Game thủ có cần màn hình 360 Hz?
Giá cao, yêu cầu PC đi kèm phải mạnh mẽ và sự khác biệt không quá lớn so với màn hình 240 Hz khiến công nghệ mới này chưa thể phổ biến với các game thủ trong thời gian đầu.
Tại CES năm nay, Nvidia và Asus đã cho ra mắt màn hình máy tính tập trung vào eSports có khả năng chạy tần số 360 Hz ở độ phân giải 1.080p.
Trong thế giới thi đấu eSports chuyên nghiệp, mỗi mili giây đều có thể tạo ra sự khác biệt dẫn đến chiến thắng hay thất bại. Tần số quét màn hình cao có thể giúp game thủ tận dụng từng khoảnh khắc đó. Màn hình gaming hiện tại có tần số quét vào khoảng 144 Hz đến 240 Hz.
Màn hình 360 Hz đầu tiên trên thế giới của Asus.
Tuy nhiên, màn hình 360 Hz không thật sự phù hợp với tất cả các game thủ vào thời điểm này vì những lý do dưới đây.
Giá còn cao
Đầu tiên, bạn cần xem xét lại giá cả. Theo Lifehacker, chi phí cho một sản phẩm như vậy sẽ trên 1.000 USD. Bạn chỉ cần chi trả 200-400 USD là đã có một chiếc màn 144-240 Hz.
Máy tính phải đủ mạnh
Thứ hai, mọi người không chơi game ở 360 khung hình mỗi giây. Bạn cần phải có một GPU cực mạnh để có thể tận dụng được tần số quét cao như vậy.
Bạn sẽ cần card đồ họa mạnh để có thể tận dụng tối đa sức mạnh của tần số quét 360 Hz.
Hầu hết cỗ máy phổ thông chỉ đạt được một nửa con số trên và game thủ thường điều chỉnh cài đặt đồ họa ở mức thấp để đổi lại sự mượt mà khi chơi.
Không phải game nào cũng hỗ trợ triệt để công nghệ này
Bên cạnh đó, không phải trò chơi nào cũng tận dụng được công nghệ này. Những game như Overwatch hay Counter Strike: Global Offensive (CS: GO) mới có thể khai thác triệt để sức mạnh của màn hình 360 Hz.
Thực tế, các game eSports cũ còn phổ biến như CS: GO, DOTA, LOL hay Starcraft không đòi hỏi nhiều sức mạnh đồ họa, nên có thể đạt được chỉ số yêu cầu. Nếu bạn chơi các game mới với đồ họa nặng thì sẽ khó đạt tới khung hình cao như vậy.
Sự khác biệt giữa 240 Hz và 360 Hz không quá lớn
Lifehacker đưa tin, nhiều người trải nghiệm màn hình ASUS ROG Swift 360 Hz cho biết, sự khác biệt giữa màn hình này và những sản phẩm khác chạy tần số quét 240 Hz là không đáng kể.
Không phải game nào cũng khai thác triệt để công nghệ này.
Engadget cho biết, họ cảm nhận được sự phản hồi nhanh hơn từ tần số quét này. Tuy nhiên, sự chênh lệch đó khá nhỏ và chỉ có giá trị lớn đối với các game thủ chuyên nghiệp.
Tóm lại, nếu bạn đang chơi game chuyên nghiệp và có dư tiền để sắm những món đồ chuyên dụng, thì màn hình 360 Hz sẽ tăng thêm lợi thế cho bạn ở những phút giây sinh tử.
Tuy nhiên, nếu tựa game yêu thích của bạn là những trò chơi như Civilization VI hoặc Stardew Valley, thì giá trị của công nghệ 360 Hz này là không xứng đáng.
Theo Zing
Nhiều màn hình Gaming đắt tiền sẽ ra mắt trong năm 2020
Tại sự kiện CES 2020 vừa qua, rất nhiều ông lớn của làng công nghệ đã thi nhau trình làng những chiếc màn hình mới toanh của mình cực kì hấp dẫn.
