Gần 100 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu, Biden khôi phục hạn chế nhập cảnh
Toàn cầu ghi nhận gần 100 triệu ca nhiễm, hơn 2,1 triệu người chết vì nCoV, Biden dự kiến khôi phục các hạn chế nhập cảnh được Trump nới lỏng trước đó.
Thế giới ghi nhận 99.718.093 ca nhiễm và 2.137.665 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 417.935 và 8.828 ca trong 24 giờ qua. 71.696.040 người đã bình phục, theo trang cập nhật thời gian thực Worldometers.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 115.396 ca nhiễm và 1.581 ca tử vong, đưa tổng số người nhiễm lên 25.682.339 và 429.227 người chết. Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Mỹ khi ca nhiễm mới hàng ngày liên tục vượt 100.000 người.
Một quan chức Nhà Trắng hôm 25/1 xác nhận tân Tổng thống Joe Biden sẽ khôi phục các hạn chế nhập cảnh đối với những người không phải là công dân Mỹ đã ở Brazil, Ireland, Vương quốc Anh và phần lớn các nước châu Âu.
Biden cũng dự kiến mở rộng các hạn chế đi lại với những người từng đến Nam Phi do lo ngại biến chủng nCoV được phát hiện tại đây.
Động thái của chính quyền tân Tổng thống Mỹ được đưa ra một tuần sau khi người tiềm nhiệm Donald Trump xác nhận lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ với hành khách từ Anh, 26 nước trong khối Schengen và Brazil sẽ hết hiệu lực từ ngày 26/1.
Quyết định khôi phục hạn chế nhập cảnh và mở rộng các hạn chế đi lại từ Nam Phi đánh dấu nỗ lực mới nhất của chính quyền Biden, nhằm phá vỡ các biện pháp xử lý Covid-19 của chính quyền Trump, trong bối cảnh ca nhiễm ở Mỹ liên tục tăng cao.
Một y tá tiêm vaccine Covid-19 cho người dân tại thành phố Pasadena, bang California, Mỹ, hôm 12/1. Ảnh: Reuters .
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 12.921 ca nhiễm và 127 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.668.356 và 153.503.
Thủ tướng Narendra Modi hôm 22/1 cho biết Ấn Độ sẽ hoàn toàn tự chủ về nguồn cung cấp vaccine Covid-19 trong bối cảnh quốc gia này đã tiêm vaccine cho hơn một triệu dân trong vòng một tuần kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới.
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đã đặt mục tiêu tiêm vaccine Covid-19 cho khoảng 300 triệu trong số 1,3 tỷ dân trước tháng 7, tương đương gần như toàn bộ dân số Mỹ.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 562 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 217.037. Số người nhiễm nCoV tăng 28.323 ca trong 24 giờ qua, lên 8.844.577.
Brazil hôm 25/1 sẽ khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19. Đây được đánh giá là động thái chậm trễ của chính phủ nước này, diễn ra vài tuần sau khi Mỹ và các nước châu Âu đã khởi động chương trình tiêm chủng của họ.
Việc triển khai tiêm chủng muộn, bị cản trở do thiếu nguồn cung vaccine, đã khiến người dân Brazil ngày càng phẫn nộ. Hàng nghìn người đã tổ chức biểu tình ở một vài thành phố cuối tuần qua, phản đối chính quyền của Tổng thống Bolsonaro.
Nga , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 21.127 ca nhiễm nCoV và 491 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.719.400 và 69.462.
Giới chức Nga cho biết 1,5 triệu công dân đã được tiêm vaccine, sau khi chiến dịch tiêm chủng đại trà được khởi động từ 18/1. Trước đó nước này đã bắt đầu tiêm cho nhóm nguy cơ cao, bao gồm nhân viên y tế, giáo viên và người cao tuổi. Chính quyền đánh giá đỉnh dịch thứ hai có thể đã qua và thông báo mở lại tất cả trường học từ tuần tới.
Nga đã nộp đơn đăng ký xin cấp phép sử dụng Sputnik V tại Liên minh châu Âu và dự kiến được xem xét vào tháng 2. Sputnik V đã được phê duyệt ở Argentina, Belarus, Serbia và một số nước khác.
Pháp , vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 18.436 ca nhiễm và 172 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.053.617 và 73.049.
Video đang HOT
Chính phủ Pháp đã áp đặt một số biện pháp kiểm soát biên giới mới, có hiệu lực từ ngày 24/1, như một phần trong nỗ lực ngăn chặn Covid-19 lây lan và tránh các lệnh phong tỏa toàn quốc.
