Gần 1.000 gia súc chết trong đợt rét kỷ lục
Theo thống kê, Quảng Ninh, Lào Cai và Cao Bằng là các địa phương chịu thiệt hại lớn nhất về đàn gia súc, cây trồng trong đợt mưa rét kỷ lục.
Theo thống kê, Quảng Ninh, Lào Cai và Cao Bằng là các địa phương chịu thiệt hại lớn nhất về đàn gia súc, cây trồng trong đợt mưa rét kỷ lục.
Trao đổi với PV, ông Tô Mạnh Tiến – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lào Cai cho biết, theo thống kê sáng 26/1, băng tuyết xuất hiện nhiều ngày khiến 174 con trâu, bò chết trên toàn tỉnh trongđợt mưa rét kỷ lục.
Sa Pa là nơi nhiệt độ giảm sâu, băng tuyết xuất hiện dày nhất khiến 72 con trâu, bò chết. Các địa phương Văn Bàn, Bát Xát, Văn Bàn, Bắc Hà, Si Ma Cai mỗi huyện thiệt hại hàng chục con gia súc.
“Toàn tỉnh có 2.923 ha hoa màu và 217 ha cây công nghiệp ngắn ngày (chủ yếu thảo quả, dược liệu) bị ảnh hưởng bởi băng tuyết”, ông cho biết.
Ông Lý A Lử (xã Lao Chải, Sa Pa) cho biết phải thức cả đêm đốt lửa sưởi cho đàn trâu.
Ông Tiến cũng cho biết, Lào Cai không hỗ trợ người dân trong đợt rét này. Theo lý giải, UBND tỉnh rút kinh nghiệm từ mùa rét năm 2008, đàn gia súc địa phương thiệt hại hơn 17.000 con. Tuy nhiên, khi Sở NN-PTNT hỗ trợ thì trách nhiệm tự bảo vệ tài sản của người dân không cao.
Những năm gần đây, Sở chủ trương thực biện pháp phòng chống từ xa, hỗ trợ người dân xây dựng chuồng trại, giống cỏ, cây trồng. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho người dân thực hiện các biện pháp giữ ấm bảo vệ gia súc, cây trồng trước khi mùa rét về.
Còn ông Nguyễn Sinh Cung – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Cao Bằng cho biết, băng tuyết xuất hiện khiến 185 gia súc (133 trâu, 52 bò) chết. Trong đó, các huyện Hạ Lang, Nguyên Bình, Trà Lĩnh, Thạch An thiệt hại nặng nhất.
Video đang HOT
“Đây là đợt rét lần đầu tiên băng tuyết xuất hiện tại nhiều địa bàn của tỉnh Cao Bằng. Ban lãnh đạo Sở sẽ thống kê và trình UBND tỉnh để dùng ngân sách dự phòng 2016 hỗ trợ các trường hợp cụ thể”, ông nói.
Nhiều người dân chở trâu chết từ bản lên thị trấn Sa Pa bán.
Ông La Văn Sí – trú xóm Phja Đén, xã Thành Công (Bình Nguyên, Cao Bằng) cho biết, dù đã được che chắn cẩn thận nhưng trâu của gia đình vẫn bị chết rét. Theo ông, rạng sáng 25/1, sau khi tuyết rơi vài giờ thì phát hiện con trâu cái bị chết dù đã được quây bạt, thức ăn đầy đủ.
“Trâu chết đồng nghĩa với việc gia đình rơi vào cảnh lao đao, khốn khó bởi nó là tài sản lớn nhất mà gia đình”, ông Sí nuối tiếc.
