Gần 1.200 giáo viên Hải Dương ba tháng không có lương
Tỉnh Hải Dương có hơn 4.050 giáo viên hợp đồng, trong đó 1.190 người ba tháng nay không nhận được lương, 61 người đã xin nghỉ việc.
Chiều 5/12, tại Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương khóa 16, một số đại biểu đã nêu thông tin gần 1.200 giáo viên hợp đồng các cấp học từ tháng 9 đến nay không được nhận lương.
Bí thư Huyện ủy Gia Lộc Phạm Quang Hưởng trình bày, năm học 2017-2018, toàn tỉnh tăng 4 trường học, trong đó riêng huyện Gia Lộc tăng 42 lớp, gồm 20 lớp mầm non, 17 lớp tiểu học, 5 lớp THCS. Đối chiếu với định biên tỉnh giao toàn huyện thiếu 71 giáo viên.
“Để đảm bảo công tác dạy và học, các trường buộc phải ký hợp đồng với giáo viên”, ông Hưởng nói và cho biết nếu ngân sách không bố trí cho số giáo viên hợp đồng thì mỗi năm huyện thiếu khoảng 4,5 tỷ đồng trả lương.
Trong gần 1.200 giáo viên hợp đồng của tỉnh Hải Dương chưa được nhận lương, nhiều cô giáo mầm non của thành phố Hải Dương đã xin nghỉ việc. Ảnh: Giang Chinh
Bà Nguyễn Thị Duyên, Phó phòng Giáo dục TP Hải Dương, cho hay riêng số giáo viên hợp đồng bậc mầm non toàn thành phố có hơn 400 người, chưa kể hàng trăm giáo viên Tiểu học, THCS và THPT chưa có lương. Việc Kho bạc dừng trả lương kéo theo một số hệ lụy như ách tắc bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, gây khó khăn cho cả nhà trường và người lao động.
Một số giáo viên hợp đồng đến thời kỳ sinh nở hay ốm đau đi khám chữa tại bệnh viện không được thanh toán bảo hiểm y tế. Bà Duyên lo lắng đã có 24 giáo viên nghỉ dạy để tìm công việc khác. “Nếu tháng tới tiền lương của giáo viên tiếp tục không được thanh toán, chắc sẽ có thêm nhiều người xin nghỉ… và nguy cơ một số trường sẽ phải tạm đóng cửa”, bà Duyên nói.
Theo ông Vũ Văn Lương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, toàn tỉnh có hơn 4.050 giáo viên hợp đồng ở tất cả cấp học, trong đó 1.190 người 3 tháng nay không nhận được lương, 61 người đã xin nghỉ việc.
Ông Lương giải thích, do tỉnh giao chỉ tiêu biên chế giáo viên thấp hơn mức quy định của Bộ Giáo dục, trong khi đó số học sinh những năm qua tăng mạnh. Riêng năm 2017-2018, toàn tỉnh tăng thêm 10.300 học sinh. Nhiều trường đã sử dụng giải pháp tình thế là tăng sĩ số lớp từ 30 lên 50 học sinh để không tuyển thêm giáo viên hợp đồng, nhưng lại kéo theo chất lượng dạy và học đi xuống.
Video đang HOT
“Quan điểm của ngành giáo dục là giáo viên làm việc đúng vị trí việc làm phải được trả lương. Thời gian tới, ngành sẽ rà soát, nếu trường nào hợp đồng giáo viên không phù hợp với vị trí việc làm sẽ xử lý nghiêm…”, ông Lương nói.
Kết luận vấn đề, Phó bí thư Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn khẳng định chủ trương của tỉnh là giao cho ngành giáo dục tổng rà soát thừa bao nhiêu tiết học chưa có giáo viên dạy trên cơ sở định mức biên chế tỉnh giao để cấp tiền cho các trường thuê giáo viên. Về lâu dài, ngành giáo dục phải tính toán đưa biên chế từ trường thừa sang trường thiếu. Sau khi luân chuyển, nếu các trường vẫn còn thiếu biên chế, tỉnh mới tính toán bổ sung.
Hiện việc chi trả 3 tháng lương cho gần 1.200 giáo viên hợp đồng vẫn chưa được đề cập thời gian cụ thể.