Sau khi khởi động chiến dịch tiêm chủng được đánh giá khá muộn, các cơ quan y tế Pháp thông báo một triệu người dân đã được tiêm vaccine tính tới ngày 23/1. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm, nhập viện và tử vong do nCoV tăng cao đã dấy lên lo ngại quốc gia này có thể đối mặt làn sóng Covid-19 lần ba nghiêm trọng hơn.
Đức là vùng dịch lớn thứ 10 thế giới với 2.147.740 ca nhiễm và 52.777 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 10.051 và 241 ca so với một ngày trước đó. Tốc độ lây lan của nCoV tại Đức gần đây đã chậm lại, nhưng số ca tử vong cao hơn mức tăng tuần trước.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn hôm 24/1 xác nhận nước này sẽ mua 200.000 liều thuốc kháng thể để điều trị Covid-19. Đây được cho là phương pháp đã giúp cựu tổng thống Mỹ Donald hồi phục sau khi nhiễm nCoV.
Người phát ngôn của Bộ Y tế Pháp cho biết bệnh nhân sẽ được nhận miễn phí liều thuốc này. Đây là phương pháp điều trị đã được chấp thuận để sử dụng khẩn cấp ở Mỹ, nhưng vẫn chưa được các cơ quan quản lý châu Âu bật đèn xanh.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 989.262 ca nhiễm, tăng 11.788, trong đó 27.835 người chết, tăng 171.
Quốc gia đông dân thứ tư thế giới đối mặt với thách thức khổng lồ là tiêm chủng cho 181,5 triệu người, tức 2/3 dân số. Chính quyền cho hay sẽ ưu tiên 1,5 triệu nhân viên y tế và 17,4 triệu công chức trong vòng đầu tiên dự kiến kéo dài tới tháng 4. Phần cư dân còn lại sẽ được tiêm vaccine đến tháng 3/2021.
Philippines báo cáo 513.619 ca nhiễm và 10.242 ca tử vong, tăng lần lượt 1.949 và 53 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Giới chức Philippines hôm 10/1 cho biết nước này đã bảo đảm tiếp nhận 30 triệu liều vaccine Covid-19 do hãng dược Mỹ Novavax phát triển, đồng thời hy vọng tập trung được 148 triệu liều vaccine từ 7 công ty trong năm nay, đủ cho khoảng 70% dân số.
Trung Quốc ngày 16/1 cam kết tặng cho Philippines 500.000 liều vaccine, Manila trước đó đã đồng ý mua 25 triệu liều Coronavac của tập đoàn dược phẩm Trung Quốc Sinovac.
Gần 96 triệu ca Covid-19 toàn cầu, WHO cảnh báo người chết mỗi tuần vượt 100.000
Thế giới xuất hiện gần 96 triệu người nhiễm và WHO nói xu hướng tăng ca tử vong cho thấy thế giới sớm ghi nhận 100.000 người chết mỗi tuần.
Thế giới ghi nhận 95.959.923 ca nhiễm và 2.048.061 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 530.695 và 9.502 ca trong 24 giờ qua. 68.505.323 người đã bình phục sau khi nhiễm virus, theo trang cập nhật thời gian thực Worldometers.
Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc Dịch vụ Khẩn cấp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hôm 18/1 báo cáo tác động của Covid-19 tại phiên họp thứ 148 của Ban điều hành WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, cho thấy xu hướng tăng ca nhiễm tiếp tục trong những tuần qua.
"Số ca tử vong mới cho thấy xu hướng tương tự với hơn 93.000 trường hợp được báo cáo vào tuần trước. Chúng ta có khả năng rất sớm ghi nhận 100.000 trường hợp tử vong mỗi tuần", Ryan cho biết. "Tuần trước, 87% tổng số ca nhiễm và 87% tổng số ca tử vong xảy ra ở châu Mỹ và châu Âu, trong khi 4 khu vực còn lại chiếm 13% tổng số ca nhiễm và tử vong".
Trên toàn cầu, 75% các trường hợp được báo cáo nằm trong độ tuổi từ 15 đến 64, nhưng 83,4% trường hợp tử vong ở độ tuổi trên 65.
"Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là 16% tổng số ca tử vong nằm trong số những người từ 25 đến 64 tuổi", quan chức WHO nhấn mạnh.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho một tài xế tại bang California, Mỹ hôm 18/1. Ảnh: AFP .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 124.005 ca nhiễm và 1.264 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số người nhiễm lên 24.608.359 và 408.462 người chết.
Tiến sĩ Rochelle Walensky, giám đốc tương lai của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC), cảnh báo Mỹ sắp "đối mặt những tuần đen tối ở phía trước" khi số người thiệt mạng vì Covid-19 sẽ chạm ngưỡng 500.000 vào giữa tháng hai.
Để đối phó với biến chủng nCoV mới dễ lây lan hơn, giới chức hôm 12/1 thông báo những người muốn bay tới Mỹ phải xuất trình giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 trước khi khởi hành.
Giữa tháng 12 năm ngoái, Mỹ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn với mong muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng y tế. Nhưng các nỗ lực này không đạt được mong muốn, khi tính đến ngày 15/1, Mỹ mới tiêm chủng được cho 12,3 triệu người, thấp hơn nhiều mục tiêu 20 triệu người đã đề ra từ năm 2020.
Tổng thống đắc cử Mỹ Biden từng nhiều lần tuyên bố ưu tiên hàng đầu sau khi nhậm chức là giải quyết đại dịch. Ông cam kết phân phối 100 triệu liều vaccine Covid-19 đủ cho 50 triệu người Mỹ trong 100 ngày đầu tại Nhà Trắng.
Biden ngày 15/1 công bố kế hoạch thúc đẩy triển khai vaccine, bao gồm huy động bác sĩ đã nghỉ hưu tiêm chủng cho người dân tại hàng nghìn trung tâm, kích hoạt Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để tăng cường sản xuất các thiết bị cần thiết để phân phối vaccine, như ống nghiệm, kim và ống tiêm.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 9.975 ca nhiễm và 137 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.582.647 và 152.593.
Ấn Độ bắt đầu một trong những chương trình tiêm chủng lớn nhất thế giới từ ngày 16/1. Quốc gia đông dân thứ hai thế giới này đặt mục tiêu tiêm cho khoảng 300 triệu trong số 1,3 tỷ dân trước tháng 7 - tương đương gần như toàn bộ dân số Mỹ. Nhóm người được ưu tiên tiêm trước là nhân viên y tế, những người trên 50 tuổi và những người được coi là có nguy cơ cao.
Tuy nhiên, mạng lưới giao thông chất lượng thấp và hệ thống y tế xuống cấp có thể khiến nỗ lực tiêm chủng toàn quốc gặp nhiều trở ngại.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 431 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 210.299. Số người nhiễm nCoV tăng 23.671 ca trong 24 giờ qua, lên 8.511.770.
Bang Amazonas của Brazil ngày 16/1 ban bố lệnh giới nghiêm từ 19h đến 6 giờ sáng hôm sau, khi hệ thống y tế ở thủ phủ Manaus của bang này đang có nguy cơ "ngã quỵ". Khu chăm sóc đặc biệt của các bệnh viện trong thành phố đã hoạt động hết công suất trong hai tuần qua, trong khi các nhân viên y tế đang phải chiến đấu với tình trạng thiếu oxy và các thiết bị thiết yếu khác. Không quân Brazil ngày 15/1 phải chuyển nguồn cung oxy khẩn cấp đến bang này.
Viện Butantan, nhà sản xuất dược phẩm nổi tiếng của Brazil hợp tác với công ty công nghệ sinh học Trung Quốc Sinovac, cho biết vaccine Coronavac của công ty này đã đạt mức hiệu quả 50,4% trong các thử nghiệm ở Brazil.
Tổng thống Jair Bolsonaro ngày 13/1 nói rằng ông đã đúng khi chỉ trích độ đáng tin cậy của vaccine Trung Quốc. Tuy nhiên, Bolsonaro cho biết ông không có vai trò gì trong việc "bật đèn xanh" cho Coronavac vì cơ quan quản lý y tế liên bang Anvisa mới là bên quyết định xem có chấp thuận sử dụng nó hay không. Chính phủ Brazil đầu tháng một ký thỏa thuận với Viện Butantan để mua tới 100 triệu liều vaccine của Trung Quốc.
