GameFi đang đối mặt với thách thức lớn nhất: game thủ – những người ghét “mùi tiền”
Nhà phát triển công bố dự án cho phép kiềm tiền từ game thông qua NFT, game thủ thấy mùi “làm tiền”, và chống đối dữ dội.
Game thủ Christian Lantz đã nhiều năm đắm đuối S.T.A.L.K.E.R., tựa game sinh tồn, bắn súng góc nhìn thứ nhất với bối cảnh Ukraine hậu tận thế, cho phép game thủ nhập vai nhân vật một cách nhập tâm. Hiển nhiên Lantz tính ngay tới chuyện mua phần tiếp theo của series game khi nhà phát triển GSC GameWorld công bố phiên bản mới.
Chàng game thủ 18 tuổi “quay xe” khi nhà phát triển gốc Ukraine tuyên bố ứng dụng công nghệ NFT, những tài sản số sinh ra từ nền kinh tế tiền mã hóa, vào tựa game mới. GSC GameWorld tuyên bố người chơi có thể mua và bán vật phẩm NFT, đơn cử như quần áo cho nhân vật, trên một chợ chung. GSC GameWorld nỗ lực sáp nhập thể giới ảo của mình với metaverse, một thực tại ảo được cho là nền tảng tương tác mới của thế giới 4.0.
Giống với phần đông game thủ, nhất là cộng đồng đam mê S.T.A.L.K.E.R., anh Lantz giận tím người. Họ đồng thanh lên tiếng phản đối quyết định của nhà phát hành, cho rằng đây lại là một cách làm tiền của GSC GameWorld. Phản ứng của fan dữ dội tới mức GSC GameWorld nhanh chóng hủy bỏ quyết định ứng dụng NFT của mình.
Suốt năm qua, độ nóng của cơn sốt tiền mã hóa lên xuống liên hồi nhưng chưa hề thuyên giảm. Những đồng tiền ảo như Bitcoin, Ethereum liên tục tăng giá trị, kéo theo sự bùng nổ của là các tài sản số phát hành dưới dạng NFT. Nhà sáng lập Twitter, Jack Dorsey đổi tên một công ty anh sở hữu thành Block để vinh danh công nghệ blockchain, nền móng lưu trữ dữ liệu xây nên hệ thống tiền số. Người nổi tiếng (và cả người vô danh) liên tục quảng bá sản phẩm NFT do mình tạo ra, bán chúng đi với những mác giá trên trời.
Người ta hy vọng blockchain sẽ cách mạng hóa các ngành công nghiệp, từ tài chính, mạng xã hội cho tới nghệ thuật.
Nhưng với một số người, cơn sốt tiền mã hóa đã tiến triển quá nhanh và đi quá xa. Những giọng nói hoài nghi cho rằng tiền mã hóa và những tài sản số liên quan như NFT chỉ đơn thuần là bán hàng đa cấp kỹ thuật số, khi giá tài sản bị thổi phồng quá mức so với giá trị nguyên bản. Nhiều người nghi ngờ tuổi thọ của cả công nghệ blockchain và tiền mã hóa, hai khái niệm vốn không quen thuộc với đa phần dân số.
Những giọng nói bất bình trước xu hướng mới của công nghệ xuất phát từ cộng đồng game thủ. Bất đồng nảy sinh giữa người chơi và những nhà phát triển lớn như Ubisoft, Square Enix và Zynga. Trong một số màn đối đầu, game thủ giành phần thắng, ít nhất là ở thời điểm này.
Trong những tháng cuối năm, không ít studio game tuyên bố kế hoạch ứng dụng NFT vào game tương lai, hay có dự định theo đuổi cơ chế phát hành vật phẩm này. Tài sản số, vốn được lưu trữ và xác định quyền sở hữu bằng công nghệ blockchain, có thể hiển thị dưới dạng vật phẩm hiếm cho game thủ sở hữu và sưu tập, hay thậm chí mang đi bán trên chợ online. Theo các nhà phát triển, NFT từ game này có thể hiện hữu ở game khác, tạo nên một mạng liên kết “đa vũ trụ” và mở ra những cánh cổng thông thương nhiều cơ hội.
Nhưng người chơi lại thấy đây là nước đi “hút máu” của nhà phát triển.
