Gần 1.200 bẫy ảnh ở 21 khu rừng không phát hiện hổ, báo gấm, sao la
Gần 1.200 bẫy ảnh trong 21 khu rừng thuộc 8 tỉnh của Việt Nam đã chụp trong 4 năm nhưng không phát hiện được hổ, báo gấm, sao la, sói lửa.
Các bẫy ảnh này do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ ( USAID) đặt. Đây là đơn vị tài trợ Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc dự án quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học ( VFBC). Cơ quan này vừa công bố kết quả điều tra bằng bẫy ảnh lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.
Bò tót được bẫy ảnh ghi nhận trong Vườn quốc gia Cát Tiên vào tháng 8-2022. Ảnh: WWF-Việt Nam.
Dự án VFBC đã thiết lập 1.176 điểm bẫy ảnh tại 21 khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ tại 8 tỉnh thành của Việt Nam. Từ 2019 đến 2023, bẫy ảnh đã chụp hàng triệu hình ảnh. Trong đó có 120.000 ảnh động vật. Bẫy ảnh ghi nhận được quần thể voi châu Á tại 2 khu vực và loài thú móng guốc lớn như bò tót tại 1 khu vực.
Phần lớn những loài được ghi nhận là loài có khả năng chống chọi tốt nhất với áp lực săn bắt. Trong đó có các loài khỉ, chồn bạc má và lợn rừng. Các loài quý hiếm như mang lớn và gấu chó cũng được phát hiện.
Tuy nhiên, bẫy ảnh không ghi nhận được hình ảnh của các loài động vật ăn thịt lớn như hổ, báo gấm, sói lửa và động vật ăn cỏ quý hiếm sao la.
Mặc dù kết quả khảo sát cho thấy động vật hoang dã đã suy giảm nghiêm trọng ở tất cả 21 khu rừng, nhưng mức độ phong phú loài và số lượng loài đặc hữu tương đối cao.
Trong đó có 9 loài đặc hữu Việt Nam và 21 loài đặc hữu của dãy Trường Sơn có nguy cơ bị đe dọa cao được ghi nhận.
Video đang HOT
Loài mang Trường Sơn được bẫy ảnh ghi nhận vào tháng 4-2023. Ảnh: WWF-Việt Nam.
Đợt điều tra thứ hai đang được tiến hành bằng bẫy ảnh tại 21 khu rừng, dự kiến kết thúc vào năm 2025 và sẽ được so sánh với kết quả ban đầu nêu trên.
Bẫy ảnh cho thấy nhiều loài suy giảm do săn bắt
Đây là đợt khảo sát về đa dạng sinh học bằng bẫy ảnh hệ thống và toàn diện nhất từng được thực hiện tại Việt Nam. Nhận định này là của các chuyên gia bảo tồn thuộc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam).
Kết quả điều tra cho thấy quần thể của nhiều loài động vật rừng quan trọng không được ghi nhận và có thể đã suy giảm do việc săn bắt vẫn phổ biến trên diện rộng.
9 nhóm động vật là đồng minh lớn của con người trước biến đổi khí hậu
Trong bài trước, chúng ta nói về 9 nhóm động vật có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong việc giảm khí thải nhà kính là cá biển, cá voi, cá mập, sói xám, linh dương đầu bò, rái cá biển, bò xạ hương, voi rừng châu Phi và bò rừng châu Mỹ.
Cả bò và sói đều là đồng minh của con người trước biến đổi khí hậu
Đồng minh quan trọng dưới biển
Trong số 9 nhóm động vật này, cá biển là đồng minh lớn nhất. Các nhà nghiên cứu ước tính tập hợp các loài cá biển có thể góp công sức tới 5 trong tổng số 6,4 tỉ tấn CO2 mà 9 nhóm động vật hấp thụ mỗi năm.
Cá có khả năng thu giữ carbon theo nhiều cách khác nhau, gồm ăn sinh vật phù du giàu carbon gần bề mặt và thải ra các viên phân có thể chìm xuống đáy nhanh chóng. Ngoài ra, khi cá chết, chúng chìm xuống đáy đại dương, nơi carbon trong cơ thể chúng được cô lập.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cá mập có tác động tích cực đến chu trình carbon ở biển bằng cách ăn các loài cá ăn rêu cỏ hoặc hạn chế các khu vực chúng sinh sống. Điều đó góp phần bảo vệ thực vật biển, vốn rất quan trọng cho việc hấp thụ carbon. Ví dụ, cá mập hổ giúp kiểm soát quần thể bò biển, tạo điều kiện các "đồng cỏ dưới biển" phát triển mạnh mẽ, từ đó giúp lưu trữ một lượng lớn carbon trên khắp thế giới.
Bản thân cá mập cũng trực tiếp "đóng gói" carbon nhờ việc thải phân xuống đáy biển. Nhưng quần thể cá mập đã giảm đáng kể trong những thập niên gần đây do nạn đánh bắt cá vì mục đích thương mại, với một phần ba tổng số loài cá mập và cá đuối hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Giống như cá mập, cá voi làm được rất nhiều việc thông qua phân của chúng. Phân của cá voi rất giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng như một loại phân bón, kích thích sự phát triển của thực vật phù du - loại thực vật cực nhỏ nhưng tiêu thụ lượng carbon dioxide rất lớn. Ngay cả những loài cá voi kiếm ăn ở sâu dưới đại dương vẫn cần phải bơi lên mặt nước để thở và thải phân, tạo ra thứ được gọi là "máy bơm cá voi" để hút carbon ra khỏi khí quyển.
Kích thước khổng lồ của nhiều loài cá voi có nghĩa là chúng cũng lưu trữ một lượng lớn carbon trong cơ thể. Khi chúng chết, xác chìm xuống đáy đại dương và có thể tồn tại ở đó hàng thế kỷ cho đến khi bị phân hủy và bị các sinh vật sống ở đó tiêu thụ hoàn toàn. Tuy nhiên, quần thể cá voi cũng đang phải chịu thiệt hại trên khắp thế giới, với 4 trong số 13 loài cá voi lớn được coi là có nguy cơ tuyệt chủng hoặc cực kỳ nguy cấp.
Động vật trên cạn cũng quan trọng
