Game thủ Việt ngày nay nhanh “chán” game hơn trước, nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?
Ngày xưa các game thủ có thể mải miết cày cuốc ngày đêm không chán, nhưng giờ thì có thể dễ dàng quit game chỉ sau vài ngày.
Trong quá khứ, thuật ngữ nghiện game cũng như những vấn nạn của làng game thường xuyên được nhắc tới, thậm chí truyền thông một cách rất dày đặc. Ở thời điểm ấy, game online thậm chí còn bị cho là một chất gây “nghiện” xấu chẳng kém gì nhiều vấn đề khác của xã hội. Tuy nhiên, điều này phần nào cũng phản ánh được mức độ đam mê, hết mình với game của người chơi thời điểm ấy. Còn ở thời điểm hiện tại, người ta thường chỉ nói tới những vấn đề như nghiện smartphone, mạng xã hội hay thiết bị công nghệ… Nghiện game đã không còn là vấn đề quá phức tạp như trước nữa và cũng vì một lẽ đơn giản, giờ đây chẳng mấy người còn đam mê game cuồng nhiệt như xưa. Hay nói cách khác, vì nhiều lý do khác nhau, game thủ đang quá dễ dàng để chán và từ bỏ một tựa game nào đó.
Game thủ cảm thấy bị rơi vào một vòng lặp nhàm chán
Đây có lẽ cũng là lý do lớn nhất khiến cho việc ngày càng nhiều game thủ chán chơi game trong thời gian rất ngắn. Hãy lấy ví dụ về các tựa game nhập vai tiên hiệp, kiếm hiệp mang phong cách cày cuốc – thứ đã từng được coi là văn hóa của các game thủ. Giờ đây, khi mà trên thị trường thiếu vắng đi hẳn một tựa game đủ sức nặng, đủ chất lượng để thu hút số đông game thủ, đa số các sản phẩm đều mang tính lặp lại.
Và với các game thủ, những trải nghiệm game cứ thế lặp đi lặp lại. Lên mạng làm phó bản, chạy nhiệm vụ, đúng giờ lại bật máy lên thực hiện các hoạt động rồi hết việc thì cắm train quái, đi PK. Một vòng tròn cứ thế lặp đi lặp lại qua nhiều ngày sẽ rất dễ gây ra sự nhàm chán cho người chơi. Biết làm sao được, khi mà rõ ràng, nội dung game cũng chỉ có vậy và thường không được quá đầu tư.
Video đang HOT
Cộng đồng ngày càng yếu
Đã qua rồi cái thời của VLTK hay MU Online cũng như nhiều tên tuổi khác, khi mà cộng đồng phát triển mạnh và những buổi offline diễn ra như cơm bữa. Giờ đây, cộng đồng trong làng game Việt, đặc biệt là với các tựa game online cày cuốc đã không còn mạnh như xưa nếu như chẳng muốn nói là có phần rời rạc.
Đây cũng là một trong những yếu tố khiến game thủ dễ chán nhanh khi thiếu đi những tương tác, quan hệ ngoài đời ràng buộc với nhân vật trong game.
Có quá nhiều thú vui giải trí khác hiện tại
Như đã đề cập ở phần mở đầu, game đã không còn giữ được vị thế độc tôn trong làng giải trí như trước. Giờ đây, có quá nhiều những thú vui khác dành cho giới trẻ nhờ vào sự phát triển và bùng nổ của công nghệ cũng như Internet. Các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, các ứng dụng hẹn hò như Tinder hay thậm chí là không ít những điều mới mẻ, lý thú khác đã dần dần biến game online trở về với nghĩa giải trí qua thời gian trong phút chốc. Điều này cũng càng đúng hơn khi làn sóng game mobile phát triển mạnh mẽ, thay cho thế hệ game PC cày cuốc hardcore như trước.
Và vì không còn là độc tôn, là duy nhất, thế nên động lực, đam mê chơi game của giới trẻ cũng đã giảm đi rõ rệt. Việc cả thèm chóng chán cũng dễ hiểu.
Võ Lâm Truyền Kỳ, MU Online và những tượng đài gần như không thể làm lại, tái hiện như thời hoàng kim
Mặc dù có rất nhiều phiên bản khác nhau, thế nhưng cái "chất" của Võ Lâm Truyền Kỳ và MU Online như giai đoạn 2005-2007 gần như không bao giờ có thể tái hiện lại.