” Tôi ghét cách họ tiếp tục tìm ra phương thức bòn rút từng đồng của chúng tôi theo bất cứ cách nào có thể“, game thủ Matt Kree lên tiếng trên Twitter, chỉ trích định hướng phát triển NFT của nhà phát triển, phát hành game Square Enix. ” Tôi chẳng thấy ở đâu nhắc tới lợi ích cho game thủ cả, hay cách nó cải thiện lối chơi là gì? Luôn là kiểu ‘Tôi có thể làm tiền bằng cách nào?’“.
Thái độ tiêu cực phát sinh từ ngày các nhà phát hành đưa vào game cơ chế microtransaction (viết tắt MTX, tạm dịch giao dịch vi mô). Theo năm tháng, nhà phát triển tìm thêm những cách kiếm lời từ game thủ, thông qua những cơ chế mua vật phẩm cường hóa nhân vật hoặc nâng cấp tài khoản chơi game. Ngay cả với những game được định giá ở mức 60 USD, người chơi vẫn sẽ phải nạp thêm tiền để mua vật phẩm ảo như trang phục hay vũ khí.
Năm 2006 trở thành cột mốc lịch sử, khi game thủ The Elder Scrolls IV: Oblivion phải trả thêm 2,5 USD để mua bộ giáp “hoàng kim” cho ngựa. Thời điểm này, khái niệm MTX vẫn còn mới mẻ với ngành công nghiệp game. Khi Microsoft lần đầu công bố cách kiếm tiền mới cho các nhà phát triển, họ khẳng định sẽ không công ty nào muốn từ chối một cơ hội nhiều lợi nhuận đến vậy.
Theo USGamer, Bethesda là công ty đầu tiên ứng dụng cơ chế MTX. Dù fan bất bình cho rằng nhà phát triển đã quá tham lam khi bán một vật phẩm đáng lẽ có thể có sẵn trong game chơi đơn (singleplayer), bộ “DLC ngựa” vẫn bán rất chạy. Các nhà phát hành, phát triển khác nhận thấy tiềm năng từ MTX, và hệ quả đã trở thành một phần lịch sử.
Làn sóng phản đối dữ dội lan mạnh, đánh rung các công ty của ngành công nghiệp đang ngày một lớn mạnh. Tháng 12 vừa qua, Sega Sammy, tập đoàn phát triển series nhím Sonic lâu đời, tuyên bố trì hoãn kế hoạch ứng dụng NFT và tiền mã hóa sau khi nhận “phản ứng tiêu cực” từ người chơi. Ubisoft nói rằng họ đánh giá sai mức độ bất bình của cộng đồng game thủ khi công bố kế hoạch NFT.
“Có lẽ chúng tôi đã đánh giá thấp sức mạnh của phản hồi tiêu cực”, Nicolas Pouard, phó chủ tịch Ubisoft và người chỉ đạo dự án ứng dụng blockchain của công ty cho hay.
Các công ty game nói kế hoạch NFT của họ không có động cơ lợi nhuận. Thay vào đó, NFT mang tới cho fan vật phẩm hay để sưu tập, cũng như cách mới để kiếm lời từ việc bán tài sản số.
Video đang HOT
” Thực tế tất cả là vì cộng đồng ấy chứ“, Matt Wolf, giám đốc cấp cao tại công ty game mobile Zynga (nay thuộc quyền sở hữu của Take-Two) nhận định. Zynga là công ty đi đầu trong lĩnh vực ứng dụng game blockchain, và giám đốc Wolf khẳng định: ” Chúng tôi tin vào việc trao người chơi cơ hội chơi để kiếm lời“.
Nỗ lực ứng dụng tiền mã hóa vào game ngày một lớn suốt những năm qua. Một số nhà phát triển đã bắt đầu tạo game trên blockchain, game thủ có thể dễ dàng thu thập tài sản số và chứng minh quyền sở hữu của mình. Những game như CryptoKittes, “bom tấn” năm 2017 cho phép game thủ thu thập mèo ảo và trao đổi; giá mèo có lúc đã chạm ngưỡng 100.000 USD. Trong bối cảnh đại dịch, những game blockchain như Axie Infinity, nơi người chơi có thể kiếm tiền thật từ kiếm và bán NFT ảo, nhanh chóng trở nên phổ biến.
Nhìn vào xu hướng đang khuấy đảo thị trường, các tập đoàn game lớn cũng lập tức hành động. Có điều, kế hoạch tiếp cận tiền mã hóa của họ còn mơ hồ.