CES 2020 sự kiện trình làng công nghệ vừa khởi động cách đây vài ngày, mang theo đó là một loạt các tin tức nóng hổi trên PC đến từ các ông lớn ngành công nghệ phần cứng như Asus, Nvidia, Lenovo và LG. Mặc dù hầu hết các tin tức đều khá chuẩn, nhưng cũng có một vài điều khiến cho người theo dõi sự kiện đều phải tỏ ra ngạc nhiên, một trong số đó bao gồm việc xuất hiện cả loại màn hình chơi game 360Hz đầu tiên ra mắt trên thị trường, hỗ trợ công nghệ DLSS cho mọi trò chơi và cùng với màn hình LED Mini chứa độ phân giải 4K thực sự rất ấn tượng. Trong khi hầu hết các phần cứng được công bố đi kèm với sản phẩm đều là những loại đắt tiền, rất hy vọng trong thời gian tới sản phẩm này sẽ có mức giá giảm hợp lí để các game thủ có cơ hội chạm vào chiếc màn hình có một không hai này, đây là cơ hội tốt để xem ngành công nghiệp game PC sẽ phát triển như thế nào vào năm 2020. Dưới đây là những điểm nổi bật của chiếc màn hình này.
Hãy bắt đầu với màn hình 360Hz đó. Nó được gọi là Asus ROG Swift 360Hz, không quá ngạc nhiên khi nó có thể thu thêm 50% khung hình mỗi giây so với màn hình 240Hz, mang lại trải nghiệm mượt mà hơn cho người dùng. Tất nhiên, việc tạo ra nhiều khung hình đòi hỏi cả PC của bạn phải đủ mạnh và chơi các trò chơi khá cũ ví dụ các tựa game esports như Counter-Strike, Overwatch hoặc League of Legends. Màn hình chạy ở độ phân giải 1080p, hỗ trợ G-Sync đầy đủ lên đến 360Hz. Các thông số kỹ thuật khác hiện đang thiếu, bao gồm loại bảng điều khiển, thời gian phản hồi pixel,...
Cựu chuyên gia Counter-Strike Jordan 'n0thing' Gilbert là một trong số ít những người bên ngoài Nvidia đã bắt tay quảng cáo với chiếc màn hình này. Anh ta xuất hiện trong một video quảng cáo do công ty phát hành, cho thấy sự gia tăng rõ ràng về thị giác, tốc độ làm mới hình ảnh cao hơn khiến cho chiếc màn hình này rõ ràng chiếm ưu thế rất lớn trong việc cạnh tranh phân khúc này. Điều mà chúng tôi thấy và thể hiện rõ sự khác biệt giữa chiếc màn hình có tần số quét 144Hz và 240Hz. Vẫn còn rất nhiều câu hỏi được đặt ra, đặc biệt là hiện tại vẫn chưa có ngày phát hành hoặc giá bán, nhưng chúng tôi mong muốn xem liệu 360Hz lợi hại như thế nào, ngay cả đối với tỷ lệ nhỏ hơn khi các game thủ chơi các trò chơi ở mức thiết lập cao cũng là một điều khá còn mơ hồ, chúng ta vẫn chưa chắc những lời quảng cáo về tần số quét mà không để lại bóng mờ liệu có đúng. Đây chắc chắn là một điều chúng tôi sẽ mong muốn được thử nghiệm, và có lẽ nó sẽ chiếm được một vị trí rất quan trọng trong số các màn hình chơi game tốt nhất của chúng tôi.
Một tùy chọn cao cấp thú vị khác cũng đến từ Asus, và đó là ROG Swift PG32UQX. Các màn hình Mini LED đầu tiên đã ra mắt cách đây vài tháng, đây có vẻ là một trong những ví dụ tập trung vào phân khúc màn hình chơi game tối ưu (cùng với Acer Predator X32 sử dụng cùng giao diện). Đèn LED mini, các phiên bản thu nhỏ của đèn LED thông thường cung cấp đèn nền cho hầu hết các màn hình. Kích thước nhỏ hơn cho phép điều chỉnh độ sáng của màn hình ở một số vùng lớn hơn, tăng độ tương phản trên một hình ảnh và làm giảm hiệu ứng hào quang mà đôi khi bạn có thể thấy trong màn hình với độ mờ cục bộ khiến cho mắt sẽ gặp sự khó chịu khi xem.
