ phân cách biên hiện trạng sẽ được tháo dỡ, thảm bê tông nhựa phần mặt đường mở rộng để tăng bề rộng đường gom từ 5,5m lên 7,5m, bố trí dải phân cách biên mới bằng cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép, hạ ngầm các hố ga hiện trạng trên dải phân cách biên, di dời hệ thống điện, chiếu sáng và các công trình hạ tầng khác.
Đáng chú ý, trục đường này sẽ được tổ chức giao thông trên đường chính, phân 3 làn xe dành cho xe ô tô các loại lưu thông. Trên đường gom phân 2 làn xe dành cho xe mô tô, xe máy, xe thô sơ và xe ô tô có kích thước nhỏ lưu thông.
Tại các nút giao, sẽ tiến hành tháo dỡ, cải tạo đảo trung tâm và các đảo dẫn hướng; thu hẹp dải phân cách giữa đường Ngô Quyền để mở rộng mặt đường bố trí làn rẽ trái. Thu hẹp vỉa hè và mở rộng mặt đường Ngô Quyền để bố trí làn rẽ phải trên đường gom. Hệ thống đèn chiếu sáng được trang bị đầy đủ, các vị trí giao cắt trên tuyến được bố trí đèn tín hiệu giao thông...
Tháo gỡ vướng mắc đấu nối đường dẫn vào cầu Cái Nai trên đường Hồ Chí Minh Đơn vị quản lý đường Hồ Chí Minh đã làm việc với ngành chức năng tỉnh Cà Mau và chủ đầu tư để gỡ vướng việc đấu nối đường dẫn vào cầu Cái Nai. Ông Phạm Văn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục QLĐB IV.6 (bìa trái) cùng với ngành chức năng tỉnh Cà Mau tháo gỡ vướng mắc trong việc đấu nối...