Tuy nhiên, không nên bỏ qua ảnh hưởng của động vật trên cạn. Nghiên cứu của Giáo sư sinh thái Oswald Schmitz đã tiết lộ rằng loài sói xám sống trong các khu rừng phương bắc của Canada (một trong những kho trữ carbon quan trọng nhất thế giới) có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng lưu trữ carbon của rừng.
Bằng cách kiểm soát sự sinh sôi của các động vật ăn cỏ lớn như nai sừng tấm, loài sói giúp thúc đẩy sự phát triển của cây non. Không có sói, động vật ăn cỏ sẽ ăn cây non và làm giảm sự phát triển của rừng. Schmitz và các đồng nghiệp ước tính rằng những con sói xám trong các khu rừng phương bắc có khả năng loại bỏ carbon khỏi khí quyển tương đương với lượng khí thải từ 33 - 71 triệu ô tô mỗi năm.
Tuy nhiên, đó là một sự cân bằng mong manh. Giáo sư Schmitz chỉ ra rằng các hệ sinh thái khác nhau thực sự có thể được hưởng lợi từ việc có động vật ăn cỏ lớn hơn. Ví dụ, những con sói xám ăn thịt nai sừng tấm ở đồng cỏ Bắc Mỹ (lưu ý là đồng cỏ chứ không phải rừng) có thể làm giảm lượng carbon mà những khu vực đó có thể chứa. Phân nai sừng tấm có thể bón cho đất và kích thích sự phát triển của cỏ. Chỉ trong trong các môi trường mà cháy rừng không phổ biến, thảm thực vật dày hơn mới đồng nghĩa là nơi lưu trữ carbon an toàn.
Việc nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa thực vật, động vật với biến đối khí hậu đan xen rất phức tạp. Một loài động vật có tác động có lợi đến khí hậu ở hệ sinh thái này có thể không có tác dụng có lợi ở hệ sinh thái khác. Giáo sư Schmitz nêu ví dụ, ở Bắc Cực, bò xạ hương là con mồi ưa thích của loài sói, tuy nhiên loài động vật ăn cỏ lớn này lại có "ảnh hưởng rất lớn" trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bằng cách bảo vệ vùng đất đóng băng
Ông giải thích: "Bằng cách sục cỏ và giẫm đạp không cho cỏ sinh sôi, chúng bảo vệ lớp băng vĩnh cửu khỏi sự tan chảy. Nếu lớp băng vĩnh cửu tan chảy (dưới tác động từ cỏ), nó có thể giải phóng hàng triệu đến hàng nghìn tỉ tấn khí mêtan - một loại khí nhà kính có độc lực mạnh".
Những mối quan hệ phức tạp này là một lý do khiến Christopher Sandom, chuyên gia sinh học tại Đại học Sussex, Vương quốc Anh, cảnh báo rằng việc phát triển quần thể động vật sẽ không phải là giải pháp vàng cho biến đổi khí hậu.
Sandom nói: "Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tự nhiên là một tập hợp phức tạp của các quá trình đan xen vào nhau và có thể không mang lại cho bạn kết quả như mong đợi. Việc khôi phục tự nhiên không thể được coi là thuốc chữa bách bệnh. Chúng ta không được nghĩ đơn giản rằng thiên nhiên có thể hút hết carbon và không áp dụng các biện pháp toàn diện để giảm lượng khí thải do con người tạo ra".
Nhưng ông cũng cho rằng vai trò của động vật và việc bảo tồn chúng cần được đưa vào các cuộc thảo luận xung quanh vấn đề biến đổi khí hậu. Ông nói: "Trồng cây thực sự quan trọng, nhưng quy luật tự nhiên cho thấy thực vật lại cần động vật để giúp phát triển".
Cristina Banks-Leite, nhà sinh thái học bảo tồn tại Imperial College London, cũng tán thành điều này. Banks-Leite nói: "Ví dụ, trong các khu rừng ở Brazil, khoảng 80% tổng số cây dựa vào động vật để phát tán hạt hoặc thụ phấn. Chúng ta có thể thấy những cái cây ở đó sẽ không tồn tại được lâu nếu không có đối tác động vật".
Ví dụ, voi rừng châu Phi có thể được coi là người làm vườn giúp cô lập carbon trong các khu rừng mưa nhiệt đới. Sự tàn phá mà chúng gây ra khi cày qua thảm thực vật dày đặc sẽ kích thích sự phát triển của những cây lớn hơn, có thể hấp thụ nhiều carbon hơn những cây nhỏ. Nhưng các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford và Đại học Princeton ở Mỹ đã phát hiện ra rằng những con voi kiếm ăn trên thảo nguyên của Công viên Quốc gia Kruger ở Nam Phi đã làm giảm khả năng phục hồi của môi trường, giảm khả năng hấp thụ carbon vì chúng phá hủy thảm thực vật thân gỗ.
Tuy nhiên, khi làm như vậy, chúng cũng giúp duy trì môi trường đồng cỏ thảo nguyên có năng suất cao, nơi linh dương đầu bò đóng vai trò quan trọng như đã trình bày trong bài trước.
Bản thân linh dương đầu bò ở Đông Phi đang phải đối mặt với những mối đe dọa mới khi khả năng tiếp cận nguồn nước và đồng cỏ của chúng bị chia cắt bởi hàng rào, đường sá và khu định cư do con người xây dựng chặn đường di cư của chúng.
Năm 2019, các nhà nghiên cứu ở Kenya cảnh báo số lượng linh dương đầu bò di cư đã giảm nghiêm trọng khi 4 trong số 5 tuyến đường di cư chính của chúng bị con người cản trở. Các nhà khoa học đằng sau nghiên cứu này kêu gọi can thiệp khẩn cấp để bảo tồn môi trường sống và hành trình di cư của linh dương đầu bò.
Câu chuyện bí ẩn cây sồi già bị xiềng xích mang 'lời nguyền' ám ảnh hàng trăm năm Nhiều người tò mò về cây sồi già bị xiềng xích ở gần làng Alton, Staffordshire, Anh. Tương truyền, cây này mang 'lời nguyền chết chóc' rùng rợn. Cây sồi không có chân, không thể chạy mất nhưng vẫn bị xích bởi những dây xích nặng hàng trăm năm. Chained Oak of Oakmanor (Cây sồi bị xích) ở quận Staffordshire, miền Trung nước...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nên duyên vợ chồng sau tai nạn ô tô

