Game Việt và đề tài lịch sử – Câu chuyện không hồi kết
Game chủ đề lịch sử Việt Nam đã, đang và sẽ vẫn là vấn đề khiến không ít những nhà làm game trong nước
Khi những đột phá mới của công nghệ được con người khám phá hoặc phát minh, những sản phẩm giải trí tương tác, hay thường được chúng ta gọi một cách ngắn gọn là game, cũng trở thành một trong những công cụ truyền tải thông điệp cực kỳ hiệu quả bên cạnh những công cụ vốn có như điện ảnh, sân khấu, văn học…
Lịch sử cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trên thế giới đã có không ít những tựa game tái hiện lại một phần kho tàng lịch sử khổng lồ của nhân loại, những trận chiến oai hùng, những thời khắc đã qua mà con người hiện đại không bao giờ được phép lãng quên.
Đã từng có lần, cố đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có những lời răn dạy đi trước thời đại với những người làm game Việt: “Cách đây đã trên dưới 10 năm, khi đó trò chơi điện tử trên Internet mới thâm nhập chưa lâu mà đã sớm tỏ ra hút hồn giới trẻ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói với anh em làm sử chúng tôi rằng cần quan tâm đến kênh giải trí này từ lợi thế truyền bá và tự ông đưa tôi đến một doanh nghiệp tin học khích lệ sự hợp tác giữa hai giới để thiết kế những game Việt khai thác các đề tài lịch sử…”
Hãy quay trở lại với làng game Việt. Khi cộng đồng game thủ được tự tay trải nghiệm những tựa game từ cũ đén mới như Cossack, Age of Empires hay gần đây có Assassin’s Creed, chính họ cũng có được cho mình một phần, không ít thì nhiều, những kiến thức lịch sử thế giới như những nền văn minh cổ xưa, hay những câu chuyện được thêu dệt dựa trên chính quá khứ có thật.
Những tựa game từng rất được kỳ vọng sẽ đem lại một góc nhìn mới mẻ hơn về lịch sử đất nước Việt Nam trong quá khứ như 7554 hay Thuận Thiên Kiếm cuối cùng lại trở thành những cái tên đã đi vào dĩ vãng. Thất bại về mặt doanh thu là một lý do. Nhưng lý do này lại đến chính từ sự thờ ơ trước những tựa game các nhà phát triển VIệt Nam đã dày công nghiên cứu và phát triển để đem tới cho cộng đồng game thủ Việt.
Tuy nhiên một điều đáng mừng là, vẫn có những con người nặng lòng với lịch sử Việt Nam, và muốn đưa những câu chuyện lịch sử tái hiện trong những tựa game do chính bàn tay người Việt tạo nên. Họ mong muốn rằng thông qua những sản phẩm của họ, giới trẻ Việt nói chung và những game thủ nước nhà nói riêng sẽ quan tâm hơn tới những giá trị bất diệt qua 4.000 năm văn hiến của đất Việt.
Video đang HOT
Gần đây nhất là trường hợp của Cờ Lau. Dự án game mobile được MD Studio ấp ủ và kỳ vọng sẽ đem lại những ký ức hùng tráng của thời kỳ Loạn 12 Sứ Quân đến với game thủ.
Điều đáng buồn là, bên cạnh số ít ỏi những sản phẩm như vậy, cộng đồng game thủ hiện còn quá đề cao những game nhập vai hay chiến thuật mang âm hưởng kiếm hiệp, tiên hiệp Trung Quốc, vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người trẻ tuổi trong nước.
Nhiều người không khỏi chạnh lòng khi game thủ trong nước, sau một thời kỳ sống cùng với những bộ phim dã sử hay lịch sử Trung Quốc lại trở nên gắn bó với những tựa game kiếm hiệp được phát triển khai thác chính những đề tài này, trong khi đối với họ, lịch sử nước Nam chỉ tồn tại trong những cuốn sách giáo khoa dài dòng, khô khan hay những bộ phim đậm tính sử thi nhưng không được khai thác đúng tầm.
Xét riêng làng game Việt, chi tính tới quá trình dựng nước, giữ nước của ông cha ta, các nhà phát triển game đã có được một mảnh đất vô cùng rộng lớn để phát triển những sản phẩm có cả chất và lượng, góp phần phục vụ cộng đồng game thủ vốn đã và đang lặn ngụp trong bể game “Tàu” được nhập về nước ta hàng tháng, thậm chí hàng tuần bởi các nhà phát hành.
