Game thủ thành cực khó đến từ cha đẻ Final Fantasy
Khi nhắc đến nhà sản xuất Mistwalker, tác giả luôn đề cao vì nhóm được thành lập bởi Hironobu Sakaguchi – người đã tạo nên dòng game Final Fantasy kinh điển và cả tựa game mới nhất The Last Story. Nhưng không hiểu sao mà tựa game Party Wave đầu tiên cho hệ thống Mobile lại là một dấu hỏi đầy nghi ngờ và giờ đây, điều đó đang lặp lại với tựa game Blade Guardian.
Ở trên App Store, Blade Guardian được miêu tả là game dạng “real-time strategy game” nhưng mà cụm từ “Tower Defense” có lẽ sẽ đúng hơn. Ngay khi bắt đầu, bạn sẽ được thả vào chiến trường đầy căng thẳng trước khi hiểu được điều gì. Nếu người chơi đang đợi Tutorial và các Opening Level thì game lại đưa chúng ta thẳng vào các nhiệm vụ và hướng dẫn từ từ. Ở ngoài màn hình Title Screen, bạn có thể truy cập vào Tutorial để xem các thông số quan trọng về nhân vật nhưng một khi đã vào trong chiến trường thì chỉ có dựa vào chính bản thân mà thôi.
Blade Guardian muốn người chơi tự nhận ra mọi điều nhưng đồng nghia với việc độ khó sẽ bị đẩy cao lên. Nhân vật chính hầu như sẽ thua trước khi có thể nắm bắt được cách chống lại kẻ thù và điều bực mình chính là khi Replay, bạn sẽ phải xem lại 1 loạt các mảnh hưỡng dẫn trong khi chúng ta chỉ muốn hoàn thành màn chơi mà thôi.
Trò chơi cũng mang cho chúng ta các biệt kích Blade Guardian, nếu chỉ nhìn lướt qua thì đây có lẽ là sự sáng tạo của game nhưng tiếc rằng chúng mang lại bực mình hơn sự đáng giá. Bạn có thể bỏ tiền để giải cứu họ khỏi xe vận chuyển của quân địch (1 đồng vàng/ lần) hoặc sắp xếp các nhóm lính để tấn công bất ngờ. Điều bực mình một khi chúng ta đã chắc chắn giải cứu được họ thì Blade Guardian lại phá hủy toàn bộ kế hoạch, đưa lưng bạn ra cho kẻ thù tấn công. Ở trong Basic Form thì họ chỉ là những người bình thường, người chơi sẽ cần nâng cấp trước khi Blade Guardian thể hiện ưu điểm.
Thường thì các game dạng Tower Defense luôn cho phép nhân vật chính được trang bị đầy đủ để chống lại kẻ thù, Blade Guardian thì lại không như vậy. Hầu như trong game, vũ khí của bạn luôn là đồ “cùi mía” và đừng ngạc nhiên khi mà bạn dễ dàng bị tràn ngập bởi quân địch. Nếu bạn là một Hardcore Gamers thì có thể thay đổi được kết quả trận chiến nhưng hầu như việc phải Replay là một điều không có gì ngạc nhiên.
Điểm vớt vát của trò chơi chính là đồ họa vẫn thuộc dạng bắt mắt, không có điều gì đáng chê trách. Cốt truyện trong game thì cũng chỉ rất đơn giản là một nhóm quân muốn bảo vệ giống loài khỏi Ailen. Có lẽ nhà sản xuất nghĩ rằng đây chỉ là một game dạng Tower Defense nên phần Story được làm cho có mà thôi.
Video đang HOT
Thật khó để có một nhận xét rõ ràng cho Blade Guardian là trò chơi quá đơn giản hay chưa được hoàn thành cẩn thận. Nếu như bạn đã hoàn thành hầu như toàn bộ các game Tower Defense và muốn một game khó nhằn thì có lẽ Blade Guardian sẽ là một sự lựa chọn tốt. Gamecó giá 0,99 USD trên App Store.
Theo GameK
Những game offline đáng chú ý trong tháng 7
Điểm nhấn của tháng này tập trung vào các sản phẩm nhập vai như The Last Story, Heroes of Ruin...
