Gần 1/3 nguồn cá thương mại bị đánh bắt bừa bãi
Sự tăng trưởng của ngành ngư nghiệp đã góp phần nâng lượng tiêu thụ cá tính trên đầu người trên toàn cầu lần đầu tiên vượt mức 2 kg/năm, song có đến gần 1/3 nguồn cá thương mại đang bị đánh bắt bừa bãi ở mức không thể duy trì được về mặt sinh học.
Đó là thông tin đáng chú ý trong báo cáo mới được Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO) công bố. Báo cáo “Tình trạng đánh bắt cá trên toàn cầu” có đề cập một số nguyên nhân khiến lượng tiêu thụ cá tăng vọt, đó là nguồn cung dồi dào hơn, nhu cầu cao, sản lượng đánh bắt một số loài cá chủ chốt lên tới mức kỷ lục…
Theo báo cáo của FAO, nhiều loại cá đang bị đánh bắt ở mức tận diệt. Ảnh: AFP
Sản lượng cá trên toàn cầu đã tăng tới 73,8 triệu tấn trong năm 2014, trong đó 1/3 là các loài động vật thân mềm, tôm cua… Báo cáo dự đoán trong năm 2016, thị phần cá trong tổng lượng tiêu thụ thực phẩm của con người sẽ là 87% (146 triệu tấn), tăng so với mức 85% (136 triệu tấn) của năm 2014.
Video đang HOT
Khu vực chế biến cá ngày một tăng trưởng cũng tạo ra những cơ hội để cải thiện tính bền vững của dây chuyền cung cấp cá, thúc đẩy việc sản xuất một loạt các sản phẩm phụ như collagen dùng trong ngành mỹ phẩm hay đồ ăn vặt được chế biến từ xương cá nhỏ.
Về khía cạnh dinh dưỡng, báo cáo lưu ý cá cung cấp 6,7% tổng lượng tiêu thụ protein của người dân trên toàn cầu, đồng thời là nguồn cung cấp dồi dào axít béo omega-3, vitamins, calcium, kẽm và sắt.
Cũng theo báo cáo trên, hiện có khoảng 57 triệu người làm việc trong các ngành sản xuất cá; xuất khẩu cá trên thế giới đạt 148 tỷ USD trong năm 2014, tăng so với 8 tỷ USD hồi năm 1976.
Các quốc gia đang phát triển đạt kim ngạch xuất khẩu cá 80 tỷ USD, tạo ra nguồn thu thương mại cao hơn so với thịt, thuốc lá, gạo và đường cộng lại. Sự phát triển của ngành nông nghiệp cũng làm thay đổi bảng xếp hạng những loại cá được tiêu thụ nhiều nhất, chẳng hạn như cá hồi đang là loại hải sản được giao dịch nhiều nhất, soán ngôi vị mà tôm nắm giữ trong nhiều thập niên qua.
Báo cáo nhấn mạnh, nhờ thực thi các quyết định quản lý hiệu quả, lượng cá đánh bắt đã giảm tại một số khu vực như Tây Bắc Đại Tây Dương. Ngược lại, tại vùng biển Địa Trung Hải và Biển Đen, 59% lượng cá dự trữ theo ước tính đang bị đánh bắt ở mức không thể duy trì được về mặt sinh học và tình hình đã lên tới mức “báo động”, đặc biệt là đối với những loài cá lớn như là cá tuyết, cá đối, cá bơn và cá tráp.
Theo Danviet
Con dâu sống với mình cả đời, chịu cực chịu khổ với mình, không thương sao được
Ngày con trai dắt con dâu tương lai về ra mắt ba mẹ, thấy con nhỏ hiền lành, dịu dàng, mẹ cảm thấy an tâm, nhưng cũng có chút băn khoăn, sao con bé ít nói quá. Rôi nghĩ lại, phụ nữ ít nói cũng tốt, khỏi phải mè nheo càm ràm điếc tai.
ảnh minh họa
Chủ Nhật, con dâu ở nhà làm không ngơi tay, hết lau bàn, lau tủ rồi lại chùi bếp ga. Thấy con dâu bận bịu, mẹ theo làm phụ. Con dâu ít nói, cứ cặm cụi làm. Mẹ chồng bèn kiếm chuyện kể cho con dâu nghe. Mẹ kể chuyện ngày mới chân ướt chân ráo về làm dâu bà nội, chuyện con trai mẹ hồi nhỏ thông minh nghịch ngợm ra sao, chuyện nhà mình ai thích ăn món gì... Tiếng là kể chuyện, tâm sự, nhưng thực ra mẹ chồng đang lồng ghép "giáo dục truyền thông", để con dâu biết truyền thống gia đình, quy tắc ứng xử ở nhà mình ra sao... Con dâu vừa nghe, vừa tủm tỉm cười, thỉnh thoảng đệm vào: "Dạ, vậy hả mẹ?". Rồi thôi. Riết rôi mẹ chồng đâm ra... mất hứng. Mẹ chồng tâm sự với mấy bà bạn, có bà cười ngất: "Dâu bây giờ vậy đó chị ơi.
