Game thuần Việt: Khái niệm còn lắm mơ hồ
Nhận xét chung, cái nhìn của các game thủ về game thuần Việt hiện tại đa phần chỉ xoay quanh hai hướng suy luận: Game do người Việt Nam làm, với cốt truyện gắn liền với đất nước ta, và hai là game cũng do người Việt tạo ra, nhưng sở hữu bối cảnh tự do, không nhất thiết phải dựa trên văn hóa, lịch sử Việt Nam.
Trong số gần 700 game thủ tham gia bình chọn thông qua công cụ được cung cấp trong bài viết trước, thì có đến gần 2/3 (61%) số người được hỏi cho rằng, game thuần Việt chỉ cần do đội ngũ phát triển người Việt Nam thực hiện toàn bộ từ A đến Z, chứ không ràng buộc cốt truyện và bối cảnh phải xoay quanh &’cái ao làng’, mà chủ yếu đều là những game lịch sử hay dã sử.
Chia sẻ cho lựa chọn này, một game thủ lên tiếng: “Game thuần Việt đơn giản chỉ là 1 game do người Việt làm. Cốt truyện đề tài hay không cần phải bám vào Việt Nam. Chỉ cần đó là người Việt làm, không ăn nhái nhiếc gì là được. Dù dở hay gì thì nó chính là game thuần Việt.”
Một người khác thì phân tích sâu hơn về cụm từ “thuần Việt”, được cho là một từ không có trong từ điển và chỉ là một khái niệm xuất hiện sau khi dự án T-812, Thuận Thiên Kiếm ra mắt: “Xin lưu ý lại 1 lần nữa cho mấy bác là trong tiếng Việt không có cữ “thuần” và lại càng không có chữ “thuần Việt”.
Theo mình thì đó có thể chỉ là 1 từ viết tắt của cụm từ là đơn thuần chỉ là Việt và nó ám chỉ cho game thuận thiên kiếm khi game này tôn vinh nét văn hóa Việt Nam nên có thể nhà phát hành cũng như gamer đặt ra chữ thuần việt : tức viết tắt của cụm từ đơn thuần chỉ là Việt. Về sau mấy bác chả hiểu gì hết rồi mới dùng tràn lan ra. còn các câu như con ngựa đã được thuần hay chúng ta đã thuần chỉ là viết tắt của từ “Thuần hóa” và “Thuần thục”.”
Video đang HOT
Cũng theo game thủ này, “nên chấm dứt việc bàn tán 1 từ viết tắt lại tại đây và cũng tuyên bố là không nên nói áp đặt vào game quá nhiều, cứ biết rằng nó là game việt là được rồi cần gì chúng ta phải áp đặt là nó phải tôn vinh tất cả mọi thứ đều phải là của VN. trên đời này có ai dám nói cái đó là của mình.”
Đồng ý với nhận định này, một độc giả khác có ý kiến: “Mình nghĩ không có từ game “Thuần Việt” trong làng game là hay nhất. Theo mình “thuần việt” là do 100% người Việt làm từ khâu lên dự án đến khi kết thúc, chứ không cần phải bó buộc là cốt truyện phải là lịch sử Việt Nam.”
Trong khi đó, vẫn có gần 1/3 số người được hỏi cho rằng đã là game thuần Việt, thì thứ nhất đội ngũ phát triển phải là người Việt Nam, tiếp đến là cốt truyện phải dựa vào lịch sử cũng như bối cảnh Việt Nam. Tuy nhiên cách tư duy như vậy bị khá nhiều game thủ khác cho rằng cái nhìn đó hơi quá phiến diện và khắt khe, vì nếu bám sát với cách suy luận như vậy, thì số lượng game “thuần Việt” sẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay trong vòng 5 năm trở lại đây.
Thêm vào đó, không ít game thủ lên tiếng bày tỏ việc ngừng sử dụng cụm từ Game thuần Việt với lý do, ở một chừng mực nào đó, việc lạm dụng cụm từ này sẽ khiến cho làng game Việt không có được bước chạy đà cần thiết: “Phải nói thẳng 1 điều là chúng ta ko nên bàn tán 1 từ ngữ vốn dĩ đặt ra để ám chỉ cho game Thuận Thiên Kiếm rồi bắt đầu được sử dụng tràn lan trên mạng dù chăng mấy người hiểu là nó vốn dĩ ám chỉ điều gì: Liệu nó nói game do Việt Nam làm hay game nói về đất nước Việt Nam, hay cả hai.
