Gần 1000 nhân viên rời ngân hàng OCB chỉ sau 3 tháng
Lợi nhuận quý III của ngân hàng OCB đạt mức kỷ lục từ trước tới nay là 825 tỷ đồng, tăng 51,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên số lượng nhân viên nghỉ việc cũng tăng cao kỷ lục lên tới gần 1000 người.
Theo báo cáo tài chính quý 3/2019 mới công bố của ngân hàng Phương Đông (OCB), lợi nhuận trước thuế 9 tháng năm 2019 của OCB đạt 1.943 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với cùng kỳ; trong đó riêng lợi nhuận quý III ghi nhận mức kỷ lục từ trước tới nay là 825 tỷ đồng, tăng 51,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vốn chủ sở hữu của nhà băng tại thời điểm cuối tháng 9/2019 đạt 10.485 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ.
Cùng thời điểm, tổng tài sản của OCB đạt 106.413 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ và 6,4% so với đầu năm. Trong đó đóng góp lớn nhất là khoản mục cho vay khách hàng đạt 67.257 tỷ đồng, tăng 20,64% và chứng khoán đầu tư giảm 7,2% so với đầu năm xuống còn 22.632 tỷ đồng.
Lợi nhuận quý III/2019 của ngân hàng OCB ghi nhận mức kỷ lục từ trước tới nay là 825 tỷ đồng, tăng 51,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Một thông tin đáng khích lệ nữa là trong 9 tháng đầu năm nay, OCB đã huy động được 66.790 tỷ đồng từ khách hàng, tăng 10,6% so với đầu năm. Đồng thời ngân hàng cũng huy động được 12.576 tỷ đồng giấy tờ có giá, trong đó chủ yếu là trái phiếu kỳ hạn từ 12 tháng đến 5 năm với 11.270 tỷ đồng, và hơn 1.000 tỷ đồng là chứng chỉ tiền gửi.
Về hoạt động kinh doanh, kết quả quý 3 và 9 tháng hầu hết tốt hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2018, ngoại trừ mảng kinh doanh ngoại hối.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần quý 3 tăng 29,2% đạt 1.078 tỷ đồng và 9 tháng tăng 20% đạt 2.973 tỷ. Hoạt động dịch vụ quý 3 đem về khoản lãi thuần cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ, đạt 154 tỷ đồng. Nhờ bứt phá mạnh trong quý 3 nên hoạt động dịch vụ trong luỹ kế 9 tháng cũng tăng đến 87% đạt 391 tỷ.
Riêng quý 3 lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng 51,6% so với cùng kỳ, đạt 825 tỷ đồng (riêng ngân hàng mẹ lãi 824 tỷ), và luỹ kế 9 tháng đạt 1.942 tỷ đồng, cao hơn 15,3% so với 9 tháng đầu năm 2018.
Về chất lượng tín dụng, thuyết minh báo cáo tài chính của OCB cho biết ngân hàng có tổng cộng 1.778 tỷ đồng nợ xấu, cao hơn 38,1% so với cuối năm 2018 và chiếm 2,61% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng.
Bên cạnh kết quả kinh doanh ấn tượng thì OCB cũng gây “ấn tượng” không kém với thị trường khi chỉ riêng 3 tháng của quý III năm nay đã cắt giảm tới 941 nhân sự, từ 7.098 người xuống còn 6.157 nhân viên. Phần cắt giảm này hoàn toàn thuộc về ngân hàng mẹ.
Trước đó trong 6 tháng đầu năm OCB cũng đã giảm 310 người, như vậy tổng cộng 9 tháng vừa qua ngân hàng OCB đã cắt giảm đến 1.251 nhân sự.
Hiếu Nguyễn
Theo Nguoiduatin.vn
Ngân hàng Nhà nước bơm mạnh tiền cho các ngân hàng
Sau 8 tháng liên tục hút ròng, NHNN đã chuyển sang bơm ròng mạnh trên thị trường mở với hơn 62 nghìn tỷ đồng trong tuần cuối cùng của tháng 11.
