Game thủ Việt lột xác sau khi bị người yêu bỏ
Theo chúng tôi được biết, game thủ này có tên là Nguyễn Viết Dũng sinh năm 1995. Vốn là một người đam mê game và ăn ngủ cùng game.
Theo chúng tôi được biết, cậu bạn này có tên là Nguyễn Viết Dũng sinh năm 1995. Vốn là một thanh niên đam mê game và ăn ngủ cùng game. Chính vì đam mê có phần hơi quá nên thân hình Dũng ngày càng trở nên còi cọc, thiếu sức sống. Sau nhiều lần khuyên bảo, nhắc nhở vì bị nhiều người khác to nhỏ, buông lời chê bai, người yêu của Dũng quyết định “đường ai nấy đi” với cậu bạn này.
Ảnh minh họa
Sau cú sốc, phải mất một thời gian chôn mình với nỗi buồn mất người yêu, chàng game thủ này cũng ngộ ra và quyết định phải thay đổi bản thân. Cậu đã “chia tay” với chuột và bàn phím, bỏ lại sau lưng biết bao cuộc thư hùng hấp dẫn trong game để tìm đến phòng tập GYM, bắt đầu hành trình lột xác.
Ôm nỗi đau cùng sự thương tổn trong tâm hồn vì bị người yêu chê bai, Dũng vùi mình vào những bài tập thể lực với cường độ cao để quên đi tất cả, chôn lấp những thứ không đáng nhớ. Kết hợp với việc chơi các môn thể thao cùng chế độ ăn uống hợp lý, chỉ sau vỏn vẹn 7 tháng Dũng đã có những thay đổi rõ rệt khi tăng được16 kg.
Video đang HOT
Giờ đây, Dũng đã hoàn thành cuộc lột xác khi trở thành một “Mr. Sixpack” với thân hình cường tráng, khỏe khoắn, tràn đầy sức sống. Thậm chí, một lần tình cờ gặp lại bạn học cũ đi chung trên cùng chuyến xe bus, người bạn này đã khá sững sờ khi nhìn thấy một Dũng “khác” so với vài tháng trước. Khi được phỏng vấn, Dũng cũng đã tự tin hơn khi chia sẻ: “Mình cảm thấy người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tinh thần luôn vui vẻ và yêu đời”.
Theo Gamek
Game thủ lành mạnh có thói quen chơi game ra sao?
Thực hiện tốt những thói quen dưới đây sẽ khiến bạn không bị "lậm" game quá mức, dẫn tới những hậu quả xấu đối với game thủ
Đảm bảo thời gian chơi điều độ
Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá mức độ nghiện game của mình chính là lượng thời gian mà bạn thường bỏ vào game hàng ngày. Qua đây, chúng ta cũng có thể phần nào rút là được bài học để kiểm soát số giờ chơi game của mình, giúp ta phần nào cân bằng được giữa cuộc sống thực và ảo.
Nếu là một dân cày đích thực hay là một con nghiện game online, chắc chắn, tất cả mọi khoảng thời gian rảnh rỗi của họ sẽ được dành hết cho game online. Thậm chí, họ còn cố gắng... vay mượn hay giảm tải tất cả mọi công việc ở ngoài cuộc sống thực để có thể sát cánh cùng với nhân vật của mình trong game được lâu nhất. Tất nhiên, lượng thời gian mà những người này bỏ vào game thường nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày.
Tuy nhiên, nếu là một người chơi game lành mạnh thì lượng thời gian bạn bỏ vào game hàng ngày sẽ ít hơn so với các dân cày rất nhiều. Từ 2-4 tiếng chơi game mỗi ngày có thể coi là một lượng thời gian hợp lý. Nếu như vượt quá con số này thì có lẽ, bạn nên nhìn nhận lại đôi chút về cáchchơi game của mình. Ngoài ra, con số này vẫn có thể được tăng lên nếu bạn đang trong kì nghỉ lễ.