Rồi chị coi, chị dạy một đằng nó làm một nẻo. Chị giữ hơi cho ấm bụng, tính chuyện dạy dỗ chi cho phí sức...". Mẹ nghe mà lo. Mấy bà bạn đó, ai cũng có hai - ba dâu, kinh nghiệm đầy mình. Còn mình, cha sanh mẹ đẻ tới giờ có làm... mẹ chồng đâu mà biết. Không ngờ mọi chuyện tốt đẹp ngoài mong đợi. Con dâu ít nói nhưng tiếp thu tốt. Qua câu chuyện của mẹ chồng, con biết ba chồng thích món canh chua phải có nhiều ớt. Chồng thì mỗi bữa ăn phải có ly trà đá bên cạnh. Mẹ chồng thì "khó chiều": mỗi món ăn phải phối hợp màu sắc cho bắt mắt, trang trí cho đẹp... Tối đến, mẹ chồng phải có người đấm lưng cho vài cái thì mới ngủ được... Con dâu biết ý, lúc nấu ăn thì trổ tài tỉa hoa, tỉa lá. Nhìn mâm cơm, mẹ chồng tròn mắt thán phục: con dâu giỏi hơn cả mẹ chồng. Tối, con dâu đem cây đấm lưng và máy massage cầm tay qua phòng mẹ chồng, cười bẽn lẽn: "Con mới mua cái này, để con làm thử cho me". Dữ ác hông, lâu lâu mới thấy con dâu nói được một câu có nhiều từ, mà lại là lời quan tâm, yêu thương. Mẹ chồng sướng rơn. Con trai khều mẹ, chọc quê:
"Mẹ sướng như hoàng thái hậu".
Con dâu cấn bầu, thai hành ói lên ói xuống, cứ nghe mùi hành tỏi là ói. Mẹ chồng tội nghiệp, dẹp hết mấy thứ nặng mùi cho con dâu dễ thở. Hôm nọ, mẹ chồng mua món ngon về tẩm bổ cho dâu. Bưng tô gà ác tiềm củ sen, mắt con dâu chớp lia: "Mẹ cực với con quá". Mẹ chồng rất muốn ôm con dâu vào lòng mắng yêu: "Con ngốc quá, cực gì mà cực", nhưng rồi lại thôi. Thân mật quá sợ con dâu lờn mặt, cái này mấy bà bạn đã dạy. Có bà còn chọc quê:
"Mới được con dâu hầu hạ sung sướng co mấy tháng, giờ phải hầu hạ lại dâu rồi đó thấy chưa". Mẹ chồng lại nghĩ khác: mẹ con với nhau, làm gì mà tính toán chi li vậy.
Ngày con dâu sinh cháu nội, đau bụng quằn quại, cứ ôm lấy mẹ chồng: "Con đau quá mẹ ơi". Mẹ chồng thương muốn rớt nước mắt, ôm dâu vào lòng dỗ dành: "Ráng đi con, có mẹ đây".
Con dâu vào phòng sinh, hai bà mẹ ở ngoài đi tới đi lui, ruột rối bời bời. Mẹ chồng vừa cười vừa khóc. Mẹ chồng đã hiểu: khi mình mở lòng ra, thương con dâu như con gái, con dâu chắc chắn sẽ thương lại mình như mẹ ruột. Con dâu sống với mình cả đời, chịu cực chịu khổ với mình, không thương sao đươc.
Theo cachsong.info
Mẹ chồng tôi cả đời khổ vì chồng Ngoài 70 tuổi, nhưng bố chồng tôi vẫn quan hệ với gái làng chơi, bỏ ngoài tai những lời khuyên của người thân... Ngoài 70 tuổi, nhưng bố chồng tôi vẫn quan hệ với gái làng chơi, bỏ ngoài tai những lời khuyên của người thân... (Ảnh minh họa) Tôi cưới về nhà chồng được 5 năm, đã quen với nếp sinh hoạt...