Game Việt lại lâm vào thế khó
Việc hợp tác với các đơn vị game online nước ngoài luôn là con dao hai lưỡi với các NPH Việt Nam.
Một trong những thông tin mà làng game Việt vô cùng lưu tâm trong ngày hôm qua chính là việc công ty cổ phần giải pháp phần mềm Hòa Bình, chủ quản nền tảng thanh toán qua mạng được rất nhiều người biết đến mang tên Ngân Lượng cũng đang có những bước chuẩn bị để có thể bước vào thị trường game online Việt Nam đầy cơ hội nhưng cũng đầy thách thức.
Ảnh minh họa.
Dĩ nhiên, Ngân Lượng không hề đơn độc trong lần bước chân vào làng game Việt, một thị trường có phần mới mẻ đối với họ. Vào khoảng trung tuần tháng 04 vừa qua, MOL AccessPortal, một tập đoàn cũng hoạt động trong lĩnh vực thanh toán điện tử, đặc biệt là game online cũng đã công bố việc họ sẽ đầu tư chiến lược vào cổng thanh toán Ngân Lượng bằng cách sở hữu 50% số cổ phần của cổng thanh toán trực tuyến này.
Chỉ với cụm từ tìm kiếm rất đơn giản trên Google, chúng ta đã có thể nhận ra MOL Malaysia có thể xếp vào danh sách những cái tên đáng gờm trong làng thanh toán trực tuyến nói chung, cũng như thanh toán cho game online nói riêng. Những tựa game mà cổng thanh toán quốc tế này phục vụ game thủ đếm sơ qua cũng đã có không ít những cái tên đình đám như Blackshot, C9, Aion Online, hay thậm chí là cả World of Warcraft phiên bản Bắc Mỹ.
Điều này có nghĩa là, chúng ta có thể ngầm suy đoán rằng đơn vị đến từ Malaysia này đang “mượn” hệ thống sẵn có tại Việt Nam, tức là chính cổng thanh toán Ngân Lượng để làm bệ phóng bước chân vào thị trường game trong nước, một thị trường với đầy những cơ hội như phân tích của nhiều nhà phát hành lớn.
Ảnh minh họa.
Nhìn lại quá khứ vài tháng trước đây, GameK cũng đã từng đăng tải một bài phân tích phản ánh thực trạng biến tướng của một vài nhà phát hành game online Trung Quốc, những nhà phát hành game nhỏ tại thị trường quê nhà nhưng đã kịp vươn sang làng game Việt để thu về những khoản lời đầy hứa hẹn. Việc chuyển sang bắt tay với những cổng thanh toán trực tuyến sẽ phần nào hạn chế được những rủi ro cho các NPH này trong trường hợp bị các cơ quan chức năng để ý tới.
Nhận định như vậy, nhưng đó không phải phép so sánh giữa MOL Access Portal và những cái tên như KoramGame. Dù sao MOL cũng hoạt động dưới danh nghĩa một cổng thanh toán trực tuyến dành cho game thủ. Như vậy, nhiều khả năng đây sẽ là tin mừng đối với một số game thủ đang thưởng thức những tựa game online nước ngoài khi có thể sử dụng chính những phương thức thanh toán đơn giản để nạp tiền cho những tựa game nước ngoài.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chưa xét về vấn đề lợi nhuận có nguy cơ rò rỉ ra nước ngoài, chỉ tính riêng việc hợp tác với những đối tác game online nước ngoài, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực game online trong nước đã phải đối mặt với những lợi thế cũng như khó khăn rất riêng, mà nếu chưa có những kỹ năng xử lý một cách chuyên nghiệp, họ hoàn toàn có thể nhận trái đắng.
Những lợi thế của việc bắt tay với người nước ngoài, đó là những đơn vị trong nước vốn chưa có kinh nghiệm hoạt động sẽ nhận được những sự trợ giúp cực kỳ hữu ích từ những đơn vị giàu kinh nghiệm không chỉ tại thị trường trong nước mà còn cả trên thế giới. Điều này giúp cho các đơn vị cũng như NPH Việt Nam thêm tự tin trong việc làm game.
