Game xưa và nay khác nhau chỗ nào?
Mặc dù các tựa game hiện đại cuốn hút chúng ta theo một cách rất khác, nhưng đồng thời chúng cũng đánh mất nhiều yếu tố hấp dẫn thường thấy ở những trò chơi xưa cũ.
Hoàn thành game mà không save
Với các trò chơi cũ, chúng ta không những có thể save mà còn hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn thời điểm để lưu game. Trở lại cái thời khi việc save hay load game chỉ phụ thuộc vào việc bạn ấn F6 hay F7 chứ không tồn tại checkpoint như hiện tại, bạn có thể đánh giá khả năng của một người chơi khác thông qua việc người đó lưu game nhiều hay ít. Chính vì vậy mà khi nhìn thấy nút F7 vẫn y nguyên như mới trên bàn phím của một người chơi, đó là thời điểm bạn cảm thấy hắn thật “pro”.
Với đa số các tựa game ngày nay, khi chết chúng ta chỉ phải quay lại điểm checkpoint gần nhất nên việc phá đảo game đòi hỏi sự kiên nhẫn nhiều hơn là cố gắng. Trong khi đó ở game cũ người chơi chỉ nhận được một số mạng nhất định dành cho toàn bộ quá trình chơi. Sẽ thế nào nếu như Call of Duty chỉ cho phép bạn chết tối đa 3 lần? Lúc đó chắc chắn bạn sẽ thực sự quan tâm đến việc làm thế nào để tránh khỏi cái chết cũng như thực sự quan tâm đến việc hoàn thành trò chơi. Rõ ràng các trò chơi hiện nay không thể cho bạn cái cảm giác vui sướng khi hoàn thành như những game như Contra từng làm được.
Những lời chế giễu
Chắc hẳn bạn còn nhớ chú chó đồng hành dễ ghét trong tựa game bắn vịt, hay những dòng mô tả vị tướng quân của bạn bỏ chạy và chết nhục nhã thế nào mỗi khi lựa chọn retreat trong Heroes III? Đó là những thứ góp phần khiến cho thất bại của chúng ta còn trở nên cay đắng hơn bao giờ hết.
Hiện nay có vẻ như các nhà làm game đã bắt đầu cảm thấy sợ khi công khai “sỉ nhục” những thượng đế của mình. Thay vào đó, họ chọn cách khuyên nhủ, đưa ra những chỉ dẫn thích hợp giúp người chơi tránh phạm phải sai lầm cũ, khiến cho trò chơi cũng phần nào trở nên dễ thở hơn.
Bảng xếp hạng thành tích
Yếu tố này vẫn tồn tại trong một số trò chơi ngày nay, nhưng chủ yếu chỉ là trong game casual hay mobile. Blizzard đã biến tấu High Score trở nên phức tạp hơn với hệ thống xếp hạng ladder, nhưng nhìn chung việc nhìn thấy High Score hiện tại của bạn gần như đã biến mất trong các thể loại khác.
Trong các trò chơi cũ, điểm số luôn tồn tại giống như một thước đo phấn đấu dành cho người chơi. Họ có thể hoàn thành game, nhìn vào điểm số để so sánh với bạn bè hay chính bản thân mình. Nhiều nhà làm game còn tinh tế hơn khi đưa ra các danh hiệu phong cho người chơi, tùy thuộc vào thành tích mà họ đạt được. Và lẽ tất nhiên mỗi khi nhìn vào bảng xếp hạng với toàn những danh hiệu gà vịt, chẳng có ai lại không cảm thấy nóng mắt và muốn chơi lại một hoặc nhiều lần nữa.
Campaign đòi hỏi thời gian
Một tình trạng chung đối với các tựa game hiện đại, đó là dường như chúng đều bắt người chơi phải hành động vội vã nhất có thể. Vô hiệu hóa một quả bom, bắt hết bọn khủng bố, hoặc hoàn thành một màn chơi,… Các chiến dịch trong game ngày nay thông thường chỉ cần một đến hai ngày là đã có thể hoàn thành. Rồi để níu giữ người chơi, nhà phát triển lại phải tung ra các bản cập nhật như: bổ sung bản đồ mới, thêm chế độ multiplayer hoặc tăng thêm giới hạn level,…
Video đang HOT
Chuyện gì đã xảy ra với những tựa game phải mất cả tuần lễ để hoàn tất? Đâu riêng gì thế giới mở như hiện tại, các trò chơi như Tomb Raider, Pokemon hay thậm chí Quake, Half-Life xưa kia cũng ngốn của chúng ta kha khá thời gian mới có thể đi được đến đích cuối cùng. Chẳng có gì hối thúc game thủ phải tiến về phía trước, giết hết kẻ địch, chứng kiến một vụ nổ theo kiểu Michael Bay và nhảy ngay vào chế độ multiplayer trong khi trong đầu chẳng ghi nhớ chút ấn tượng nào về phần chơi campaign vừa kết thúc.