Không thể phủ nhận rằng khi nói tới các tựa game nhập vai cày cuốc ở Việt Nam, rất nhiều người hẳn sẽ hồi tưởng ngay tới những cái tên như Võ Lâm Truyền Kỳ hay MU Online - những tượng đài được cho là khai quốc công thần của làng game online Việt. Và trải qua nhiều năm phát triển, tới thời điểm hiện tại, không ít người lại bắt đầu hoài niệm về những tựa game cổ xưa, thậm chí mong chúng sẽ có cơ hội thêm một lần nữa tái hiện. Tuy nhiên, đây dường như là suy nghĩ có phần hơi hão huyền vì thật khó, hay nói cách khác là gần như không thể mang VLTK hay MU Online cái thời 2005-2007 trở lại.
Sự thay đổi từ chính các game thủ
Chưa vội bàn tới vai trò của NPH, một trong những lý do dễ thấy nhất là sự thay đổi tới từ chính các game thủ Việt. Giai đoạn 2005-2007 vốn được nhiều người đánh giá như thời kỳ hoàng kim của các dòng game cày cuốc với một cộng đồng cực kỳ phát triển, lượng người chơi đông đảo và trên hết là sự nhiệt huyết, cống hiến hết mình của từng game thủ khi sẵn sàng góp ý, hướng dẫn newbie tận tình trên nhiều diễn đàn.
Điều này suy cho cùng cũng bắt nguồn từ việc đây là những năm đầu tiên mà game online phổ cập vào thị trường Việt Nam, và trở thành món ăn tinh thần gần như duy nhất, đáng để trải nghiệm nhất ở thời điểm đấy. Đó cũng là lý do mà trong suốt giai đoạn ấy, làng game Việt chứng kiến vô số những giai thoại, thậm chí cả những đại gia sẵn sàng đập tiền tỷ vào game chỉ trong một đêm. Nhưng nếu so với thời nay, mọi thứ đã khác xa. Sự ra đời của Auto với vô số những tiện lợi cũng đã phần nào giải quyết được vấn đề thời gian thiếu thốn, nhưng đồng thời cũng làm giảm đi rất mạnh mẽ tính cộng đồng, tương tác giữa người chơi. Game dần trở thành một công cụ giải trí đúng nghĩa, thay vì mang tính kết nối cao như thời gian trước.
Sự thay đổi từ thị hiếu người chơi
Làng game Việt đã thay đổi. Lứa game thủ của năm xưa đã già, có cuộc sống ổn định và thời gian chơi game tất nhiên cũng hạn chế hơn. Thật khó để có thể đòi hỏi họ ngồi cắm máy cả ngày như trước. Tất nhiên, việc một siêu phẩm như VLTK hay MU Online trở lại là điều ai cũng thích, nhưng thử hỏi, nếu như không có auto, vẫn giữ nguyên những tính năng cũ và "bắt" các game thủ phải cắm chuột bằng tăm như trước, liệu sẽ có bao nhiêu người còn hứng thú.
Tất nhiên, vẫn sẽ có một cộng đồng nhỏ những người trung thành với dòng game cổ ấy cảm thấy vui và sẵn sàng trải nghiệm. Nhưng nó là quá ít so với sự đòi hỏi của một NPH. Về cơ bản, các tựa game cũng như một sản phẩm trên thị trường vậy, và sinh ra để phục vụ đa số, thay vì chỉ một nhóm đối tượng nhỏ lẻ có yêu cầu đặc biệt. Đó cũng là lý do mà tại sao VLTK và MU Online gần như không thể "tái sinh" nguyên bản như trước, và cũng lý giải cho việc tại sao khá nhiều người cho rằng họ vẫn không tìm được "cái hồn" của các tượng đài này trong nhiều phiên bản remake sau này.
F9 đồ sát, cắm chuột và những thuật ngữ mà chỉ dân cày game thế hệ xưa mới hiểu Game thủ ngày nay có auto, phần mềm hỗ trợ tận răng thì còn lo gì nữa. Chơi game thời nay thật sướng, khi mà đa số các tựa game đều có sẵn hệ thống hướng dẫn, auto tới tận chân răng và đôi khi, việc của các game thủ chẳng có gì ngoài click chuột để tự động làm nhiệm vụ hay...