Tuy nhiên, không thể không kể tới những nguy cơ tiềm tàng mà những cái bắt tay như thế này có thể đem lại cho chính người Việt Nam chúng ta. Các NPH game nhỏ lẻ với mong muốn có được thành công nhanh chóng, sẽ dễ dàng mắc bẫy những nhà phát hành đến từ Trung Quốc đầy tham vọng chẳng hạn, và với hy vọng có phần “quờ quạng” như thế này, việc một số đơn vị sẽ trở thành sân trước cho các nhà phát hành nước ngoài tung hoành tại Việt Nam với những chiêu trò khó lường trước.
Ảnh minh họa.
Chưa dừng lại ở đó, nếu không giữ được khả năng tự lực với chính bản thân của mình, việc hợp tác với các đơn vị nước ngoài sẽ vô tình đẩy chính các NPH Việt vào thế khó, khi không thể cạnh tranh được với những nhà phát hành nước ngoài trên chính sân nhà của mình.
Chung quy, việc hợp tác luôn là một con dao hai lưỡi. Nếu biết cách khai thác và xử lý, ngành game Việt sẽ có thể trưởng thành hơn. Nhưng ngược lại, nếu điều đó không xảy ra, thì các nhà phát hành game nước ngoài khác sẽ lần lượt bước chân vào thị trường game Việt Nam, khiến chính chúng ta mất đi chỗ đứng tưởng chừng là vững chắc nhất.
Theo VNE
5 Webgame chiến thuật mới ở Việt Nam
Chiến Ca
Vào ngày 13/06/2012, webgame mới Chiến Ca sẽ cho ra mắt phiên bản không reset với một loạt những thay đổi "đắt giá" dựa theo đóng góp của game thủ từ phiên bản Closed Beta như: giảm thời gian xây dựng thành trì, đẩy mạnh các hoạt động phụ bản - tranh đoạt ingame, điều chỉnh giá thương thành... Đây được cho là động thái tích cực mà không phải bất cứ NPH nào cũng thực hiện để đáp ứng nhu cầu thiết thực của cộng đồng người chơi.
Trên thực tế, Chiến Ca là webgame có nền đồ họa khá đẹp và bắt mắt. Các hình ảnh được thiết kế về thành trì, bối cảnh cũng rất vừa mắt và được thiết kế tỉ mỉ. Đây có thể coi là một trong những Webgame chiến thuật có nền đồ họa đẹp nhất hiện nay. Hiện tại, số lượng người chơi trong game khá đông và đang ngày càng tăng, dẫu vậy, tình trạng lag, nghẽn mạng không hề xảy ra và ảnh hưởng đến game thủ trong quá trình chơi.
Chiến Ca đưa người chơi quay trở lại thời kỳ Tam Quốc quen thuộc, game thủ sẽ lần lượt gia nhập vào 1 trong 3 thế lực Ngụy, Thục, Ngô để cùng tranh hùng. Về gameplay, chúng ta có thể nhận xét rằng Chiến Ca có lối chơi tương tự với Đế Chế Truyền Kỳ hay Thất Hùng Tranh Bá. Lối đánh chiến thuật được thể hiện rõ trong game, không chỉ phải xây dựng thành trì, người chơi sẽ còn phải tập trung khai thác tài nguyên, nâng cấp kỹ thuật, đào tạo binh lực, huấn luyện chiến tướng nhưng cũng không thể xao nhãng việc thảo phạt, đánh đuổi dã tặc hay cạnh tranh với các thành chủ khác.
Thánh Chiến
Thánh Chiến thuộc dạng game nhập vai chiến thuật có tên gốc là Call of Gods. Được chính thức ra mắt tại thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ cuối năm 2010 bởi hai nhà phát hành cực kì nổi tiếng là Aeriagame và Kongregate, nó nhanh chóng trở thành cái tên đình đám tại hai thị trường game khốc liệt này. Với lượng người chơi lên tới 2 triệu, Call of Gods đã tạo ra một cơn sốt thực sự, trở thành webgame không thể bỏ lỡ của mọi game thủ. Game đã chính thức mở cửa vào ngày 10/06 vừa qua.
Thánh Chiến có lối chơi turn-base (đánh theo lượt) khá giống với phong cách của game Heroes III. Không những thế bước vào game người chơi sẽ còn cảm giác quen thuộc khi thấy hệ thống các công trình, thành trì, hero, monster rât giống với tựa game kinh điển nói trên. Ngoài những yếu tố giống với game Heroes III, Thánh Chiến còn có những đặc sắc riêng cực kỳ thu hút người chơi đó là tính năng liên minh đánh Boss, đấu trường và tính khắc chế trong đội hình chiến thuật thể hiện rất rõ rệt.