Ubisoft là công ty lớn đầu tiên đầu tư vào tiền mã hóa. Tháng 12, họ công bố dự án Ubisoft Quartz, giới thiệu tới cộng đồng ba bộ NFT hiển thị dưới dạng trang bị ảo cho nhân vật, như trang phục hay súng ống. Game thủ chơi Ghost Recon Breakpoint đạt tới những cấp độ nhất định có thể nhận miễn phí những NFT này. Theo lời Ubisoft, game thủ có quyền giữ vật phẩm hoặc bán trên những chợ thuộc bên thứ ba.
Đã hơn 10.000 ví điện tử kết nối với nền tảng Quartz, ngay cả khi Ubisoft mới chỉ “mint” 3.000 NFT trong đợt đầu. Lời nhận định của ông Pouard cho thấy Ubisoft sẽ tiếp tục dự án NFT của mình trong tương lai.
Còn Zynga thuê ông Wolf, lão làng của ngành công nghiệp game, về dẫn đầu nỗ lực ứng dụng tiền mã hóa vao game. Mục tiêu sẽ là tạo game mới dựa trên công nghệ blockchain, cho phép người chơi dễ dàng thu thập, sở hữu và bán NFT. Ông Wolf không chia sẻ nhiều về dự án, hay việc các NFT có thông giữa các game của Zynga không.
” Chúng tôi vẫn đang phát triển tất cả những thứ đó“, ông nhận định.
Những công ty game khác cũng đang nỗ lực khai thác tiềm năng của NFT, tiếp tục khẳng định cách game thủ làm tiền từ tiền mã hóa. Ngay đầu năm 2022, chủ tịch Square Enix là Yosuke Matsuda đã tái khẳng định định hướng công ty, nhấn mạnh việc game blockchain sẽ cho phép game thủ kiếm lời. Đây sẽ là ” bối cảnh chiến lược lớn” của công ty trong năm tới.
Nhưng những tuyên bố ứng dụng NFT vào game lại như dầu đổ vào lửa, khiến game thủ phản ứng dữ dội. Sau khi nhận chỉ trích từ phía cộng đồng, giám đốc cấp cao của Sega nhận định: ” Nếu đây bị coi như một cách làm tiền đơn giản, tôi muốn đưa ra quyết định ngừng phát triển“. Tuy nhiên, Sega vẫn sẽ giữ vững lập trường trong tương lai gần.
Một số công ty khác tỏ ra thận trọng với tiền mã hóa. Phil Spencer, chủ tịch mảng Xbox của Microsoft – tập đoàn vừa mua lại Activision Blizzard với mức giá kỷ lục, trả lời phỏng vấn Axios hồi tháng 11 năm ngoái và nêu ra một số điểm đáng chú ý. Ông nhận định đã xuất hiện những game play-to-earn sở hữu cơ chế “lạm dụng”, và sẽ tránh đưa những game dạng này lên cửa hàng Xbox. Microsoft từ chối đưa ra nhận định xa hơn về các kế hoạch tương lai của công ty.
Valve, lão làng ngành game và nhà sở hữu nền tảng bán game thành công Steam, mới cấm toàn bộ các game blockchain ứng dụng tiền mã hóa hoặc cho phép trao đổi NFT. Valve từ chối trả lời phỏng vấn của phóng viên New York Times về vấn đề liên quan. Phải nói thêm, Valve đã vận hành một nền tảng bán hàng rất thành công, cho phép người chơi trao đổi vật phẩm suốt nhiều năm nay.
Trái lại, Epic Games mở rộng tay chào đón game blockchain trên nền tảng bán game Epic Store của mình. Tuy nhiên, chủ tịch Tim Sweeney của Epic nói Epic sẽ tránh ứng dụng NFT vào game của mình, bởi lẽ ngành công nghiệp đã đầy rẫy ” mớ hổ lốn lừa đảo cố hữu“.
Không chỉ các studio phát triển game đối mặt với cộng đồng dậy sóng. Discord, nền tảng giao lưu quen thuộc của giới game thủ đã phải đẩy lùi dự án ứng dụng tiền mã hóa của mình, sau khi game thủ đe dọa hủy đăng ký dịch vụ. Jason Citron, nhà phát triển game và đồng sáng lập Discord, đã tạo nên làn sóng phản đối khi “nhá hàng” dự án hợp tác với Ethereum trên Twitter.
