Gần 100 hộ dân TP.Hạ Long phải sử dụng nước bẩn
Từ nhiều năm nay, gần 100 hộ dân tại P.Việt Hưng (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) đang phải dùng nước bẩn cho sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người dân phải múc từng xô nước ở con suối gần nhà về sinh hoạt . Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu
Đã gần 2 tháng nay, bể nước ăn của gia đình anh Bùi Văn Thư (36 tuổi, khu 13, P.Việt Hưng) lúc nào cũng bốc mùi tanh hôi vì nhiễm phèn. Để có nước sinh hoạt, gia đình anh Thư phải đi múc từng xô nước tại một con suối cách nhà gần 1 cây số.
“Tôi sống ở khu phố này đã hơn 20 năm nay nhưng chưa một ngày được dùng nước sạch. Các hộ ở đây phải dùng nước mưa hoặc đi múc nước suối về để sử dụng. Thế nhưng, nước suối thường có nhiều rác, thậm chí là cả xác động vật trôi dạt. Có lẽ vậy mà người dân ở đây hầu như ai cũng mắc các bệnh về đường ruột”, anh Bùi Văn Thư nói.
Chỉ tay vào bể nước ăn của gia đình đã bị nhiễm phèn chuyển sang màu vàng đục, xung quanh là nhiều bọ gậy, bà Phạm Thị Huyền (65 tuổi, tổ 2, khu 13, P.Việt Hưng) ngao ngán nói: “Cứ mỗi lần múc nước tắm cho các cháu, tôi lại rớm nước mắt vì thương bọn trẻ mà không biết làm thế nào. Tháng trước đi khám, cháu nội tôi được các bác sĩ chẩn đoán bị nấm da, mẩn ngứa khắp người vì sử dụng nước bẩn”.
Để có nước sạch, một số hộ dân phải xây bể lắng cùng nhiều tầng lọc, với chi phí cả trăm triệu đồng mà vẫn không đảm bảo. Thậm chí, thời gian gần đây do suối cạn, một số gia đình còn phải dùng cả nước nhiễm phèn chảy từ khe núi ra các hố đất gần nhà.
Anh Dương Trung Kiên (30 tuổi, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng khu 13, P.Việt Hưng) cho biết: “Bể nước nhà tôi 3 tháng nay cạn khô vì mùa này mưa ít. Cả gia đình với 6 người hằng ngày đang phải dùng nước nhiễm phèn từ khe núi chảy ra. Tháng nào dư dả tiền thì tôi mới dám mua nước bằng xe téc chở đến tận nhà với giá 300.000 đồng/khối”.
Việc “khát” nước sạch đã được các hộ dân nhiều lần kiến nghị trong các cuộc tiếp xúc cử tri. Tuy nhiên, do kinh phí xây dựng đường ống quá lớn nên chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng vẫn chưa thể triển khai.
Công ty nước sạch ‘cầu cứu’ chính quyền
Video đang HOT
Ông Ngô Văn Ích, Chủ tịch UBND P.Việt Hưng, cho biết có nước sạch là đòi hỏi chính đáng và cấp thiết của người dân nơi đây. Chính vì vậy, UBND P.Việt Hưng đã nhiều lần kiến nghị đến các cơ quan chức năng sớm triển khai hệ thống nước sạch đến từng hộ dân nhưng đến nay mới chỉ thấy công ty nước sạch vào khảo sát hiện trạng. Trong khi đó, gần 100 hộ dân vẫn đang mong chờ từng giọt nước sạch.
Để giải quyết kiến nghị của người dân, tháng 3.2019, Công ty CP nước sạch Quảng Ninh đã xây dựng dự án cấp nước đến khu 13, P.Việt Hưng với tổng mức đầu tư trên 2,6 tỉ đồng. Tuy nhiên, với lý do nguồn kinh phí lớn, đơn vị này đã có văn bản “cầu cứu” chính quyền TP.Hạ Long, đề nghị hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư dự án. Thế nhưng, phía UBND TP.Hạ Long cho biết việc đầu tư đường ống nước không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.
Ông Trần Mạnh, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty CP nước sạch Quảng Ninh, cho biết: “Nếu không có được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, chúng tôi sẽ tổ chức họp với toàn bộ người dân để bàn các phương án lắp đường ống nước sạch về khu phố. Trong đó, người dân sẽ bỏ nhân công, còn lại nguồn vốn đầu tư sẽ do đơn vị huy động. Nếu có sự đồng thuận, sau 1 – 2 tháng, khu vực này sẽ có nước sạch”.
Theo Thanhnien
Những hiệu quả trong công tác, nhìn từ vai trò người đứng đầu
Bí thư Chi bộ, Viện trưởng VKSND huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Huỳnh Thế Phục đã chia sẻ những hoạt động trong công tác với phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật.
Trên cương vị được giao, anh đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của đơn vị nói riêng cũng như ngành Kiểm sát Đồng Tháp nói chung.