Việc sử dụng đèn LED Mini có nghĩa là PG32UQX có thể có số vùng đèn nền gấp ba lần so với người tiền nhiệm của nó, PG27UQ (nhỏ hơn được thừa nhận), với tổng số đạt tới 1152. Độ sáng cực đại cũng đã được tăng lên đáng kể, lên tới 1400 nits, nghĩa là màn hình có thể lên đến mức hiển thị DisplayHDR 1400 là điều rất hiếm thấy ở các màn hình chơi game. Điều đó sẽ mang lại trải nghiệm HDR tuyệt vời nhất mà bạn chưa từng thấy, cho dù bạn đang xem video hay chơi game. Cái sau sẽ được hỗ trợ bởi tốc độ làm mới 144Hz của màn hình, đây là điều bắt buộc đối với các trò chơi có nhịp độ nhanh và cạnh tranh. Tất nhiên, tất cả các công nghệ này chắc chắn sẽ tiêu tốn một khoản tiền khá lớn, vì vậy đừng mong đợi chiếc màn hình này sẽ có mức giá rẻ hơn 3000$, nó sẽ được ra mắt vào dịp cuối năm nay đến khi ấy chúng ta sẽ có mức giá cụ thể cho chiếc màn hình quái vật này.
Đồng thời cả Lenovo cũng công bố một màn hình mới, là chiếc màn hình Legion Y25-25. Điều thú vị ở đây là tấm nền Nano IPS 240Hz, giúp màn hình này phù hợp cho cả chơi game có tốc độ làm mới cạnh tranh cao và tạo nội dung quan trọng về màu sắc. Trước đây, 240Hz đã đạt được giới hạn tốt nhất của mình khi sử dụng tấm bảng nền TN, dù với loại này thường cho thấy góc nhìn kém và xử lý màu sắc không được đẹp cho lắm, vì vậy đây có thể là một lựa chọn tốt cho phân khúc bình dân. Ngoài chiếc màn hình nổi bật, chúng ta còn bắt gặp tính năng DisplayHDR 400, hay FreeSync, chân đế có thể điều chỉnh cao và viền mỏng. Không giống như hầu hết các màn hình khác được công bố ngày hôm nay, Y25-25 có giá là 320$ cùng với ngày phát hành vào tháng 6 năm 2020.
Màn hình cuối cùng chúng ta sẽ nói về ngày hôm nay là một chiếc TV, thực sự. Đó là chiếc Predator CG552K 55 inch của Acer và đáng ngạc nhiên đó là loại màn hình OLED. Màn hình có khả năng chạy độ phân giải ở mức 4K 120Hz, làm cho nó thật sự rất ấn tượng với mọi loại trò chơi trên PC, tất nhiên đi cùng với tông màu đen tối hoàn hảo, thời gian phản hồi pixel cực nhanh của bất kỳ tấm nền OLED nào khiến nó trở nên đắt giá hơn bao giờ hết. Hỗ trợ cho đồng bộ hóa thích ứng cũng được bao gồm, điều này sẽ cho phép tốc độ làm mới thay đổi trên cả card đồ họa AMD và Nvidia. Tuy nhiên, độ sáng bị hạn chế nghiêm trọng, khoảng 400 nits, điều này có thể giải thích tại sao màn hình này không hỗ trợ HDR. CG552K sẽ ra mắt vào cuối năm nay với mức giá $ 3000. Khi các OLED có khả năng HDR rẻ hơn tồn tại về mặt kỹ thuật có khả năng chạy ở 4K 144Hz với nguồn HDMI 2.1, đây có lẽ cũng là chiếc màn hình hiếm thấy nhất khi nó sử dụng tấm màn OLED cùng với khả năng xử lý hình ảnh ấn tượng như vậy.
Theo Game4V
Gigabyte ra mắt bộ 3 màn hình gaming "ngoại đạo" với thiết kế tách biệt hẳn so với dòng AORUS Gigabyte vừa đem đến sự kiện CES 2020 ba màn hình gaming là G27F, G27QC, và G32QC. Nhưng có một điểm kì lạ ở đây là cả 3 màn này đều không được cộp mác AORUS như những màn hình gaming khác của Gigabyte. Đầu tiên là chiếc G27F thuộc phân khúc dành cho những ai mới "nhập môn" gaming. Nó có kích...