Game Thủ Liên Minh Huyền Thoại Việt có đang chịu thiệt thòi ?
Phiên bản Liên Minh Huyền Thoại tiếng Việt hiện tại có khác biệt so với bản global nên tạo ra một số thiệt thòi nhất định cho game thủ Việt.
Khó dùng replay
Replay mà một trong những chức năng thú vị trong các game có cơ cấu giao đấu giúp game thủ ghi lại những khoảnh khắc hay, dở, thậm chí là kỳ lạ khó hiểu để chia sẻ với bạn bè. Điều này giúp tăng thêm hứng thú khi chơi game. Tuy vậy, League of Legends nói chung vẫn chưa có hệ thống replay ingame mà phải dùng phần mềm bên thứ 3 hỗ trợ.
Một số phần mềm thu replay tuyên bố được kiểm chứng bởi Riot.
Đây là khó khăn chung mang tính toàn cầu, tuy nhiên với game thủ Việt nó cao hơn “người ta” một chút. Trong khi các phần mềm ghi replay lớn khẳng định họ có sự giám sát và cố vấn từ chính người của Riot Game khiến phần mềm đặc biệt an toàn và tương thích với client phiên bản Mỹ và châu Âu, ở Việt Nam do khác biệt về client nên hầu như rất khó dùng những phần mềm này.
Trên những trang hướng dẫn sử dụng replay cho game thủ Việt, phần lớn phản hồi đều than thở bị bug, không dùng được, quay xong xem lại toàn màn hình đen, lỗi .Net… thay vì xác nhận phần mềm hoạt động tốt. Kéo theo đó, các chia sẻ replay của game thủ Việt cũng hầu như rất khó tìm. Nguyên nhân phần nhiều được nhận định là do sự khác biệt giữa phiên bản client tiếng Việt và phiên bản Mỹ.
Game thủ Việt than khó khi dùng phần mềm replay.
Không có replay là một thiệt thòi khá lớn đối với người chơi Việt. Những tình huống hài hước, những pha xuất thần, Pentakill… trong cộng đồng League of Legends Việt không quá hiếm nhưng lại không có công cụ để ghi lại và chia sẻ. Trong khi đó cộng đồng youtube lại rất sôi động với những clip tương tự từ các game thủ Âu – Mỹ.
Video đang HOT
Không có màn hình đăng nhập chính
Màn hình đăng nhập thoạt nghe tưởng như không quan trọng, tuy nhiên nếu bạn từng xem qua phiên bản League of Legends của thị trường Mỹ bạn sẽ thay đổi ý kiến. Riot Game đã biến màn hình đăng nhập game tẻ nhạt trở thành một sàn diễn nghệ thuật dành cho League of Legends.
Màn đăng nhập của League of Legends ngoài khung đăng nhập ra, phần nền là những hoạt cảnh và âm thanh đầy chất điện ảnh và hoành tráng. Màn hình này thường xuyên được thay đổi theo chủ đề mới như tướng mới, skin mới, sự kiện đặc biệt. Thưởng thức màn hình này cũng là một thú vui riêng bên cạnh việc chơi game.
Tuy nhiên phiên bản client Việt Nam do được gắn lên cổng Garena Plus nên màn hình đăng nhập này đã bị cắt bỏ để kết nối vào client của Garena Plus. Game thủ Việt vô tình bị thiệt thòi vì không thể thưởng thức màn hình đăng nhập sinh động mà các game thủ Âu, Mỹ đang sử dụng. Lại một lần nữa rào cản kỹ thuật đã khiến game thủ Việt mất quyền lợi.
Cập nhật phiên bản, thông tin chậm
Khó khăn thứ 3 có vẻ dễ chấp nhận hơn mặc dù đối với game thủ nó dường như là mối quan tâm lớn nhất, hơn cả 2 thiệt thòi trước. Đó là việc nhận phiên bản mới chậm hơn so với server Âu, Mỹ. Thiệt thòi này hầu như không phải do lỗi của nhà phát hành mà do sự khác biệt ngôn ngữ.