Vận dụng linh hoạt kỹ năng nghiệp vụ
Qua câu chuyện với anh Huỳnh Thế Phục, phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật được biết, năm 2011 - 2012 anh giữ chức vụ Phó Viện trưởng VKSND thị xã Sa Đéc (nay là TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), phụ trách khâu công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự.
Từ đầu tháng 9/2013 đến nay, anh được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng VKSND huyện Cao Lãnh. Trên cương vị được giao, anh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời, vận dụng linh hoạt các kỹ năng nghiệp vụ của ngành mang tính khoa học, bảo đảm chất lượng công tác năm sau cao hơn năm trước.
VKSND huyện Cao Lãnh đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba (Viện trưởng VKSND huyện Cao Lãnh Huỳnh Thế Phục thứ nhất từ phải qua).
Trò chuyện với chúng tôi, Viện trưởng Huỳnh Thế Phục cho biết, thời gian qua, công tác tổ chức cán bộ của đơn vị có nhiều biến động, nên trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch của đơn vị gặp không ít khó khăn.
Trong bối cảnh đó, với vai trò là người đứng đầu, anh đã tìm ra nhiều giải pháp phù hợp với đặc thù của đơn vị như: Phân công, bố trí cán bộ đúng với năng lực, sở trường của từng đồng chí, vận dụng đồng bộ các thao tác, quy chế nghiệp vụ kiểm sát của ngành, bảo đảm tính khoa học; chú trọng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân, quy tụ sức mạnh tập thể và tinh thần đoàn kết trong đơn vị, thường xuyên kiểm tra chặt chẽ đối với cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót, tìm ra nguyên nhân để có giải pháp vận dụng cho phù hợp mang lại hiệu quả thiết thực.
Nhờ vậy, mà chỉ tiêu các mặt công tác của đơn vị đạt được kết quả cao, năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng cũng như chất lượng. Điều đáng nói, trong thời gian công tác, anh luôn quan tâm sắp xếp để cán bộ, công chức của đơn vị tham gia các lớp bồi dưỡng, học tập nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho từng đồng chí đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
Viện trưởng VKSND huyện Cao Lãnh Huỳnh Thế Phục quan niệm rằng, bản thân muốn tiến bộ thì phải chịu khó học tập, nghiên cứu, kịp thời cập nhật những kinh nghiệm, kiến thức mới giúp cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành được thuận lợi. Chính vì vậy, anh đề cao trách nhiệm, sự đổi mới, cải tiến bảo đảm tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Hàng năm, sau khi tiếp thu kế hoạch công tác của VKSND tỉnh, tập thể lãnh đạo VKSND huyện đã tổ chức triển khai cụ thể hóa nhiệm vụ của đơn vị. Hàng năm, anh đề ra giải pháp cá nhân, được Hội đồng xét duyệt sáng kiến, giải pháp của VKSND tỉnh công nhận. Nhờ vậy, mà kết quả các khâu công tác hàng năm đều đạt hiệu quả cao.
Theo đó, từ năm 2012 đến nay, công tác kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đạt tỷ lệ 100%. Trực tiếp kiểm sát Cơ quan điều tra trong công tác này 7 lần, ban hành 16 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm. Phối hợp liên ngành xác định 50 vụ án điểm, phối hợp với Tòa án đưa ra xét xử lưu động 161 vụ, phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương. Chú trọng công tác kiểm sát điều tra ngay từ khi khởi tố vụ án nhằm hạn chế thấp nhất việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, phối hợp với Cơ quan điều tra đẩy mạnh tiến độ điều tra và nâng cao tỷ lệ giải quyết (đạt tỷ lệ trên 95%), Viện kiểm sát truy tố đạt 100%. Ban hành 15 văn bản kiến nghị Cơ quan điều tra. Phối hợp Tòa án tổ chức 40 phiên tòa hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp. Thông qua kiểm sát xét xử án hình sự ban hành 03 kháng nghị xét xử theo trình tự phúc thẩm, 22 văn bản kiến nghị Tòa án. Qua công tác, đã ban hành 16 văn bản kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phòng ngừa các loại tội phạm.
Công tác kiểm sát việc bắt tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án cũng được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tỷ lệ tạm giữ hình sự chuyển sang khởi tố đạt 100%. Kiểm sát định kỳ Nhà tạm giữ 22 lần (đột xuất 6 lần), ban hành 12 kiến nghị yêu cầu Nhà tạm giữ khắc phục vi phạm. Trực tiếp kiểm sát 6 lần đối với Cơ quan thi hành án hình sự huyện; 22 lần đối với Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn, ban hành 10 kháng nghị, 48 kiến nghị, 6 kiến nghị Tòa án huyện yêu cầu khắc phục vi phạm. Trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự... cũng được chỉ đạo chặt chẽ, chất lượng từng bước được nâng lên, tổ chức 40 phiên tòa rút kinh nghiệm và ban hành 15 kiến nghị, 5 kiến nghị đến UBND huyện Cao Lãnh. Ban hành 2 kháng nghị xét xử theo trình tự phúc thẩm.