Theo thống kê của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đến cuối ngày 25/1, đã có 773 con gia súc bị chết, trong đó Quảng Ninh 217 con, Cao Bằng 185 con, Lào Cai 174 con…
Về cây trồng, 2.923 ha hoa màu, 217 ha cây công nghiệp ngắn ngày (tại Lào Cai) bị ảnh hưởng do trận rét đậm, rét hại. Về giao thông, quốc lộ 4D, đoạn qua khu vực Thác Bạc tới đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai) do có băng tuyết phủ mặt đường, không đảm bảo an toàn nên có khoảng 30 xe tải và xe khách phải đỗ ở khu vực này…
Theo_Kiến Thức
Người dân vùng núi đối phó với thời tiết rét đậm, băng giá
Nhiều biện pháp phòng chống rét cho người, vật nuôi được khẩn trương triển khai
Chăn ấm, củi đốt sưởi cho học sinh chống rét
Rét đậm kéo về, cùng với việc chuẩn bị đầy đủ chăn ấm cho các em học sinh, các nhà trường ở vùng cao Yên Bái cũng đã chuẩn bị củi đốt để sưởi ấm cho các em. Khu nhà ở thì được che chắn kín, tránh gió lùa. Phương án cho các em học sinh nghỉ học trong những ngày nhiệt độ xuống quá thấp cũng đã được tính đến.
Học sinh được tăng cường chăn ấm.
Chiều nay, rét đậm rét hại kéo về trùng với ngày nghỉ cuối tuần nên hầu hết các em học sinh đều được nghỉ trong phòng hoặc đã trở về nhà cùng với gia đình nên các bậc phụ huynh cũng có điều kiện để chăm sóc con cái những ngày rét. Chị Đỗ Thị Hằng ở Trái Hút, Văn Yên, Yên Bái cho biết: "Trời hôm nay rất là rét. Tôi giữ ấm cho con bằng cách mặc thêm quần áo, đeo tất, găng tay cho cháu, rồi thì quàng khăn cho cháu. Tôi cũng giữ cháu chơi ở trong nhà cho ấm áp. Về ăn uống cho con uống nước ấm, ăn thì đảm bảo hơn ngày thường. Nếu trời tiếp tục rét thêm tôi đốt lửa cho cháu sưởi".
Từ hôm qua, người dân các xã vùng cao của các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên... đã được chính quyền địa phương và ngành chức năng hướng dẫn và hỗ trợ đưa trâu, bò về chuồng, triển khai các biện pháp giữ ấm cũng như tăng cường lượng thức ăn và chất dinh dưỡng cho gia súc. Năm nay người dân các địa phương đã làm được hàng nghìn cây rơm và dự trữ được một lượng thức ăn tinh tương đối lớn cho trâu bò nên về cơ bản nếu rét đậm, rét hại kéo dài thì vẫn đủ thức ăn cho đàn gia súc.
Bà Đặng Thị Thúy, thôn 5, xã An Bình, huyện Văn Yên cho biết: "Trời mưa rét mình làm cái lán, quây bạt cho con trâu ở, xong thì mới nấu chuối, cho thêm ít gạo vào cho trâu nó ăn. Rồi đi chặt cỏ về cho nó ăn".
Yên Bái có hơn 106 nghìn con trâu, bò, hơn 3 nghìn con ngựa, gần 20 nghìn con dê. Trong đợt rét này, phần lớn các hộ chăn nuôi đều đã đưa gia súc về chuồng. Ông Lê Trọng Khang, phó chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: "Các cấp từ huyện đến cơ sở đều đã vào cuộc. Quan điểm của huyện là các hộ dân mà thả rông trâu bò nếu chết sẽ không được hỗ trợ"
Những ngày rét hại này, nông dân Yên Bái cũng đã dừng cấy lúa và gieo trồng các loại cây hoa màu, chờ đến ngày nắng ấm. Diện tích mạ đã được che phủ cẩn thận, tránh tình trạng chết rét, thiếu mạ cấy trong vụ Xuân này.