Độ thử thách
So với trước kia, chẳng có gì là quá đáng khi nhận định rằng game ngày nay quá dễ. Không chỉ riêng gì sức mạnh của các con boss hay kẻ địch chung chung, mà còn về việc hoàn thành một nhiệm vụ, các bước cần thiết để đi đến màn chơi tiếp theo. Những tựa game ngày nay chỉ giới thiệu các nhiệm vụ nhàm chán lặp đi lặp lại như kiểu tăng độ khó lên thì con boss sẽ nhiều máu hơn, và bất cứ ai cũng có thể hoàn thành nếu kiên nhẫn.
Hãy nhớ lại khoảng thời gian bạn dành để tìm kiếm đủ các chìa khóa trong Prince of Persia, chạy lòng vòng khắp nơi để tiêu diệt con quái vật 3 đầu trong Half-Life, lặn lội ngược xuôi để mở một cánh cổng trong Tomb Raider,… Tại thời điểm đó, thứ bạn cần là thời gian, sự kiên nhẫn, trí thông minh và một chút sáng tạo. Còn ngày nay, chơi game chỉ đơn giản là lao đến cánh cửa đã mở sẵn, tiêu diệt kẻ thù và cứ lặp đi lặp lại như vậy. Chưa kể trong thời đại internet, nếu thấy “bí” ở khúc nào đó, bạn chỉ việc Google và nhanh chóng tìm thấy tất cả những thứ mình cần.
Những yếu tố đã mất nói trên tất nhiên không hoàn toàn khiến cho các tựa game ngày nay trở nên không đáng chơi, nhưng những người chơi ngày nay khó mà tìm lại được sự hồi hộp, thách thức mà các tựa game xưa cũ từng mang lại. Liệu rằng một lúc nào đó, các NSX có thể hồi phục lại dù chỉ một trong số những điều đã mất kể trên? Nhìn vào nhưng tựa game như Dark Souls, rõ ràng chúng ta vẫn còn hy vọng.
Theo VNE
Những nàng công chúa cá tính của thế giới game
Chúng ta hãy cùng điểm lại 9 nàng công chúa xinh đẹp nhưng đầy cá tính trong các tựa game từ trước đến nay.
Nói về những cô công chúa cá tính, có lẽ Walt Disney đang sở hữu nhiều ứng cử viên nhất. Gần đây nhất là nàng công chúa bướng bỉnh nhưng đầy nghị lực và lòng nhân hậu, Anna trong bộ phim Frozen. Trong lịch sử ngành game cũng có những cô công chúa có cá tính như thế, thậm chí là còn mạnh mẽ hơn nhiều.
Kitana trong Mortal Kombat
Công chúa Kitana của vương quốc Edenia ngoài vũ trụ dù đã hơn 10 ngàn tuổi nhưng vẫn giữ được nét đẹp của thiếu nữ mới đôi mươi. Sau khi quê hương nàng bị Shao Kahn xâm lược, Kitana bị tẩy não và phụng sự hắn với nhiệm vụ là tiêu diệt những ai đối đầu với hắn.
Dưới sự giúp đỡ của các chiến binh quả cảm, nàng đã được phục hồi lại ý thức đồng thời vạch ra kế hoạch lật đổ Shao Kahn nhằm cứu lấy quê hương của mình.
Lyn trong Fire Emblem: Immortal Sword
Tuy trong series Fire Emblem, phần Lyn xuất hiện là phần ngắn nhất, nhưng sứt hút do nàng tạo ra lại lớn hơn nhiều so với 2 nhân vật chính. Điều đó đucợ khẳng định qua việc tiếp tục xuất hiện trong phần DLC Fire Emblem: Awakening.
Xuất thân là công chúa của vùng Caelin nhưng vua cha và hoàng tộc bị sơn tặc hạ độc giết chết, từ nhỏ phải lưu lạc giữa thảo nguyên. Vì báo thù mà Lyn không ngừng rèn luyện bản thân. Với kiếm pháp huyền ảo và uyển chuyển, Lyn ngày càng trưởng thành hơn trong quá trình sát cánh chiến đấu với đồng đội, nàng không còn bị mối thù năm xưa che mờ mắt nữa. Yêu thích sự tự do, tính tình thẳng thắn không chịu khuất phục càng tăng thêm cá tính của cô công chúa vùng thảo nguyên này.
Alena trong Dragon Quest IV
Nói về công chúa thì trong series Dragon Quest xuất hiện nhiều vô số kể nhưng chỉ có Alena là được đông đảo game thủ nhớ đến nhiều nhất. Đầu tiên là do cô công chúa này không phải NPC mà là nhân vật người chơi trực tiếp điều khiển, tính cách thì càng khác biệt với những nàng công chúa truyền thống.