Cơ quan quản lý y tế Brazil Anvisa ngày 16/1 cho biết họ đã gửi trả các tài liệu do công ty dược phẩm Uniao Quimica đệ trình để xin phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine Nga Sputnik V. Anvisa cho biết công ty không đưa ra được đảm bảo đầy đủ về các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba và các vấn đề liên quan đến sản xuất vaccine. Các quan chức của Anvisa trước đó đã nói rằng vaccine Sputnik V cần phải được đưa vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba ở Brazil trước khi được phê duyệt.
Nga , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 22.857 ca nhiễm nCoV và 471 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.591.066 và 66.037.
Nga sẵn sàng triển khai tiêm chủng đại trà vaccine Sputnik V từ 18/1. Trước đó, nước này đã bắt đầu tiêm cho nhóm nguy cơ cao bao gồm nhân viên y tế, giáo viên và người già từ hồi đầu tháng 12/2020. Giới chức Nga cho biết 1,5 triệu công dân đã tiêm vaccine.
Làn sóng lây nhiễm thứ hai bắt đầu ở nước này vào tháng 9 nhưng giới chức không áp đặt phong tỏa diện rộng như đợt bùng phát đầu tiên. Giới chức Nga ngày 15/1 nói rằng đỉnh dịch thứ hai có thể đã qua và thông báo mở lại tất cả trường học từ tuần tới.
Hôm 16/1, giới chức Nga thông báo các chuyến bay giữa Moskva với các thủ đô Phần Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Qatar sẽ khởi động lại từ ngày 27/1, vì đây là những quốc gia ghi nhận chưa đến 40 ca mới trên 100.000 người trong hai tuần.
Anh , vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận 3.433.494 ca nhiễm và 89.860 ca tử vong, tăng lần lượt 37.535 và 599 ca.
Hơn 3,5 triệu người dân nước này đã được tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên, vượt qua tổng số ca dương tính với Covid-19. Lãnh đạo Cơ quan Y tế Quốc gia Simon Stevens ngày 17/1 cho biết hơn 50% số người dân trên 80 tuổi đã được tiêm liều đầu tiên và tốc độ tiêm chủng sẽ được đẩy nhanh trong những tuần tới.
"Chúng ta sẽ bắt đầu xét nghiệm 24/7 tại một số bệnh viện trong 10 ngày tới, nhưng chúng ta đang tiêm chủng với tốc độ khoảng 140 mũi/phút", ông cho hay.
Anh hiện là nước có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất châu Âu.
Pháp , vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 3.736 ca nhiễm và 403 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 2.914.725 và 70.686. Số bệnh nhân cần chăm sóc tích vực vẫn tiếp tục tăng, trong khi gần 390.000 người đã được tiêm chủng. Tốc độ triển khai vaccine của Pháp bị chỉ trích chậm hơn nhiều nước châu Âu khác.
Chính phủ Pháp từ 16/1 áp lệnh giới nghiêm toàn quốc từ 18h đến 6h sáng hôm sau. Từ 18/1, bất kỳ ai đến Pháp từ bên ngoài Liên minh Châu Âu phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV gần đây và tự cách ly một tuần khi đến nơi.
Đức là vùng dịch lớn thứ 10 thế giới với 2.058.945 ca nhiễm và 48.073 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 8.561 và 633 ca so với một ngày trước đó.
Thủ tướng Angela Merkel hôm qua cảnh báo Đức có nguy cơ cần kéo dài lệnh phong tỏa đến đầu tháng 4.
"Nếu không ngăn chặn được chủng virus mới ở Anh, chúng ta sẽ chứng kiến số ca nhiễm nCoV tăng gấp 10 lần cho tới lễ Phục sinh", bà phát biểu trong một cuộc họp.Đức tuần trước tăng cường lệnh phong tỏa toàn quốc và gia hạn tới cuối tháng 1, do lo ngại biến chủng nCoV được phát hiện ở Anh có thể lây lan mạnh và gây quá tải cho các bệnh viện ở nước này.
Nhật ghi nhận 328.294 ca nhiễm và 4.501 người chết, tăng lần lượt 5.998 và 55 so với hôm trước.
Nhật ngày 13/1 áp đặt thêm tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh gồm Osaka, Kyoto, Hyogo, Fukuoka, Aichi, Gifu và Tochigi từ 14/1 đến 7/2. Trước đó, họ đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo cùng ba tỉnh lân cận là Kanagawa, Saitama và Chiba.