Trong một bài phỏng vấn, ông Citron nói: ” Tôi lạc quan về việc tồn tại rất nhiều thứ hay ho trong mảng blockchain, tuy nhiên cũng tồn tại rất nhiều vấn đề“.
Game thủ Kree thì khẳng định anh sẽ tiếp tục đấu tranh chống nỗ lực ứng dụng tiền mã hóa. Việc nhà phát triển S.T.A.L.K.E.R. phải chiều lòng cộng đồng khiến anh ngập tràn hy vọng, rằng ý kiến của phần đông cộng đồng sẽ thay đổi được quyết định nhà phát triển.
Trào lưu GameFi là kẻ thù của người chơi điện tử
Những game thủ trung thành kịch liệt phản đối kế hoạch tích hợp NFT, blockchain vào trò chơi của nhà phát hành.
Sau sự thành công của các dự án GameFi với mức vốn hóa đạt hàng tỷ USD, nhiều công ty trò chơi điện tử kỳ cựu quyết tâm tham gia vào lĩnh vực mới. Tuy nhiên, những tiền lệ xấu khiến người chơi không tin tưởng vào yếu tố NFT trong game của GSC Game World, Ubisoft hay Square Enix.
Động thái quyết liệt của cộng đồng game thủ khiến các nhà phát hành "chùn chân" trước việc tích hợp blockchain.
Game thủ phản ứng quyết liệt với GameFi
Christian Lantz là một game thủ kỳ cựu của trò chơi STALKER. Đó là kiểu game bắn súng góc nhìn thứ nhất lấy bối cảnh hậu tận thế ở Ukraine, từng nổi tiếng một thời gian dài. Khi Lantz nghe tin phiên bản mới của trò chơi sắp được phát hành, cậu đã sẵn sàng để mua nó.
STALKER 2 bị cộng đồng phản ứng quyết liệt vì tích hợp NFT.
Phía GSC Game World, công ty Ukraine đứng sau STALKER, cho biết sẽ tích hợp hợp NFT vào hậu bản của trò chơi. Theo GSC, người chơi có thể mua bán vật phẩm NFT như quần áo cho nhân vật của game. Công ty cho biết đây là "bước chuyển đổi" đến thời kỳ metaverse.
Tuy nhiên, Lantz cùng hàng nghìn người hâm mộ STALKER trên Twitter, Reddit phản đối yếu tố blockchain trong phiên bản tiếp theo. Những người này cho rằng việc tích hợp NFT chỉ là cách kiếm thêm tiền từ người chơi của nhà phát hành. Phản ứng dữ dội từ cộng đồng khiến GSC buộc phải từ bỏ kế hoạch nêu trên.
"Nhà phát hành lợi dụng sự nổi tiếng của trò chơi để thu lời. Họ hành động vì lợi nhuận chứ không phải một trò chơi chất lượng", Chiristian Lantz, hiện sống ở Ontario, Mỹ nói với New York Times.
Không còn lòng tin vào nhà phát hành
Trong năm 2021, giá của các đồng tiền số tăng "ngất ngưởng". Bitcoin, Ethereum liên tục lập đỉnh mới. Các loại tài sản dựa trên tiền mã hóa như NFT dần phổ biến và tạo dựng được thành công. Jack Dorsey, nhà sáng lập Twitter đã đổi tên một trong những công ty mình điều hành thành Block để vinh danh blockchain.
Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ, Melania Trump cũng phát hành và bán đấu giá NFT của bản thân. Những người ủng hộ trào lưu này kỳ vọng blockchain sẽ cách mạng hóa thế giới, từ tài chính, truyền thông đến xã hội, nghệ thuật.
Axie Infinity giúp nhiều người kiếm được tiền trong giai đoạn dịch bệnh.
Nhưng đối với một số người, cơn sốt tiền số đã đi quá xa. Họ nghi ngờ rằng hệ thống tiền mã hóa là một kế hoạch đa cấp kỹ thuật số với giá trị bị bơm thổi. Nghi ngại về tiền số bị đặt ra bởi định nghĩa có phần lỏng lẻo của nó cùng ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống.