Thú vui của nàng là leo tường bỏ nhà ra đi, đánh nhau với yêu quái và thậm chí là đoạt giải vô địch tại đại hội võ thuật của vương quốc.
Garnet trong Final Fantasy IX
Nếu như có thể cho Final Fantasy 9 thêm một cái tên, thì tôi cho rằng "Công Chúa Bỏ Nhà Đi Bụi" là thích hợp nhất. Toàn bộ cốt truyện trong game đều xoay quanh cô công chúa bỏ trốn này, nhóm không tặc có ý đồ bắt cóc nàng chẳng hiểu sao cuối cùng lại trở thành đội bảo vệ cho con tin "tự nguyện chịu trói".
Sau đó cả nhóm còn phát hiện ra âm mưu khủng khiếp liên quan đến sự an nguy của cả hành tinh. Mặc dù có chút ranh mãnh và nghịch ngợm nhưng cô là người có tâm hồn lương thiện, người chơi sẽ thấy sự trưởng thành từng ngày trên con đường phiêu lưu của nàng.
Fat Princess trong game cùng tên
Nàng công chúa béu ú này nổi như cồn trong năm 2010, chẳng những nuốt hết những miếng bánh kem to tướng, cô nàng còn "nuốt trọn" những giải thưởng danh giá từ báo giới năm đó. Tuy tạo hình đúng là kiểu cách của công chúa nhưng thể trọng thì khó có ai nhận ra được.
Elika trong Prince of Persia
Trong thế giới Ba Tư có ai leo trèo giỏi hơn chàng hoàng tử? Xin thưa đó là Elika. Mỗi khi chàng sẩy chân thì nàng có mặt ngay lập tức để ứng cứu, thậm chí khi chàng còn chưa leo đến đỉnh thì nàng đã có mặt tại đó rồi.
Ashe trong Final Fantasy XII
Xin đừng nhầm lẫn với Ashe của Liên Minh Huyền Thoại, nàng có tên đầy đủ là Ashelia B'nargin Dalmasca, gọi ngắn gọn là Ashe, có bí danh Amalia, là một nhân vật điều khiển được trong Final Fantasy XII. Nàng là Công chúa của Dalmasca và là con gái duy nhất của Vua Raminas. Nàng cũng là hậu duệ cuối cùng của Raithwall, vị vua huyền thoại được mọi người gọi là Dynast King.
Ashe là mẫu phụ nữ không lệ thuộc, mạnh mẽ và cứng rắn, nàng mang trong mình quyết tâm khôi phục lại những gì mà gia tộc nàng đã mất. Tính cách của nàng khá kiêu căng nhưng lương thiện, tuy cứng rắn nhưng vẫn đầy sự bao dung. Theo diễn biến trong trò chơi nàng vẫn bộc lộ sự yếu đuối đúng chất phụ nữ mỗi khi nhìn thấy Rasler, người chồng mà nàng yêu quí, cũng như có khoảng thời gian êm đềm hành phúc trước khi xảy ra biến cố.
Peach trong Super Mario
Vâng, có lẽ khi đọc tiêu đề thì mọi người cũng đoán được phần nào sự có mặt của cô nàng này. Có thể nói nàng là người khi sinh ra đã phải mang trên đầu những "bi kịch", khi "ông chú sửa ống nước" Mario vừa trải qua bao nhiêu khó khăn mới cứu được nàng, vừa quay đầu lại có người đến báo là nàng lại bị bắt cóc.
Tuy rằng sau này Nintendo đã thay đổi tính cách của nàng mạnh mẽ hơn trong series game sau này của Mario, nhưng hình tượng nàng công chúa đáng thương đã ăn sâu vào tim của game thủ rồi.
Zelda trong The Legend of Zelda
Cuối cùng là Zelda, nhân vật của một trong trong series game lớn nhất mọi thời đại - The Legend of Zelda. Thế nhưng xuyên suốt cả series không mấy khi thấy nàng xuất hiện, thậm chí chỉ để lại dấu vết cho nhân vật chính chạy vạy khắp nơi tìm kiếm. Công chúa "lười biếng" thế này mà có thể dùng tên của mình bán ra mấy trăm triệu bản game thì quả thật là rất "cá tính".
Theo VNE
Dungeon Keeper, game "cũ mà hay" hồi sinh trên Mobile Chúng ta hãy cùng đến với 1 tựa game thủ thành mới đặt chân vào làng di động, Dungeon Keeper. Mới đây, ông lớn EA, tác giả của vô số tựa game bom tấn trên nền tảng PC/Console và cả mobile vừa ra mắt đứa con mới nhất của mình, Dungeon Keeper. Đây là trò chơi chắc chắn sẽ rất phù hợp với...