Tuy nhiên, để thực hiện được một dự án như vậy hoàn toàn không phải là điều đơn giản. Điều kiện tiên quyết để có thể tạo ra một tựa game lịch sử là vấn đề nghiên cứu. Chỉ có nghiên cứu một cách kỹ lưỡng lịch sử, cốt truyện của game mới có được chất lượng và chiều sâu. Và đó cũng chính là điều những nhà phát triển game hiện tại e dè.
Chỉ cần mắc một sơ suất nhỏ trong việc thực hiện, hậu quả mang đến cho các studio game Việt Nam đôi khi vô cùng khó lường trước. Chỉ tính riêng một chi tiết sai sót trong lịch sử đã có thể khiến cho game thủ hiểu sai lệch toàn bộ vấn đề. Một tựa game Việt khiến cho cộng đồng hiểu sai lịch sử sẽ đem tới hậu quả thảm khốc đến nhiều thế hệ sau.
Vấn đề thứ hai đối với các nhà phát triển game Việt chính là chất lượng sản phẩm. Khi mặt bằng chung của những tựa game made in Vietnam vẫn chưa được cải thiện, thì việc cố gắng khai thác chủ đề lịch sử sẽ càng làm khó những studio của chúng ta. Ai cũng muốn thực hiện một tựa game để truyền tải những thông điệp từ quá khứ.
Thế nhưng khi chính chất lượng của tựa game chưa được tốt như mong muốn, việc “nhồi nhét” những câu chuyện lịch sử, việc mà chúng ta chưa thể tinh tế bằng những quốc gia láng giềng sẽ chỉ khiến cho tựa game ra lò không sớm thì muộn cũng sẽ bước vào vết xe đổ của những game Việt Nam lấy bối cảnh lịch sử từng được ra mắt trước đây.
Bên cạnh đó, sự thờ ơ của game thủ trước nhiều game mang nội dung lịch sử Việt Nam cũng là một trong những lý do khiến cho những sản phẩm này dần mất đi chỗ đứng của mình trước những tựa game ngoại lai với chất lượng ngày càng cao đang dần chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Cứ như vậy, game chủ đề lịch sử Việt Nam đã, đang và sẽ vẫn là vấn đề khiến không ít những nhà làm game trong nước, cả online, offline lẫn mobile trăn trở, từ đó cố gắng kiếm tìm giải pháp.
Theo GameK
Trải nghiệm Đế Quốc Tranh Bá, webgame nhại theo Age of Empires Online
Lối đánh đề cao sự tự do cùng những chi tiết vay mượn từ Age of Empires là những ấn tượng rõ nét nhất về Đế Quốc Tranh Bá.
Đế Quốc Tranh Bá (ĐQTB) là tựa webgame chiến thuật rất đáng chú ý nhờ lối di chuyển quân và xây cất công trình tự do trên bản đồ. Bên cạnh đó, trò chơi này còn dễ dàng thu hút người chơi nhờ nội dung vay mượn nhiều chi tiết từ huyền thoại dàn trận Age of Empires(AOE). Mặc dù có sự thay đổi về bối cảnh, chỉ xoay quanh cuộc chiến giữa các đế chế nhỏ ở Trung Hoa nhưng người chơi vẫn cảm nhận được sự quen thuộc thông qua cách xây dựng bản đồ, âm thanh, cách điều khiển,...
Đồ họa của ĐQTB không theo sát hoàn toàn AOE mà có phần giống với Clash of Clans hay Age of Empires Online. Tạo hình nhân vật trong game khá chi tiết, tuy nhiên phần kiến trúc hay các ngoại cảnh còn thô sơ, chưa tạo được ấn tượng với người chơi. Nhìn chung bạn vẫn có thể tìm thấy cảnh giao tranh tương đối hoành tráng, tên bay, lửa cháy nhưng không đủ độ "chất" như AOE. Hơn nữa, thanh hiển thị chỉ số máu của lính có kích thước nhỏ nên khá khó quan sát, chỉ thích hợp cho việc dồn quân theo kiểu "lấy thịt đè người" chứ không thể thực hiện những pha khiển quân đầy kỹ thuật.