Sử dụng kinh nghiệm dân gian phòng chống rét cho gia súc, gia cầm
Dự báo rét đậm rét hại kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đàn gia súc, gia cầm. Vì vậy, cùng với kinh nghiệm và sự chủ động của bà con, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang tích cực triển khai nhiều biện pháp, nhằm hạn chế số gia súc, gia cầm chết đói, rét.
Lấy cỏ về cho trâu bò ăn.
Từ chiều 23/1, không khí lạnh rất mạnh ảnh hưởng đến toàn miền Bắc. Tại Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) nhiệt độ đã giảm sâu xuống 4,5 độ C. Đặc biệt, vùng núi Phja Oắc, thuộc địa phận xã Thành Công, huyện Nguyên Bình xuất hiện băng giá khiến cho cảnh vật, cây cối nơi đây phủ một màu tuyết trắng. Nhằm tránh thiệt hại cho đàn gia súc, ngành nông nghiệp tỉnh Cao Bằng yêu cầu phòng nông nghiệp các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc, không để trâu, bò bị chết rét như những năm trước. Đồng thời, cử cán bộ xuống những địa bàn vùng cao vận động, tuyên truyền người dân chăm sóc, tận dụng các phụ phẩm trồng trọt như thân cây ngô, rơm rạ để tích trữ thức ăn cho trâu, bò trong những ngày giá rét. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao. Đến nay, người dân cũng chủ động dự trữ thức ăn, che chắn chuồng chăn nuôi gia súc cẩn thận, đảm bảo giữ ấm cho trâu, bò trong thời tiết rét.
Ông Nguyễn Sinh Cung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT thôn tỉnh Cao Bằng cho biết: "Tổng đàn trâu bò trên địa bàn tỉnh là 235 nghìn con. Ngành tham mưu cho huyện triển khai tiêm phòng cho đàn gia súc. Có chính sách hỗ trợ bao dứa để bao quanh chuồng trại, hỗ trợ thức ăn tinh cho hộ nghèo, cung ứng được 160 tấn thức ăn tinh cho các hộ nghèo để giữ đàn gia súc không bị đói, rét trong vụ đông".
Chăm sóc giữ ấm cho trâu.
Tỉnh Bắc Giang là một trong những địa phương có đàn vật nuôi lớn thứ 4 trong cả nước, với 1,25 triệu con lợn và gần 17 triệu con gia cầm. Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết, Sở NN-PTNT Bắc Giang đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi. Đối với gia súc, yêu cầu các hộ chăn nuôi tuyệt đối không thả rông trâu bò khi nhiệt độ ngoài trời dưới 12 độ C. Sở cũng khuyến cáo các hộ chăn nuôi ở các huyện miền núi, vùng cao như Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hòa, nơi có đàn gia cầm lớn cung ứng ra thị trường không được chủ quan, lơ là mà cần chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh theo định kỳ; cho gia cầm ăn đầy đủ thức ăn để tăng sức đề kháng.
Mạ cấy được che chắn cẩn thận.
Ông Nguyễn Văn Khái, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết: "Các vùng sản xuất gia cầm lớn cũng hạn chế thả gia cầm và cần nhốt lại trong chuồng, có sưởi ấm. Chế độ cho ăn cần tập trung để giữ cho đàn gia cầm khỏi bị chết rét, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán cần tập trung hơn. Đến nay bà con, chủ yếu là các hộ chăn nuôi trang trại, gia trại lớn đã có kinh nghiệm trong phòng dịch và chống rét"./.
Nhóm PV
Theo_VOV
Cảnh người dân Sa Pa vất vả lùa gia súc đi tránh tuyết rơi Nhiệt độ ở Sa Pa (Lào Cai) giảm xuống còn 3 độ C khiến nhiều người dân bản vội vã lùa gia súc đi tránh rét. Sáng 23/1, người dân thôn Can Hồ B (xã Bản Khoang, Sa Pa, Lào Cai) họp để bàn phương án chống rét cho người và gia súc. Ông Lý Quẩy Dảo - Phó chủ tịch UBND xã...