Rào cản ngôn ngữ khiến thông tin, patch đến Việt Nam chậm hơn.
Trong khi phiên bản mới từ server Mỹ dễ dàng được cập nhật sang các phiên bản sử dụng tiếng Anh khác một cách đồng loạt thì đối với client Việt phải mất thêm 3 ngày đến 1 tuần để Việt hóa, chỉnh sửa về ngôn ngữ và test lại lỗi khi áp dụng lên client Việt. Đây là khó khăn chung của hầu hết cách tựa game online chứ không riêng gì League of Legends, vì vậy thiệt thòi này dù lớn nhưng hầu như được chấp nhận rộng rãi như một điểm yếu bất khả kháng.
Lợi ích: Giá cực rẻ !
Nếu nói game thủ League of Legends Việt Nam toàn gặp thiệt thòi thì thật là bất công cho NPH Garena vì sự thật họ đã có những nỗ lực khác nhằm bù đắp cho các thiệt thòi trên cho game thủ. Lợi ích lớn nhất mà NPH cung cấp cho game thủ Việt chính là mặt bằng giá cực rẻ.
Nếu so sánh giá tướng tính trên số RP sẽ dễ thấy rằng giá ở Việt Nam rẻ một cách bất ngờ. Đơn cử như tướng hồi máu Sona có giá 159RP tại Việt Nam thì ở server Bắc Mỹ giá là 790, gấp 5 lần. Nếu tính trên giá tiền thật thì ở Mỹ tướng Sona giá 5 USD (khoảng 106.000đ) trong khi theo tỷ giá (có tính số 100% khuyến mãi nạp thẻ) ở Việt Nam thì Sona trị giá khoảng 40.000đ.
Bảng giá một số tướng ở thị trường Mỹ (màu xanh của Ahri là đang được giảm giá).
Mặc dù được bù đắp phần nào nhờ chính sách giá rẻ và khuyến mãi thẻ nạp thời gian dài nhưng game thủ Việt vẫn đang mong ước được hưởng các ưu đãi như hệ thống replay, màn hình đăng nhập gốc. Nếu NPH Garena có thể tìm được cách để cung cấp cho game thủ những tiện ích này thì khả năng cộng đồng LMHT Việt phát triển mạnh ra ngoài game sẽ cao hơn với các hoạt động chia sẻ replay, tổng hợp clip khoảng khắc trong game, chia sẻ màn hình đăng nhập ấn tượng… Vấn đề quá tải server sẽ theo đó hạ nhiệt phần nào.
Theo VNE
CGA sẽ là đối thủ đáng gờm của Garena Plus?
Mới đây, công ty Mai Hoàng Online đã quyết định đưa CGA về Việt Nam. Đây có thể xem là một chiến lược kinh doanh đầy táo bạo và không kém phần thử thách.
Đại diện công ty Mai Hoàng Online (MHO) cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi khi đem CGA về Việt Nam là muốn kết nối lại cộng đồng DotA và AOE, đặc biệt là thúc đẩy mạnh eSports của Việt Nam. Trên nền tảng CGA, MHO sẽ tích hợp rất nhiều các game và ứng dụng hay khác nhưng đây vẫn là thông tin mật. MHO sẽ có thông báo chính thức khi CGA công bố ngày phát hành ở Việt nam.
Và như các bạn đã thấy thì hiện tại Garena đang độc quyền cổng chơi game LAN tại Việt Nam. Tuy nhiên, Garena gần đây đang quá tập trung chăm chút cho đứa con cưng của mình là Liên Minh Huyền Thoại nên ít nhiều đã bỏ lỡ đi vùng đất màu mỡ mang tên game offline kia. Khi MHO mang CGA về Việt Nam sẽ kết nối lại cộng đồng của các tựa game nổi tiếng một thời như AOE, DotA, Starcraft và MHO cũng mong rằng sẽ tạo được những đột phá hơn những gì Garena đã làm.