ĐQTB không tạo ra bất cứ sự khác biệt nào ở giai đoạn khởi đầu, do đó bạn sẽ không có tùy chọn về thế lực hay lãnh thổ để đóng quân như một số game khác. Ngoài ra khu vực thành trì chính cũng có sẵn các công trình cơ bản (sẽ tự xây thêm khi đạt cấp độ thích hợp) chứ không cần phải xây dựng theo cách thủ công. Tại đây, người chơi sẽ thực hiện các công việc ở hậu phương, ví dụ như nâng cấp binh lính, trang bị binh khí cùng một số tùy chọn khác.
Về mặt lối chơi, ĐQTB đã áp dụng tốt hình thức xây nhà tự do trên bản đồ và có thể điều khiển nhiều đơn vị quân cùng lúc: click chuột trái để chọn lính hoặc click và giữ để chọn một nhóm lính, click chuột phải để chọn vị trí di chuyển đến. Tuy nhiên bạn không thể phân chia từng nhóm lính riêng biệt bằng thao tác Ctrl kết hợp phím số phổ biến. Dẫu sao được tự do điều khiển quân lính với số đông cũng là lợi thế đáng kể cho ĐQTB trên hành trình chinh phục fan hâm mộ game chiến thuật nói chung và AOE nói riêng.
Không chỉ vậy người chơi còn được phép mua lính bằng phím tắt và lựa chọn vị trí đổ quân (rally point), điều này sẽ giúp tiết kiệm được đáng kể thao tác cũng như không làm bạn bị xao nhãng lúc đang giao tranh. Tất nhiên, vì không gán phím tắt cho công trình được nên người chơi sẽ phải chọn công trình trước rồi mới sử dụng phím tắt để mua lính. Về phần mình, nông dân có thể thực hiện các công việc như xây nhà, hái quả, làm ruộng, khai thác đá, chặt cây.
Các thông số về tài nguyên sẽ quyết định khả năng xây cất hay mua lính, ngoài ra nếu muốn mua nhiều lính thì chúng ta phải xây dựng nhà ở (hay thường gọi nôm na là Farm). Tuy nhiên ở giai đoạn đầu bạn không cần quá lo lắng về những con số này vì thường nó luôn dư dả để bạn thoải mái chiêu mộ binh lính. Mặt khác số lượng quân để hoàn thành phụ bản thường không nhiều nên việc xây thêm Farm là điều không cần thiết.
Điều khiến game thủ chưa cảm thấy hài lòng với ĐQTB nằm ở hệ thống đánh vượt ải. Mỗi ải sẽ đặt ra những điều kiện khác nhau để bạn hoàn thành, ví dụ như tiêu diệt bao nhiêu lính, phá hủy bao nhiêu công trình phe địch hay thu thập bao nhiêu loại tài nguyên. Hơn nữa, do từ giai đoạn đầu của ải, các công trình đã được xây dựng sẵn nên hầu hết công việc mà bạn cần thực hiện chỉ là mua lính rồi điều khiển đi tấn công đối phương. Rõ ràng điều này không giống như mong đợi của fan hâm mộ thể loại chiến thuật: bắt đầu mọi thứ từ con số 0 và tự do xây cất bất cứ thứ gì mình muốn.
Ngoài ra ĐQTB còn thêm thắt vào những yếu tố của dòng game nhập vai, tiêu biểu là hệ thống trang bị hay luyện cấp cho binh lính, hệ thống kỹ năng, hệ thống cường hóa,...Nếu hoạt động "nhiệt tình" quá mức cho phép, các hệ thống này sẽ trở thành yếu tố quyết định mạnh yếu của người chơi chứ không phải yếu tố chiến thuật, từ đó biến ĐQTB trở thành game nhập vai "đội lốt" chiến thuật. Dẫu sao với lối chơi có phần cởi mở cùng những chi tiết vay mượn từ AOE cũng là nỗ lực đáng ghi nhận cho ĐQTB trong việc thoát khỏi hình ảnh của một webgame thị trường tràn ngập auto như hiện nay.
Theo VNE
Những game online "made in Vietnam" ấn tượng nhất từng ra mắt Khác với sự thành công của những game mobile nhẹ nhàng, đơn giản như Flappy Bird hay School Cheater, hầu hết các trò chơi online "made in Vietnam" đều có số phận "hẩm hiu" dù được đầu tư hàng tỷ đồng để phát triển. Tuy nhiên, lật lại hành trình làm game online của người Việt, chúng ta vẫn thấy đâu đó những...