Theo Giang Chinh (VNE)
Lương giáo viên hiện nay cao nhất gần 11 triệu đồng/tháng
Theo báo cáo thực hiện chính sách tiền lương mới nhất của Bộ GDĐT, tổng thu nhập bình quân của giáo viên tại các cơ sở giáo dục do ngân sách nhà nước bảo đảm, đang ở mức từ 3,2-10,8 triệu đồng/tháng.
Nên ưu tiên tăng lương cho đội ngũ giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa. Ảnh: Hải Nguyễn
Cơ chế trả lương "sống lâu lên lão làng"
Theo Bộ GDĐT, lương giáo viên hiện nay được chia làm 3 mức. Mức thấp tập trung chủ yếu ở số giáo viên mới ra trường, khởi điểm là 3.264.300 đồng.
Mức thu nhập cao tập trung ở số giáo viên đã công tác được khoảng trên 25 năm, dao động từ 9.183.720 đồng đến 10.876.320 đồng.
Mức lương thấp của giáo viên - chủ yếu người mới ra trường.
Mức lương trung bình
Và mức lương cao giáo viên đang được hưởng.
Do được ưu đãi vùng miền nên lương và thu nhập của giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn cao gần gấp đôi lương giáo viên đang công tác vùng thuận lợi.
Tuy nhiên, phụ cấp thu hút (70%) chỉ được hưởng tối đa 5 năm trong cả quá trình công tác.
Theo Bộ GDĐT, mức lương cơ sở hiện khá thấp, không khuyến khích và thu hút được người tài vào làm việc tại các cơ sở giáo dục.
Việc thực hiện cơ chế tiền lương như hiện nay là người làm việc càng lâu năm, càng lớn tuổi thì mức lương càng cao, trong khi đó cán bộ trẻ có trình độ, có năng lực chuyên môn và tâm huyết với công việc nhưng hệ số lương thấp.
Chính điều này không khuyến khích người trẻ cống hiến.
Nâng bậc lương theo kiểu cào bằng không thu hút được người giỏi
Bộ GDĐT cũng chỉ ra rằng, việc áp dụng hệ thống thang, bảng lương giống nhau cho những công việc khác nhau không còn phù hợp với quy định vị trí việc làm hiện nay. Bởi ở mỗi vị trí khác nhau cần có sự đòi hỏi khác nhau về trình độ, kỹ năng.
Việc nâng bậc lương theo các quy định hiện hành, chủ yếu dựa vào thâm niên, chưa chú trọng kết quả công việc, xảy ra hiện tượng cào bằng, đến hẹn lại lên, không khuyến khích người tích cực.
Từ đó, Bộ GDĐT kiến nghị Chính phủ xây dựng hệ thống thang, bảng lương riêng cho giáo viên.
Bên cạnh đó, lương giáo viên cũng được xác định theo các vị trí việc làm, trả lương trên cơ sở mức độ phức tạp và chất lượng hiệu quả của công việc, chứ không cào bằng như hiện nay.
Trước đó, theo thông tin Bộ Nội vụ đưa ra tại Hội thảo Giáo dục 2017 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ của Quốc hội tổ chức vào tháng 9 vừa qua, lương của giáo viên hiện nay cao hơn của công chức, viên chức khác.
Theo đó, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo cao nhất trong đội ngũ cán bộ công chức viên chức từ 30-70%, đồng thời đã được hưởng thêm phụ cấp thâm niên.
Dù vậy, Bộ Nội vụ cũng thừa nhận, tiền lương theo chế độ quy định đối với đội ngũ nhà giáo hiện nay vẫn còn thấp so với nhu cầu thực tế của cuộc sống.
Theo Bích Hà (Lao Động)
Lương giáo viên tăng lên top đầu, học sinh THCS đi học miễn phí Bộ GD-ĐT vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành, trong đó, Bộ đề xuất miễn học phí cho cấp THCS và tăng lương giáo viên lên bậc cao nhất trong hệ thống thang bảng lương. Cụ thể, tại điều khoản quy định về chế độ tiền lương trong Luật Giáo dục...