The Last Story (thể loại nhập vai, do Mistwalker/ AQ Interactive phát triển và Nintendo phát hành trên Wii vào 10/7 tại Mỹ)
The Last Story là một sản phẩm của Hironobu Sakaguchi, cha đẻ của thương hiệu Final Fantasy. Tên của hai nhân vật chính là Elza và Kanan. Elza đã mất gia đình từ khi còn nhỏ và đang chiến đấu như một lính đánh thuê (Mercenaries) trong khi ấp ủ giấc mơ trở thành hiệp sĩ (Knight). Trong khi đó Kanan vẫn còn là một nhân vật bí ẩn nhưng dựa vào trang phục thì dường như cô thuộc tầng lớp cao cấp trong thế giới của game.
Cốt truyện The Last Story diễn ra trên hòn đảo mang tên Ruri, một thế giới chứa đựng nhiều "phép màu" hơn là "sắt thép". Người chơi sẽ nhập vai các nhân vật là Elsa, Kanan, Quark, Seiren và Yuris. Lối chơi của game cũng không tập trung vào việc phân chia các mảng class như game RPG truyền thống, thay vào đó game thủ sẽ phải chú tâm tới địa hình và năng lực của mỗi nhân vật để giải quyết từng thử thách khác nhau.
Với phong cách nhập vai độc đáo, The Last Story hỗ trợ các màn chơi dành cho nhiều người với các chế độ co-op, deathmatch, và team deathmatch 6 người. Công cụ Wii Remote sẽ hỗ trợ tích cực cho game thủ trong việc khám phá các tính năng độc đáo của gameplay.
Phiên bản phát hành tại Nhật và châu Âu đã được cho ra mắt từ tháng 1 và 2 năm nay.
Prototype 2 (thể loại hành động giả tưởng, do Radical Entertainment phát triển và Activision phát hành vào 24/4 trên PC)
Cốt truyện Prototype 2 xảy ra sau 14 tháng kể từ cuộc truy đuổi của Alex Mercer đối với những kẻ cầm đầu đội quân lây nhiễm virus trong phần đầu. Lúc này, thành phố New York, bị đổi tên thành "New York Zone", chỉ còn là một đống đổ nát và biến dạng hoàn toàn do nhiễm virus. Sau khi trở về nhà và bắt gặp vợ con đã qua đời do thảm họa, trung sỹ nhân vật chính James Heller đùng đùng nổi giận và quyết định tham gia vào các nhiệm vụ nguy hiểm để trả thù. Sau này, James Heller bị chính Alex Mercer lây nhiễm virus Blacklight.
Khi thức tỉnh, Heller nhận thấy mình có nguồn sức mạnh khủng khiếp chạy trong cơ thể. Cho rằng chính Alex Mercer là kẻ đã gây ra thảm họa diệt vong cho thành phố New York nói chung và gia đình mình nói riêng, Heller quyết định đối đầu với Mercer. Để thực hiện nhiệm vụ này, nhân vật chính đã hóa thành quái vật giống như kẻ thù theo phương châm "Murder Your Maker" (Hạ thủ kẻ tạo ra mình).
Trong Prototype 2, môi trường game có khả năng phá hủy thực sự chứ không đơn thuần phủ chất liệu bề mặt mô phỏng biến dạng như phần đầu. Bên cạnh đó, đồ họa game cũng đạt bước tiến vượt bậc. Nhiều kẻ thù mới xuất hiện, kho vũ khí cũng đa dạng hơn với phiên bản Devastator kế tiếp cùng các loại súng cầm tay như minigun. Hệ thống giáp của James Heller cũng được tăng cường và có tính cơ động hơn so với bộ đồ của Alex Mercer trước đây. Để tìm kiếm người và vật thể, Prototype 2 cung cấp cho game thủ tính năng Sonar thay cho Musclemass của phần 1.
Trước đó, phiên bản trên console của trò chơi đã được cho ra mắt vào tháng 4 năm nay.
Heroes of Ruin (thể loại nhập vai, do n-Space phát triển và Square Enix phát hành trên Nintendo 3DS vào 17/7)
Cốt truyện Heroes of Ruin xoay quanh hành trình của 4 người lính đánh thuê với nhiệm vụ tìm thuốc giải cho thị trưởng thành phố Nexus - một nhân sư có tên gọi Ataraxis - người đang chết dần chết mòn vì một lời nguyền quái ác. Trong vai 4 nhân vật này, game thủ sẽ phải đương đầu với vô vàn kẻ thù như lính bắn tỉa, quái vật và kiếm sỹ. Để đối chọi với chúng, người chơi có thể chơi solo hoặc tạo ra liên minh để dễ bề xoay sở hơn trước số lượng kẻ thù đông đảo.
