Gần 10 triệu khách hàng phía Bắc được giảm tiền điện do dịch COVID-19
Theo Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), tính đến hết tháng 5/2020, toàn Tổng công ty có 9.842.908 khách hàng hưởng chính sách giảm giá bán điện, giảm giá bán điện. Tổng số tiền hỗ trợ hơn 1.176 tỷ đồng.
Cán bộ, công nhân ngành điện Nam Định diễn tập sửa chữa sự cố đường dây trong điều kiện không cắt điện. Ảnh: Văn Đạt/TTXVN
Trong đó, khu vực sản xuất là 585.643 khách hàng, được hỗ trợ hơn 818 tỷ đồng; khu vực kinh doanh 138.468 khách hàng, được hỗ trợ hơn 47 tỷ đồng; khách hàng sinh hoạt 9.114.482 khách hàng với gần 240 tỷ đồng.
Khối lưu trú du lịch 1.953 khách hàng, được hỗ trợ 14,38 tỷ đồng; khách hàng bán buôn 2.669 khách hàng, hỗ trợ 49,87 tỷ đồng; các cơ sở phòng chống dịch bệnh đến nay có 693 khách hàng hưởng chính sách giảm tiền điện, tổng số tiền hỗ trợ 6,48 tỷ đồng.
Ông Lê Văn Trang, Phó Tổng giám đốc EVNNPC cho hay, thực hiện việc hỗ trợ giảm giá bán điện, giảm tiền điện cho khách hàng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, EVNNPC đã sớm có văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện, chỉ đạo các đơn vị tăng cường dịch vụ khách hàng sau khi thay đổi giảm giá bán điện; thực hiện niêm yết chính sách hỗ trợ giá bán điện trên Web Chăm sóc khách hàng của Tổng công ty và các Công ty điện lực, tại các điểm giao dịch, phòng giao dịch của các điện lực; đã tích hợp công cụ hỗ hỗ trợ khách hàng kiểm tra tiền điện, tiền được giảm giá, hỗ trợ trên Web.
Tại các công ty điện lực, việc thực hiện giảm giá điện do dịch COVID-19 cho khách hàng cũng được các đơn vị triển khai khẩn trương, với đơn vị kinh doanh và sản xuất ngay trong kỳ ghi chỉ số đầu tiên sau ngày 16/4/2020; đối với khách hàng sinh hoạt được áp dụng hỗ trợ giảm giá điện từ các kỳ hoá đơn tháng 5,6,7/2020; đối với các khách hàng là cơ sở điều trị và cách ly phục vụ phòng chống dịch COVID-19 và khách hàng là cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện ngay kỳ ghi chỉ số từ 16/4/2020.
Video đang HOT
Theo Công ty Điện lực Nam Định, dự kiến toàn tỉnh Nam Định sẽ hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng COVID-19 khoảng 120 tỷ đồng. Có 660.388 khách hàng sinh hoạt được giảm giá điện 10% từ bậc 1 đến bậc 4; trong đó có 630.680 khách hàng có sản lượng dưới 300kWh/tháng (trọn trong bậc 4) chiếm 95,5% số hộ sinh hoạt toàn Tỉnh Nam Định. Có 49.347 khách hàng kinh doanh và sản xuất được hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện.
Riêng khu vực Thành phố Nam Định dự kiến khách hàng được hỗ trợ khoảng 25 tỷ đồng; trong đó, có 88.724 khách hàng sinh hoạt và 5.871 khách hàng sản xuất và kinh doanh được giảm giá điện.
Tính riêng trong tháng 5/2020, tỉnh Nam Định đã hỗ trợ tổng số tiền 32,5 tỷ đồng, trong tháng 4/2020 đã hỗ trợ 6,3 tỷ đồng luỹ kế đã hỗ trợ 38,75 tỷ đồng trên toàn tỉnh Nam Định; riêng khu vực thành phố Nam Định, trong tháng 5/2020 đã hỗ trợ tổng số tiền hỗ trợ 8,627 tỷ đồng.
Theo ông Đào Văn Phương, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Dệt lụa Nam Định cho hay, trung bình mỗi tháng chi phí tiền điện của công ty khoảng 1,5 tỷ đồng. Riêng tháng 4, tháng 5, thực hiện chủ trương phòng chống dịch của Bộ Công Thương, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, công ty tham gia sản xuất các mặt hàng chống dịch như khẩu trang, thiết bị bảo hộ y tế, kéo theo chi phí tiền điện cũng lên tới gần 2 tỷ đồng/tháng.