Đảm bảo việc học và làm
Tiêu chuẩn tiếp theo để đánh giá rằng một người có chơi game lành mạnh hay không chính là dựa vào thành tích học tập của anh ta. Vẫn biết rằng trong trường đại học, không phải cứ chăm học là có thể đạt điểm cao nhưng nếu bạn là người có để ý đến bài vở thì điểm số của bạn chắc chắn cũng không phải tệ hại lắm, ít nhất cũng không đến nỗi phải vác mặt đi đóng tiền học lại.
Dù lượng thời gian bạn bỏ ra để chơi game nhiều hay ít thì chắc chắn, thành tích học tập của ta cũng đủ để nói lên rằng bạn đã thật sự cân bằng được giữa cuộc sống thực và ảo hay chưa. Nếu như kết quả học hành đang khá tệ hại hay giảm sút, chúng ta cần ngay lập tức khắc phục tình trạng này.
Dù gì thì gì thì có lẽ, chúng ta cũng cần phải hiểu rằng chơi game chỉ là phụ còn việc học vẫn là vấn đề quan trọng hơn trong cuộc sống của bạn. Một người chơi game lành mạnh chính là khi anh ta đảm bảo tốt việc học cũng như công việc của mình.
Vẫn quan tâm đến cuộc sống thực
Thế nhưng, đối với mỗi người, việc học vẫn chưa phải là tất cả những gì chúng ta phải làm hàng ngày. Nếu như bạn nghĩ rằng chỉ cần đến lớp đầy đủ, về nhà đảo qua nhanh kiến thức, bài vở để cuối kỳ thi cho qua rồi lại lao đầu vào chơi game thì điều này thật là sai lầm. Vẫn còn đó rất nhiều công việc ngoài cuộc sống mà bạn nên và cần phải biết cách giải quyết, từ việc nhà, việc gia đình hay là những buổi gặp gỡ, vui chơi cùng bạn bè.
Như đã nói ở trên, một game thủ lành mạnh cần phải biết cân bằng giữa cuộc sống thực và ảo. Vậy nếu tất cả mọi thời gian rảnh rỗi đều dồn hết cho game online thì chắc chắn, bạn đã bỏ lỡ đi rất nhiều niềm vui khác trong cuộc sống.
Không bị cháy túi vì game
Không ai phản đối cũng như lên án bạn nạp tiền vào game online cả. Chơi game là sở thích của rất nhiều người và chúng ta có thể thoải mái chi tiền vào đấy để có thể tận hưởng sở thích đấy một cách trọn vẹn hơn. Tuy nhiên, vấn đề sẽ bắt đầu nảy sinh khi bạn quá chăm chút cho nhân vật của mình trong thế giới ảo.
Ai chẳng thích nhân vật của mình trong game thật khỏe, thật khủng để có thể PK sướng tay, để không bị lép vế trước kẻ khác và tất nhiên, cách gia tăng sức mạnh cho "đứa con tinh thần" trong game chính là đi... nạp thẻ. Từ số tiền in-game nhận được từ thẻ nạp, bạn có thể dễ dàng sắm sửa, nâng cấp cho nhân vật của mình và qua đó có thể nở mày, nở mặt hay nhận được sự kính nể từ những người khác vì mình là một "hàng khủng".
Thế nhưng, nếu vì quá say mê, đắm đuối đầu tư cho nhân vật của mình mà khiến cho cuộc sống thực trở nên khó khăn vì... túng tiền thì thật là chẳng đáng chút nào. Trước hết, bạn nên quan tâm đến bản thân mình rồi hãng giành tiền để mà đầu tư cho... nhân vật ảo. Đã có rất nhiều game thủ chịu chi cả đống tiền vào game online để rồi đến cuối tháng, họ trở nên túng quẫn vì... hết tiền.
Theo Gamek
Xin đừng nhầm lẫn giữa đam mê game và nghiện game Đam mê game không hề giống nghiện game. Đây là lời cảnh tỉnh đến các bạn đang lầm tưởng giữa hai khái niệm. Thời gian vừa qua, cư dân mạng đã truyền tay nhau một đoạn video mà trong đó, một ông bố đã dùng xe cắt cỏ để cán nát toàn bộ đĩa chơi game của con trai mình do anh ta...