Người dân ở các tỉnh này được yêu cầu ở nhà sau 20h. Nhà hàng, quán rượu và quán cà phê phục vụ đồ uống có cồn được yêu cầu chỉ hoạt động từ 11-19h và đóng cửa trước 20h. Nếu doanh nghiệp từ chối tuân thủ, chính quyền tỉnh có thể yêu cầu họ đóng cửa và bêu tên, hành động cứng rắn nhất trong khuôn khổ pháp lý hiện hành. Người làm theo hướng dẫn sẽ được hỗ trợ tới 60.000 yen mỗi ngày.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 917.015 ca nhiễm, tăng 9.086, trong đó 26.282 người chết, tăng 295.
Indonesia ngày 13/1 bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19. CoronaVac, vaccine Covid-19 do hãng công nghệ sinh học Trung Quốc Sinovac phát triển, đã được Indonesia phê duyệt sử dụng khẩn cấp hôm 11/1.
Quốc gia đông dân thứ tư thế giới đối mặt với thách thức khổng lồ là tiêm chủng cho 181,5 triệu người, tức 2/3 dân số. Chính quyền cho hay sẽ ưu tiên 1,5 triệu nhân viên y tế và 17,4 triệu công chức trong vòng đầu tiên dự kiến kéo dài tới tháng 4. Phần cư dân còn lại sẽ được tiêm vaccine đến tháng 3/2021.
Tuy nhiên, vaccine Trung Quốc vẫn còn gây nghi ngờ do các thử nghiệm lâm sàng ở Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp rất ít dữ liệu nghiên cứu và có sự khác nhau về mức độ hiệu quả. Indonesia cho hay thử nghiệm tại nước này cho thấy CoronaVac hiệu quả 65%, nhưng các nhà nghiên cứu Brazil nói hôm 12/1 rằng tỷ lệ này chỉ là 50,4%. Hồi tháng 12, các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hiệu quả của CoronaVac lên tới 91,25% dựa trên phân tích sơ bộ.
Philippines báo cáo 502.736 ca nhiễm và 9.909 ca tử vong, tăng lần lượt 2.163 và 14 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Giới chức Philippines hôm 10/1 cho biết nước này đã bảo đảm tiếp nhận 30 triệu liều vaccine Covid-19 do hãng dược Mỹ Novavax phát triển, đồng thời hy vọng tập trung được 148 triệu liều vaccine từ 7 công ty trong năm nay, đủ cho khoảng 70% dân số.
Trung Quốc ngày 16/1 cam kết tặng cho Philippines 500.000 liều vaccine. Chưa rõ Bắc Kinh sẽ gửi loại nào, Philippines trước đó đã đồng ý mua 25 triệu liều Coronavac của công ty Sinovac. Campuchia hôm 15/1 cho biết họ sẽ nhận được một triệu liều vaccine miễn phí từ Bắc Kinh trong khi Myanmar dự kiến nhận 300.000.
Malaysia , một vùng dịch đang diễn biến phức tạp khác ở Đông Nam Á, ghi nhận thêm 3.306 ca nhiễm và 4 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 161.740 và 605. Công ty Top Glove Corp của Malaysia, nhà sản xuất găng tay lớn nhất thế giới, ngày 16/1 thông báo phát hiện ổ dịch Covid-19 tại 4 nhà máy.
Malaysia ngày 12/1 ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc đến 1/8, nhưng có thể được dỡ bỏ sớm hơn nếu tỷ lệ gia tăng ca nhiễm mới chậm lại. Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin trước đó công bố những quy định mới nghiêm ngặt trên hơn nửa đất nước, gồm lệnh cho người dân ở nhà và đóng cửa hầu hết doanh nghiệp. Ông cũng cảnh báo hệ thống chăm sóc y tế của đất nước đang trên bờ vực nguy hiểm.
Nước này năm ngoái kiểm soát được dịch bệnh bằng các biện pháp nghiêm ngặt. Tuy nhiên, sau khi biện pháp hạn chế được nới lỏng, ca nhiễm tăng nhanh và liên tục ở mức kỷ lục trong những ngày gần đây.
Ca nCoV toàn cầu vượt 97 triệu, hơn 60 nước xuất hiện biến chủng mới Toàn cầu ghi nhận hơn 97 triệu ca nCoV, hơn 2 triệu người chết, trong khi biến chủng virus gây lo ngại từ Anh xuất hiện ở hơn 60 nước. Thế giới ghi nhận 97.246.135 ca nhiễm và 2.080.636 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 687.793 và 17.407 ca trong 24 giờ qua. 69.791.796 người đã bình phục, theo trang cập nhật...