Ngay khi ra mắt, Thánh Chiến đã thu hút một lượng rất lớn những người yêu thích dòng game chiến thuật và các fan cũ của dòng game Heroes. Và chỉ sau hai ngày ra mắt, game đã chuẩn bị phải mở đến cụm máy chủ thứ ba để giảm sức tải hệ thống trước làn sóng người chơi đông đảo
Thất Hùng Tranh Bá
Như chúng ta đã biết, vào ngày 30/5 vừa qua, VNG đã mở cửa phiên bản Close Beta cho Thất Hùng Tranh Bá. Điều đáng tiếc là game đã kết thức Close Beta và đang trong giai đoạn chờ trước khi chính thức thương mại hóa ở Việt Nam.
Là một Webgame chiến thuật, Thất Hùng Tranh Bá đưa người chơi quay trở lại thời kỳ Chiến Quốc, khi mà 7 quốc gia lớn là Tần, Yên, Sở, Hàn, Triệu, Tề và Ngụy còn đang tranh giành thiên hạ. Tất nhiên, bạn sẽ phải lựa chọn gia nhập vào 1 trong 7 quốc gia này, từng bước phát triển để đưa thế lực của mình độc bá thiên hạ.
Nhìn chung, Thất Hùng Tranh Bá không có nhiều điểm khác biệt so với các Webgame chiến thuật cùng loại đang được phát hành hiện nay, về cả đồ họa lẫn gameplay.
Tầm Long
Vào sáng ngày 25/4, Tầm Long đã chính thức ra mắt game thủ Việt. Từ trước đó, Tầm Long đã được quảng cáo với tên gọi khá độc khi khẳng định mình chính là "Webgame chiến thuật thứ 2 của làng game Việt". Game đã đi thẳng vào giai đoạn Open Beta không reset nhân vật và bạn đã có thể dễ dàng đăng ký tài khoản tại trên trang chủ http://tamlong.us/.
Trên thực tế, Tầm Long có lối chơi khá đặc biệt và hoàn toàn khác biệt so với các Webgame thể loại "Tam Quốc Truyền Kỳ" đang được phát hành khá nhiều trong thời gian gần đây.
Khi tham gia vào game, bạn sẽ trở thành một thành chủ, từng bước xây dựng, phát triển thành trì, xây dựng quân đội và huấn luyện danh tướng để tranh hùng với các người chơi khác. Bên cạnh đó, người chơi sẽ phải quản lý thêm 3 loại tài nguyên là khác (ngoài bạc) là Gỗ, Lương Thực và Sắt. 3 loại tài nguyên này sẽ được sử dụng để xây dựng công trình, nâng cấp kĩ thuật và đào tạo quân. Tất nhiên, ta cũng có thể dùng chúng để bán lấy bạc khi dư thừa.
Đế Chế Truyền Kỳ
Tham gia vào game, người chơi sẽ lần lượt phải khai thác nhiều loại tài nguyên như lương thực, gỗ, đá và khoáng sản. Các loại vật liệu này sẽ được dùng để xây nhà, nâng cấp hay đào tạo lính. Bên cạnh đó, người chơi cũng có thể dùng 4 loại tài nguyên này để đổi sang ngân lượng.
Một đặc điểm rất khác biệt ở Đế Chế Truyền Kỳ là người chơi có thể phát triển cùng lúc nhiều tòa thành. Tùy theo mức danh vọng, game thủ sẽ có thể được quyền phát triển nhiều tòa thành cùng một lúc hay chiêu mộ được các danh tướng khác nhau. Bên cạnh đó, game cũng cho phép người chơi liên tục được cướp bóc tài nguyên trên khắp bản đồ để làm giàu. Có thể nói, Đế Chế Truyền Kỳ là một Webgame... không bao giờ thiếu việc để làm.
Nền tảng đồ họa của Đế Chế Truyền Kỳ vẫn là 2D, tuy nhiên, các giao diện, hình ảnh được thiết kế khá bắt mắt và dễ nhìn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Game MXH đang trở thành" kẻ hút máu" Như các bạn đã biêt, hiện nay Facebook đã trở thành MXH lớn nhất và phổ biến trên toàn thế giới, với số người truy cập ổn định và luôn chiếm tỷ lệ cao. Trong số đó có không it game thủ là fan hâm mộ của các trò chơi giải trí vui vẻ trên MXH. Dựa theo những số liệu thống kê...