Đồng thời , New York Times gọi cộng đồng game thủ là nơi bất hạnh nhất. Người chơi phải đấu tranh hàng ngày về tiền mã hóa với các hãng game lớn như Ubisoft, Square Enix hay Zynga. Tính đến lúc này, ưu thế thuộc về người chơi trong nhiều cuộc đối đầu.
"Họ chỉ kinh doanh theo xu hướng. Những người thúc đẩy NFT trong trò chơi đang tìm cách lừa đảo", Mutahar Anas, YouTuber về game với hơn 3 triệu người đăng ký chia sẻ.
Trong những tháng gần đây, nhiều hãng game tiết lộ kế hoạch tích hợp NFT vào trò chơi của mình. Nhà phát hành cho rằng điều này cung cấp cho game thủ lựa chọn mặt hàng độc đáo và làm phong phú thêm lượng NFT kinh doanh trên thị trường.
Theo các nhà phát triển, trong tương lai, NFT có thể được thiết kế để di chuyển giữa các trò chơi. Điều này đồng nghĩa với việc một vật phẩm có thể ảnh hưởng đến nhiều tựa game.
Nhưng đối với giới game thủ, đó không khác gì một chiêu trò moi tiền trắng trợn của nhà phát hành.
Matt Kee, 22 tuổi, bày tỏ sự phẫn nộ khi Square Enix cho biết họ đang đẩy mạnh NFT vào game Kingdom Hearts. "Tôi chẳng thấy ai đề cập đến việc điều này có lợi gì cho người chơi, cải thiện điều gì. Họ luôn nói về khả năng sinh lời của chúng", Matt chia sẻ.
Phần lớn sự phẫn nộ bắt nguồn từ những giao dịch vi mô (micro transaction) trong trò chơi. Những năm qua, nhà sản xuất đã tìm cách thu lợi bằng các yêu cầu nâng cấp nhân vật, chế độ chơi, ngay cả khi khách hàng đã trả 60 USD để mua game.
Một trong những vụ việc nổi tiếng nhất là nhà phát triển Elder Scrolls IV: Oblivion bắt người dùng trả thêm 2,5 USD cho áo giáp của con ngựa mà nhân vật cưỡi.
"Chỉ vài USD thôi, nhưng tôi vẫn tự hỏi rằng tại sao họ không trang bị sẵn giáp cho ngựa. Tại sao tôi phải trả tiền cho nó", Eric Hild, 31 tuổi, người sản xuất bia ở Iowa, Mỹ nói với New York Times.
Theo Merritt K, lập trình viên tại FanByte, mức độ phản kháng ngày càng mạnh mẽ của game thủ là bởi sự tràn lan của vấn nạn giao dịch vi mô. Vì vậy, khi nhà sản xuất giới thiệu thêm NFT, một yếu tố đậm chất mua bán, người chơi không thể chấp nhận.
Phản ứng mạnh mẽ khiến công ty game chùn bước
Sự phẫn nộ từ cộng đồng đã làm chao đảo các doanh nghiệp trò chơi điện tử. Vào tháng 12/2021, Sega Sammy, nhà phát triển Sonic the Hedgehog đã thể hiện sự dè dặt về kế hoạch tích hợp NFT sau phản ứng tiêu cực của người dùng.
Unisoft, công ty Pháp đứng sau Assasin's Creed nói rằng họ đã đánh giá sai về mức độ không hài lòng của khách hàng khi công bố một chương trình NFT vào tháng trước. Hơn 90% người xem dislike video trên YouTube giới thiệu kế hoạch trên của công ty.
Ubisoft, Square Enix nhận phải phản ứng tiêu cực từ cộng đồng.
"Có thể chúng tôi đã đánh giá thấp mức độ phản ứng tiêu cực có thể xảy ra", Nicolas Pouard, Phó chủ tịch Ubisoft, người đứng đầu sáng kiến blockchain của công ty Pháp cho biết.
Những nhà phát hành game cho rằng kế hoạch ra mắt NFT không được thúc đẩy bởi lợi nhuận. Họ cho biết NFT mang đến cho người hâm mộ thứ gì đó thú vị để sưu tầm và có thể kiếm tiền bằng cách bán tài sản số.
"Đó thực sự là vì cộng đồng. Chúng tôi tin tưởng vào việc mang đến cho mọi người cơ hội chơi game kiếm tiền", Matt Wolf, Giám đốc Điều hành Zynga, công ty trò chơi điện tử tích hợp blockchain cho biết.