Đối với công tác kiểm sát thi hành án dân sự, đơn vị đã trực tiếp kiểm sát Chi cục thi hành án dân sự 5 lần, áp dụng nhiều phương thức kiểm sát, phát hiện nhiều dạng vi phạm và đã ban hành 18 kiến nghị. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, không để đơn tồn đọng, kéo dài thời hạn giải quyết. Thực hiện tốt công tác tiếp dân. Đã ban hành 6 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm. Các văn bản kiến nghị đã được các ngành hữu quan tiếp thu, khắc phục tốt.
VKSND huyện Cao Lãnh nhận Cờ thi đua dẫn đầu khối năm 2018 của VKSND tối cao (Viện trưởng VKSND huyện Cao Lãnh Huỳnh Thế Phục thứ nhất từ phải qua). Ảnh: PV
Những giải pháp hiệu quả
Từ năm 2013 đến nay, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, anh đã chủ động đề ra nhiều giải pháp áp dụng vào thực tiễn công tác mang lại hiệu quả cao, được Hội đồng xét duyệt sáng kiến, giải pháp VKSND tỉnh công nhận. Cụ thể, năm 2013 là giải pháp: "Tăng cường việc quản lý chỉ đạo, điều hành nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố đối với các vụ án hình sự". Áp dụng giải pháp này đã giúp cho Kiểm sát viên của đơn vị nâng cao vai trò, trách nhiệm khi tham gia thực hành quyền công tố, nhất là kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, phân tích, đánh giá chứng cứ, tranh luận. Năm 2013, đơn vị không xảy ra trường hợp nào Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Với giải pháp "Tăng cường việc quản lý, chỉ đạo, điều hành nâng cao chất lượng công tác kiểm sát thi hành án dân sự" năm 2014 đã giúp ngành Kiểm sát Đồng Tháp có nhiều biện pháp để thực hiện tốt công tác kiểm sát thi hành án dân sự, từ đó phát hiện những vi phạm của Cơ quan thi hành án và ban hành kiến nghị khắc phục vi phạm.
Năm 2015, với giải pháp "Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, đảm bảo hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác", đã góp phần hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch công tác của đơn vị, nhất là không để xảy ra trường hợp đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội, Viện kiểm sát truy tố, Tòa án tuyên không phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Hiệu quả các chỉ tiêu năm 2015 của đơn vị đề ra đều đạt và vượt so với Nghị quyết số 37 của Quốc hội, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của ngành Kiểm sát Đồng Tháp.
Năm 2016, với việc thực hiện giải pháp "Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các khâu công tác kiểm sát gắn với công tác tuyên truyền năm 2016 của đơn vị" đã tạo điều kiện cho công chức phát huy sở trường trong công tác tuyên truyền gắn với nhiệm vụ chuyên môn, chỉ tiêu nghiệp vụ, từ đó góp phần nâng cao kết quả các mặt công tác.
Năm 2017 là giải pháp "Đổi mới công tác tổ chức cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2017 của đơn vị". Hiệu quả, đã đào tạo lý luận chính trị cho 4 đồng chí, phát triển đảng viên mới 4 đồng chí, đào tạo sau đại học 2 đồng chí, hoán đổi một số cán bộ, Kiểm sát viên từ khâu công tác này sang khâu công tác khác nhằm nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm, tránh bị động khi tổ chức điều động. Thành tích năm 2017 của đơn vị đạt kết quả cao hơn cùng kỳ.
Qua câu chuyện với Viện trưởng Huỳnh Thế Phục và các đồng nghiệp của anh, chúng tôi được biết, với những kết quả đạt được, nhiều năm qua, VKSND huyện Cao Lãnh đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua của VKSND tỉnh, của Ngành, của Huyện ủy Cao Lãnh và Tỉnh ủy Đồng Tháp, như: Tập thể lao động xuất sắc; Cờ thi đua của ngành KSND; Chi bộ cơ sở đạt thành tích đặc biệt xuất sắc; đặc biệt đơn vị anh vinh dự được Chủ tịch nước Huân Chương Lao động hạng Ba... Cá nhân anh nhiều năm được công nhận là Chiến sĩ thi đua cơ sở; Chiến sĩ thi đua Ngành và được tặng thưởng nhiều Bằng khen của Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Lãnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp và của Viện trưởng VKSND tối cao.
Từ năm 2014 đến nay, với vai trò Bí thư Chi bộ, Viện trưởng Huỳnh Thế Phục luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, chú trọng công tác xây dựng Đảng, công tác quy hoạch cán bộ. Đơn vị có 4 đồng chí học lớp cao học, 5 đồng chí học nghiệp vụ kiểm sát, 3 đồng chí thi tuyển chức danh Kiểm sát viên trung cấp, 1 đồng chí học lớp cao cấp chính trị, 4 đồng chí có trình độ trung cấp chính trị, phát triển đảng viên mới 5 đồng chí đúng theo quy định của Đảng và ngành đặt ra.
P.V
Theo BVPL
Sức lan tỏa từ việc học và làm theo Bác ở huyện Thạch Thành Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền nhân dân huyện Thạch Thành đã nêu gương tận tụy, trách nhiệm với công việc, góp sức xây dựng nông thôn mới, từ đó xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình có...