Ảnh minh họa
Theo báo cáo thị trường tiền tệ hàng tuần của Bộ phận phân tích và tư vấn khách hàng cá nhân SSI Research, trong tuần đến ngày 29/11 vừa qua có 13 nghìn tỷ đồng tín phiếu đến hạn và NHNN ngừng phát hành tín phiếu mới, đồng thời chuyển sang mua kỳ hạn (kênh OMO) sau gần 3 tháng kênh này không hoạt động.
Cụ thể, NHNN mua kỳ hạn 49,2 nghìn tỷ đồng, lãi suất OMO cũng giảm 4,5% xuống 4%/năm, đây là bước giảm lớn nhất (50 điểm cơ bản - bps) trong 5 năm trở lại đây và là lần giảm thứ 2 trong năm nay. Tính chung lại, NHNN đã bơm ròng tới 62,2 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở, lượng tín phiếu lưu hành ở mức 0 trong khi lượng OMO lưu hành là 49,2 nghìn tỷ, đánh dấu bước chuyển từ hút ròng 8 tháng liên tục sang bơm ròng của NHNN.
Động thái mạnh tay của NHNN đã giải tỏa bớt căng thẳng thanh khoản của các ngân hàng, lãi suất trên liên ngân hàng được giữ ở mức 3,93%/năm với kỳ hạn qua đêm và 3,99% với kỳ hạn 1 tuần. Theo SSI Research, thông thường lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng sẽ dao động trong vùng từ lãi suất tín phiếu đến lãi suất OMO, hiện tại là 2,25% đến 4,0%/năm. Trong tháng cao điểm cuối năm, nhiều khả năng lãi suất liên ngân hàng sẽ dao động ở ngưỡng cao, tức là quanh 4%/năm.
Trên thị trường 1, sau bước giảm mạnh ở các kỳ hạn dưới 6 tháng từ mức trần lãi suất huy động cũ là 5,5% xuống mức trần mới là 5,0%/năm vào tuần trước, các NHTM đã có bước điểu chỉnh giảm lãi suất huy động ở các kỳ hạn dài hơn, trong đó giảm nhiều nhất là ở nhóm các NHTM có thị phần nhỏ (giảm 20-30bps), thu hẹp mức chênh lệch lãi suất với nhóm các NHTM lớn. Lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng dao động trong khoảng 4,1-5,0%/năm, từ 6 đến dưới 12 tháng trong khoảng 5,5-7,5%/năm và từ 12-13 tháng là 6,4-7,9%/năm.
Theo số liệu từ NHNN, tính đến hết 9 tháng 2019, mặc dù tăng trưởng tín dụng mới đạt 9,4% - thấp hơn so với cùng kỳ 2018 (10,33%) nhưng tổng phương tiện thanh toán (cung tiền M2) đã đạt 10,08 triệu tỷ đồng, tăng 9,47% so với cuối năm 2018, cao hơn khá nhiều mức tăng 9,04% của cùng kỳ 2018.
"Với định hướng giảm lãi suất từ NHNN và cung tiền vẫn dồi dào từ việc mua dự trữ ngoại hối, lãi suất trên thị trường 1 dù khó có thể giảm vào thời điểm cuối năm 2019 nhưng việc giảm trong năm 2020 với cả lãi suất huy động lẫn cho vay là khả thi" - các nhà phân tích thuộc công ty chứng khoán SSI nhận xét.
T.Lâm
Theo Trí thức trẻ
Ngân hàng Nhà nước bất ngờ giảm mạnh giá mua vào USD Một số thành viên thị trường cho biết Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh giá mua USD khi chào giao dịch hôm nay. Sau 11 tháng giữ nguyên, Ngân hàng Nhà nước đã có lần giảm đầu tiên giá mua vào USD. Cụ thể, theo tìm hiểu của BizLIVE, sáng nay (29/11) giới kinh doanh ngoại hối nhận được thông tin chào mua...