Sự phát triển của tiền số trong các trò chơi gây được sự chú ý trong những năm qua. Một số công ty xây dựng game trên blockchain, giúp người chơi thu thập tài sản kỹ thuật số và chứng minh sở hữu. CryptoKitties là trò chơi tạo được tiếng vang vào năm 2017. Một chú mèo ảo trong game được bán với giá 100.000 USD. Giữa giai đoạn đại dịch, các trò chơi dựa trên blockchain như Axie Infinity giúp nhiều người có thêm thu nhập.
GameFi gây chia rẽ nền công nghiệp trò chơi điện tử
Các hãng game lớn đang cố gắng tham gia vào cuộc chơi này, mặc dù kế hoạch với tiền số của họ vẫn khá mơ hồ.
Ubisoft là nhà sản xuất lớn đầu tiên lấn sân sang lĩnh vực tiền mã hóa. Tháng 12/2021, họ công bố sáng kiến Ubisoft Quartz, giới thiệu bộ 3 NFT dưới dạng thiết bị kỹ thuật số gồm mũ và súng. Các NFT này được cung cấp miễn phí trong Ghost Recon Breakpoint khi người chơi đạt một cấp độ nhất định. Công ty cho biết người chơi có thể giữ các vật phẩm này hoặc rao bán.
Bên cạnh những người ủng hộ, một số công ty game nói không với NFT.
Cho đến nay, 10.000 địa chỉ ví kỹ thuật số đã được liên kết với nền tảng Quartz dù Ubisoft chỉ cho khai thác 3.000 NFT trong đợt đầu.
Ông Pouard cho biết Ubisoft có kế hoạch cắt giảm doanh số bán các NFT trong tương lai. "Chúng tôi đang chuyển mô hình kinh doanh chỉ tập trung vào trò chơi sang hệ sinh thái, nơi mọi người là một cá thể liên quan", phó chủ tịch Ubisoft nói.
Zynga, sắp được thâu tóm bởi Take-Two đã thuê Wolf, một chuyên gia của ngành trò chơi để phát triển GameFi vào tháng 11/2021. Mục tiêu của công ty là phát triển các trò chơi mới trên nền tảng blockchain, để người dùng dễ dàng mua bán NFT.
Các công ty game khác cũng đang lấn sân sang lĩnh vực NFT, quảng cáo về cách tiền số khiến nhiều người trở nên giàu có. Tháng một, Yosuke Matsuda, Chủ tịch Square Enix cho biết việc tạo ra các game blockchain sẽ giúp người chơi kiếm tiền. Nó sẽ trở thành lĩnh vực chiến lược của công ty trong tương lai.
Nhưng khi số NFT được phát hành từ các công ty game ngày càng lớn, người chơi càng khó chịu.
Ngoài ra, có một số doanh nghiệp đã đứng lên chống lại GameFi. Phil Spencer, người đứng đầu bộ phận Xbox của Microsoft nói với Axios vào tháng 11/2021 rằng trò chơi kiếm tiền là một hình thức "bóc lột" và chúng sẽ không xuất hiện trên cửa hàng Xbox.
Valve, công ty sở hữu Steam cũng đã cập nhật các quy tắc của mình vào mùa thu năm ngoái để cấm các trò chơi blockchain, cho phép trao đổi tiền điện tử hoặc NFT. Đồng thời, Tim Sweeney, Giám đốc Điều hành Epic Games, công ty đứng sau Fortnite cho biết hãng sẽ tránh xa NFT trong các trò chơi của mình.
"Mặc dù tôi lạc quan rằng có nhiều điều thú vị đang diễn ra trong thế giới blockchain. Nhưng nó cũng tồn tại nhiều vấn đề", Jason Cintron, Giám đốc Điều hành của Discord nói trong một buổi phỏng vấn.
Drama cuối năm: Sàn giao dịch crypto bị nhà đầu tư Gamefi Việt tố thao túng giá trị đồng coin, thu lợi bất chính hàng chục tỷ Hiện sự việc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi sàn giao dịch này đã hủy niêm yết của đồng coin nói trên khiến cho cộng đồng nhà đầu tư lên tiếng tẩy chay. Mới đây, một số thông tin liên quan đến dự án Elemon - một game NFT của người Việt - cùng sàn giao dịch tiền điện tử MEXC...