Đặc biệt là phần mềm CGA có sử dụng những giao thức khác so với Garena nên đường truyền kết nối rât nhanh, chống hack map trong AOE và DotA tốt, hạn chế tối đa việc lag và delay trong room game. Đặc biệt những trận chiến giữa AOE của Việt Nam và Trung Quốc sẽ tốt hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để CGA có thể phát triển tốt ở Việt Nam, một mình MHO sẽ không thể làm được, mà chúng tôi cần phải có sự ủng hộ và đồng hành của cộng đồng game thủ cùng chung chí hướng nữa.
Cũng cần lưu ý rằng MHO sẽ không có bất kỳ thông báo nào đưa ra ngoài với nội dung so sánh CGA với Garena Plus mà điều này sẽ để cho game thủ tự trải nghiệm và tự đánh giá".
Trong quá khứ CGA là nền tảng chơi game được cộng đồng AOE hay DotA Việt Nam lựa chọn. Tuy gặp nhiều khó khăn về vấn đề ngôn ngữ khác biệt (trước chỉ có phiên bản tiếng Trung, nay đã có thể tiếng Anh), các trải nghiệm chơi game trên CGA vẫn luôn hấp dẫn được các tín đồ trung thành.
Phần mềm CGA bản tiếng Việt của MHO.
Và sau khi Garena xuất hiện với ngôn ngữ Việt khá thân thiện, cách cài đặt và vào game đơn giản, cộng đồng game thủ đã chuyển dần sang hệ thống mới một cách tự động và ngoan ngoãn. Nhanh chóng thích nghi và phát triển, việc chuyển dịch này không khác gì với việc cư dân mạng chuyển việc viết blog trên Yahoo 360 sang Facebook.
Hiện tại CGA vẫn được sử dụng nhưng ở một mức độ thấp hơn và đối với chính các game thủ Top 1, 2 của AOE Việt thì với họ khái niệm CGA giờ đây chủ yếu gắn liền với các trận đấu giao lưu với game thủ Trung Quốc. Còn trong các trận đánh đấu đơn thuần hay luyện tập, Garena Plus đã dần thay thế CGA một cách hoàn hảo.
Garena Plus của VED.
Nguyên do khá đơn giản là các game thủ luôn thích một nơi mà cộng đồng đông đảo nhất, việc tìm đối thủ nhanh nhất và trải nghiệm được nhiều hỉ nộ ái ố, thắng thua và một hệ thống kết nối có nhiều thành viên sẽ mạng lại những thứ họ cần. Tuy nhiên hệ quả mang lại của nó là tình trạng nhiều người chơi sử dụng hack, phần mềm gian lận can thiệp vào game.
Nhìn chung việc MHO quyết định đưa CGA về Việt Nam là một chiến lược kinh doanh mạo hiểm, đầy thách thức. Bởi ngay việc thay đổi thói quen người dùng Garena Plus đã là một điều không thể làm ngay trong một sớm một chiều. Trong khi đó phần mềm này đang có sự hậu thuẫn quá tốt từ các tựa game đình đám với số đông người chơi như Liên Minh Huyền Thoại, FIFA Online 3. Và liệu chỉ với AOE, một nhóm nhỏ của DotA (những người không còn mặn mà với cách hành sự của VED - tức Garena dành cho cả DotA 1 lẫn 2) thì liệu CGA có làm nên chuyện? Chúng ta hãy cùng chờ xem...
Theo VNE
Liên Minh Huyền Thoại sẽ không còn cảnh tranh mid, rừng Riot hiện đang thử nghiệm tính năng mới Team Builder trong 2 ngày 3 và 4/3. Team Builder se giup ngươi chơi săp xêp cac vi tri cu thể, cac vai tro ưa thich va tao ra sư kêt nôi tôt nhât giưa đông đôi. Game thủ có thể thỏa thuận về vị trí họ đảm nhiệm, tướng sử dụng cũng như sẽ...