Với việc được giảm 10% giá điện trong 3 tháng, Công ty CP Dệt lụa Nam Định sẽ tiết kiệm được hơn 450 triệu đồng. Đây là một khoản tiền đáng kể, để công ty củng cố lại cơ sở hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh, phục hồi sau đại dịch. Giảm giá điện là chủ trương rất đúng và kịp thời của Chính phủ, của ngành điện, ông Đào Văn Phương cho hay.
Cũng theo ông Vũ Đình Thảo, Giám đốc Điều hành Khách sạn Vỵ Hoàng (thành phố Nam Định), cơ sở này vừa được giảm 10% giá điện kinh doanh, vừa được giảm từ giá điện kinh doanh xuống giá điện sản xuất.
“Chúng tôi ước tính sẽ giảm được khoảng 40% chi phí tiền điện hàng tháng, giúp khách sạn vượt qua khó khăn sau đại dịch. Ngành điện cũng đã có hỗ trợ rất chủ động và nhiệt tình, hướng dẫn đơn vị làm các hồ sơ đề nghị được giảm giá điện”, ông Thảo cho biết.
Tại Quảng Ninh, ngành điện lực tại đây cũng đã thực hiện giá bán điện áp dụng trong khoảng thời gian 3 tháng để hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Qua rà soát, lấy danh sách thông tin, toàn tỉnh Quảng Ninh hiện đã có khoảng hơn 1.400 khách hàng được hưởng chính sách giảm giá điện.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc khách sạn Bạch Đằng ( TP Quảng Ninh) cho hay, được hưởng hỗ trợ về giá điện do dịch COVID-19, khoản hỗ trợ này giúp đơn vị kinh doanh tốt hơn, được giảm. Dù số tiền được giảm hàng tháng không nhiều, nhưng cũng rất là tốt trong bối cảnh cả nước gặp khó khăn do dịch COVID-19…
Hà Nội cần khoảng 1.000 tỷ đồng bổ sung vốn vay cho hộ nghèo
Trong số 25.000/30.400 khách hàng có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh với dự kiến mức vay 40 triệu đồng/hộ; như vậy, nhu cầu vốn vay cần là 1.000 tỷ đồng.
Nhân viên tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội quận Nam Từ Liêm kiểm tra hộ vay bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 để có những giải pháp thích hợp. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội kiêm Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Hà Nội Lê Thị Đức Hạnh cho biết theo kế hoạch năm nay, dự kiến đơn vị thu nợ khoảng 712 tỷ đồng, nhưng cũng chỉ dự kiến thu được khoảng 300 tỷ đồng, nợ chưa thể thu hồi là 412 tỷ đồng.
Bà Lê Thị Đức Hạnh cũng cho biết rà soát của Ngân hàng Chính sách Xã hội Hà Nội cùng chính quyền địa phương cho thấy nhóm ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch COVID-19 là chăn nuôi, buôn bán nhỏ, kinh doanh dịch vụ, y tế, vận tải với dư nợ 2.384 tỷ đồng, chiếm 28% tổng dư nợ của chi nhánh.
Chỉ riêng đối tượng cho vay từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội bị ảnh hưởng bởi COVID-19 đã lên tới 30.400 khách hàng với dư nợ 1.168 tỷ đồng.
Trong số này có 25.000 khách hàng có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh với dự kiến mức cho vay 40 triệu đồng/hộ. Như vậy, nhu cầu vốn vay cần bổ sung là 1.000 tỷ đồng.
Mới đây, Hà Nội đã ủy thác sang chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội Hà Nội năm 2020 (đợt 1) là 650 tỷ đồng để đáp ứng khoảng 65% nhu cầu vốn cần thiết bổ sung để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, nhằm phục hồi sản xuất, khắc phục thiệt hại do COVID -19./.
Mộc Miên
SeAbank đặt kế hoạch 2020 lãi trước thuế 1.506 tỷ, nợ xấu dưới 3% Năm 2020, SeAbank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 1.506 tỷ đồng, tăng hơn 8% so năm 2019. Tại báo cáo thường niên, năm 2020, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank) đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản là 12% lên 175,6 ngàn tỷ đồng. Huy động khách hàng và giấy tờ có giá tăng trưởng ròng xấp xỉ 15,3...