Hãy cứ theo như người nước ngoài đi ko khỏe sao, game do VN sản xuất made in VN chả phải khỏe hơn à, còn nếu như nó lấy cốt truyện gì văn hóa nào nó lại là 1 vấn đề liên quan đến nội dung của game và lúc đó ta lại bàn tán về 1 câu chuyện khác chứ ko nên cãi nhau bởi chuyện vô bổ đó cãi 1 từ tự phán cho 1 game rồi sau đó dùng tràn lan mà chả biết nó nói điều gì.”
Theo gamek
Thế nào được gọi là game thuần Việt?
Ngay từ khi những game online đầu tiên tấn công làng game Việt Nam, các nhà phát hành cũng như phát triển game tại nước ta đã ấp ủ dự định tạo ra những tựa game hoàn toàn do người Việt phát triển, dành cho game thủ Việt Nam.
Không chỉ có vậy, tham vọng của các nhà phát hành dĩ nhiên vẫn muốn đưa tựa game ra khỏi "cái ao làng" nếu đứa con tinh thần của họ gặt hái được nhiều thành công tại thị trường trong nước.
Và rồi, với dự án Thuận Thiên Kiếm đầy tiếng vang của Game Studio South trực thuộc VNG vào năm 2008, cụm từ Game thuần Việt cũng bắt đầu xuất hiện và dần lan tỏa tới cộng đồng. Từ đó đến nay, chúng ta đã được thưởng thức không ít những game online, offline cũng như game dành cho các hệ máy di động do các nhóm phát triển lớn và nhỏ tại Việt Nam tạo ra.
Sau gần 5 năm xuất hiện, những Game thuần Việt đã ghi được những dấu ấn không hề nhỏ trong làng game Việt Nam. Đầu tiên, những sản phẩm do người Việt Nam tạo ra đã làm dậy lên khí thế tự hào của gần 10 triệu game thủ nước nhà (chỉ tính riêng game PC). Vì sao? Vì những sản phẩm đó chứng minh được rằng chúng ta hoàn toàn có khả năng tạo ra những sản phẩm có chất lượng, xứng đáng có được chỗ đứng trong làng game Việt Nam.
Tuy nhiên, dần dần, ý nghĩa và cách hiểu cụm từ Game thuần Việt cũng có những thay đổi đối với mỗi game thủ. Có thể nói, mỗi người đều có khái niệm riêng về Game thuần Việt, trong số đó, có 4 hướng giải thích được nhiều người đưa ra nhất, và chúng được lần lượt liệt kê dưới đây:
Đầu tiên, đa số game thủ cho rằng, Game thuần Việt là những tựa game có cốt truyện Việt Nam, và do người Việt phát triển hoàn toàn. Có thể đếm ra một số cái tên thỏa mãn điều kiện này, ví như 7554, hay Sát Thát Truyền Kỳ, dự án đang trong quá trình phát triển của Emobi Games hiện tại chẳng hạn.
Một số người khác thì suy luận rộng hơn, khi cho rằng Game thuần Việt không cứ phải sở hữu cốt truyện liên quan đến nước Việt, mà chỉ cần do nhóm phát triển người Việt Nam sản xuất mọi khâu là được. Có thể nói, đề tài khai thác game hiện tại là vô vàn, vì vậy nếu coi ý kiến trên đây là định nghĩa cho cụm từ Game thuần Việt, chúng ta sẽ có một danh sách dài những tựa game &'thuần Việt': SQUAD, 2112 Revolution, Bkool...
Kế đến, cũng có một số game thủ cho rằng, chỉ cần studio phát triển mua mã nguồn của game về, sau đó chỉnh sửa tựa game để nó mang đậm cái hồn của một tựa game Việt Nam, cũng có thể coi là game thuần Việt.
Và cuối cùng, có ý kiến cho rằng, nếu có người coi game có cốt truyện Việt Nam được coi là game thuần Việt, thì những game do nước ngoài thực hiện nhưng lấy bối cảnh Việt Nam cũng phải được coi là game thuần Việt. Tuy nhiên có thể nói, giống như phim ảnh, có rất ít những studio game nước ngoài lấy đề tài lịch sử Việt Nam để làm game, ngoại trừ bối cảnh cuộc chiến tranh Việt Nam chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ diễn ra trong suốt 30 năm của thế kỷ XX.
Theo GameK
Game thủ Việt vẫn muốn "rẻ mà phải ngon" Ngay sau khi bài viết mới nhất trong chủ đề "Hỏi Game thủ" được đăng tải, GameK đã nhận được không ít những chia sẻ về việc bỏ tiền vào cửa hàng ảo trong game online của các độc giả, những game thủ MMO Việt Nam. Nhìn chung, theo số liệu thống kê từ chính công cụ bình chọn, trong gần 2.000 game...