Trò chơi sử dụng hai công nghệ khá đặc biệt là StreetPass và SpotPass. Khí sử dụng StreetPass, game thủ sẽ được thử nghiệm một tính năng có tên gọi "Traders Network", cho phép giao dịch buôn bán đồ với các người chơi khác. Bên cạnh đó, người chơi cũng có thể bán item hiện tại của mình để kiếm điểm và sử dụng chúng để mua những món đồ chỉ có trong cửa hàng.
Sử dụng công nghệ SpotPass, người chơi có thể hoàn thành các thử thách hàng ngày của game trong một năm sau khi game ra mắt. Mạng cộng đồng sẽ giúp họ theo dõi thành tích bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm nhiệm vụ mới để thử sức mình.
Quantum Conundrum (thể loại hành động giải đố góc nhìn thứ nhất, do Alright Games phát triển và Square Enix phát hành trên PS3 và Xbox 360 vào 11/7)
Người chơi vào vai một chú bé được mẹ gửi đến nhà bác chơi vào dịp cuối tuần, nhưng ông ta lại là một nhà khoa học lập dị suốt ngày vùi đầu vào những thí nghiệm kì lạ. Đùng một cái, ông ta biến mất, để lại một mình game thủ trong ngôi nhà rộng lớn. Người chơi sẽ phải giúp cậu bé khám phá hết mọi ngóc ngách, từng phòng ốc của căn biệt thự Victorian để tìm ra vị tiến sĩ bị mất tích và khám phá những điều bí mật đang diễn ra. Tuy nhiên, việc này không hề đơn giản khi bạn bị kẹt trong tòa nhà rộng lớn và ngoằn ngoèo như mê cung.
Trước khi mất tích, tiến sĩ Quadwrangle đã chế tạo thành công một chiếc găng tay được gọi là IDS (Interdemension Shift device) có khả năng giúp người sử dụng thay đổi các chiều không gian xung quanh mình. Tương tự như khẩu súng ASHPD trong Portal, game thủ sẽ sử dụng thiết bị này để giải quyết những câu đố trong game, trải qua nhiều nhiệm vụ tương ứng với mỗi căn phòng của tòa nhà.
Đồng hành cùng người chơi còn có một con chó robot khổng lồ tên là Dolli, xuất hiện ở mỗi căn phòng để tạo ra những chiếc két sắt khi người chơi cần. Tuy rằng nghe có vẻ kì lạ nhưng những chiếc két này rất hữu ích trong hành trình. Ví dụ như muốn bật nút công tắc ở trên cao nhưng không với tới, người chơi có thể làm cho chiếc két nhẹ đi và ném chúng vào mục tiêu, hay dùng nó làm... vật cưỡi trong những trường hợp đặc biệt.
Trước đó, Quantum Conundrum đã được phát hành trên PC vào 21/6.
Rainbow Moon (thể loại nhập vai chiến thuật, do Sidequest Studios phát triển và Eastasiasoft phát hành trên PS3 vào 10/7)
Thoạt nhìn, Rainbow Moon có vẻ như giống một trò chơi mang phong cách hoài cổ của những năm 80 hơn là theo kiểu một sản phẩm dành cho dân hardcore về nhập vai. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Lấy cảm hứng từ vô số các trò chơi trong quá khứ, Rainbow Moon kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố nâng cấp nhân vật, trang bị với lối chơi chiến đấu mang tính chiến thuật cao.
Dù chưa thực sự so sánh được với những "bom tấn" nhập vai hiện nay, song trò chơi vẫn được giới chuyên môn đánh giá là đáng thử trong một tháng 7 không có nhiều sản phẩm nổi trội này.
Nội dung Rainbow Moon khá đơn giản và không phải là yếu tố mà NSX chú trọng. Câu chuyện bắt đầu khi nhân vật chính của trò chơi Baldren bị kẹt tại một vệ tinh rộng lớn có tên gọi Trăng Cầu Vồng (Rainbow Moon). Tại đây, anh chàng sẽ phải chiến đấu với rất nhiều quái vật ghê sợ và tìm đường trở về nhà.
Theo Game Thủ
Nhẫn giả tái xuất trong Ninja Gaiden 3 Với hàng triệu fan hâm mộ trên thế giới (thậm chí dù cho không tính những phiên bản trên NES), Ninja Gaiden rõ ràng là một cái tên cuốn hút và đầy thử thách với những cuộc đụng độ tàn bạo đòi hỏi người chơi chơi phải điên đầu vì độ khó không tưởng của nó. Tuy nhiên sau khi phát hành phiên...