Nữ thạc sĩ Cambridge xin vào sở thú làm công việc 'bốc mùi', 8h sáng đến 5h chiều chỉ quanh quẩn chăm thú

Người đàn ông kinh hãi khi nhìn thấy thứ này từ chiếc xe đi bên cạnh

Kỳ lạ, loài cây có thể phát nổ như 'bom'

Bí ẩn 1.000 ngôi mộ ở Đức bị dán mã QR

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Cô dâu bỏ trốn cùng bạn trai ngay trong ngày cưới

Sau hơn 100 năm, một thứ vừa lộ diện khiến cả thế giới sửng sốt

Vẻ đẹp của loài ốc xoắn vách quý hiếm ở Việt Nam

Loài cây quý hiếm nhất thế giới, cứng như sắt, chỉ có ở Việt Nam

Nam nhân viên kế toán nhập sai số tài khoản, chuyển nhầm 14 tỷ đồng của công ty nhưng lại được sếp cảm ơn: "Sơ suất nhỏ, nhưng là may mắn"

"Hóa thạch rồng" xuất hiện ở Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Anh Thơ: Hoa khôi làng vật so tài nam tuyển thủ quốc gia, kiếm chục triệu đồng
Người đẹp
16:52:02 22/02/2025
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản
Thế giới
16:28:48 22/02/2025
Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc
Sao châu á
16:06:06 22/02/2025
NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ
Sao việt
16:00:08 22/02/2025
Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội
Tin nổi bật
15:57:48 22/02/2025
Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh
Hậu trường phim
15:45:44 22/02/2025
Tử vi ngày mới 23/2: Top 3 con giáp được Thần Tài che chở, công việc lẫn tình yêu đều thuận lợi
Trắc nghiệm
15:36:50 22/02/2025
Tan làm về, Quang Hải giật mình vì 1 hành động của Chu Thanh Huyền cùng mẹ chồng, dân mạng khẳng định cưới đúng người
Sao thể thao
15:33:57 22/02/2025
Cơ trưởng uống cả lít bia trước giờ bay khiến hãng hàng không bị 'vạ lây'
Netizen
15:31:55 22/02/2025
Nam ca sĩ đang ở thời kỳ đỉnh cao bỗng ở ẩn và đóng băng sự nghiệp, nói gì khi quyết định trở lại Vpop?
Nhạc việt
15:14:31 22/02/2025