Game thủ biết gì về hệ thống kinh tế game?
Game vừa là một trò chơi những vừa là một xã hội thu nhỏ với các mối quan hệ xã hội và giao thương.
Là một game thủ từng chơi nhiều tựa game khác nhau nhưng không phải ai cũng nắm rõ về hệ thống kinh tế game. Nếu bạn quan tâm, hãy cùng GOSU tìm hiểu về vấn đề này!
Cân bằng hệ thống kinh tế game
Trước hết, việc cân bằng hệ thống kinh tế game chủ yếu gồm hai mặt. Một là cân bằng mối quan hệ cung cầu vật phẩm. Hai là cân bằng mối quan hệ cung cầu tiền tệ trong game.
Trong game online, vật phẩm là khái niệm không còn xa lạ. Cũng giống như các hàng hóa khác trên thị trường, vật phẩm tuân theo quy luật cung cầu. Việc sản sinh vật phẩm cũng tương ứng giảm hoặc tăng theo nhu cầu của người dùng. Tất nhiên, việc chế tạo hay sản sinh các phẩm phẩm này điều nằm trong sự tính toán của nhà phát hành, nhà sản xuất sao cho game ổn định nhất.
Bên cạnh vật phẩm, cân bằng tiền tệ chính là mấu chốt để ổn định nền kinh tế trong game online. Tổng lượng cung cầu tiền trong game luôn hướng đến tính cân bằng. Cũng giống như hệ thống tiền tệ ngoài đời thực, tiền game không phải trời sinh mà chính là biểu thị vật giá thông thường của giá vật phẩm. Tuy nhiên, điểm khác là nó không phải là ký hiệu tiền tệ như tiền giấy thực tế và nó chỉ phát huy một phần tác dụng của tiền mặt. Mối quan hệ cung cầu tiền tệ trong game chính là cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu của tiền mặt.
Am hiểu kinh tế game, người chơi được lợi gì?
Việc nắm rõ quy luật cung cầu trong game online mang lại khá nhiều lợi ích cho game thủ. Một tác dụng rõ ràng nhất là nó giúp game thủ tiết kiệm được tiền khi mua sắm trong game, nạp thẻ game. Đồng thời, nó cũng tạo ra nhiều cơ hội làm ăn cho các game thủ thích làm thương nhân.
Trước hết, game thủ có thể kiếm khá nhiều lợi nhuận từ việc “ cày tiền” game. Có rất nhiều cách để cày tiền trong thế giới ảo (phụ thuộc vào quy mô, tính chất và cách kiếm tiền của từng game). Nhưng tựu trung lại, việc “cày tiền” có nghĩa là bạn bằng mọi cách kiếm được thật nhiều tiền ảo (vàng, gold, zen…) sau đó bán lại cho những người cần chúng. Còn cách làm? Bạn có thể nhặt rác, cắm chuột… Nói chung, với hệ thống auto trên cả đầy đủ như hiện nay, việc cày tiền là quá dễ.
Video đang HOT
Cày event cũng là cách nhiều game thủ tham gia kiếm tiền từ game online. Cũng là cày nhưng cách cày này có thời vụ, cần tính toán hơn một chút, tuy nhiên lãi cũng cao hơn. Nếu như dân cày tiền hoạt động quanh năm thì dân cày event chỉ hoạt động vào một vài dịp trong năm. Từ các vật phẩm này, người chơi có thể bán lại cho những người cần kiếm vàng trong game, sau đó bán lại. Hoặc nếu chuyên nghiệp hơn, bạn có thể cung cấp các dịch vụ trực tiếp bằng tiền mặt với các đối tác quen thuộc.
Nhiều game thủ đã trở thành những “con buôn” thực thụ (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, nhiều game thủ đã trở thành con buôn chính hiệu từ việc nắm rõ cái cần và thiếu của thị trường. Công việc rất đơn giản: thu mua lúc rẻ (hoặc của người bán rẻ), bán lại vào lúc giá lên cao (hoặc cho người cần kíp) lãi của bạn chính là mức chênh lệch giữa hai giá. Thậm chí, một số thương gia giỏi còn buôn bán liên server. Mấu chốt vấn đề là ở điểm người chơi cần nắm vững quy luật cung cầu của thị trường, khả năng nhìn xa để biết rõ giá, khả năng tăng giảm của mỗi mặt hàng, khả năng sinh lời của chúng…
Một số game thủ còn tiến hành kinh doanh với nhiều hình thức khác như buôn bán account, bán tiền ảo, tài sản ảo, kinh doanh những loại vật phẩm như huyền tinh, đá quý để ép, cường hóa đồ…
Có thể nói, việc am hiểu hệ thống kinh tế trong game sẽ giúp game thủ phát hiện nhiều cơ hội kinh doanh trong game online, gián tiếp giúp việc chơi game của mình mang lại nhiều hứng thú. Những biến động về giá các loại đồ đạc ở server mình, nhu cầu của các sản phẩm, giá trị của mức giá đồng tiền ảo mình đang sử dụng… là những mối quan tâm của nhiều game thủ. Thật thú vị nếu như bạn mua được món đồ mình cần với giá rất rẻ hay kiếm được một khoảng lời không nhỏ từ việc buôn bán trong game. Biết đâu đấy, một ngày đẹp trời từ những kinh nghiệm, kỹ năng từ việc buôn bán trong game sẽ giúp đỡ bạn ít nhiều trong việc kinh doanh ngoài đời thực.
Theo VNE
Tài sản game thủ: Phó mặc nhà phát hành ?
Đã hơn 10 năm, thị trường game online Việt Nam ghi nhận quá nhiều biến chuyển của các nhà phát hành. Trong khi đó, vấn đề mang tính cơ bản, là khối lượng tài sản "ảo" có được của các game thủ sau thời gian tham gia vào các game sẽ ra sao nếu nhà phát hành dừng dịch vụ, lại hầu như không có ai giải quyết được. Phải chăng đã chấp nhận đầu tư vào game online, thì các game thủ chỉ có cách phó mặc "hên xui" cho nhà phát hành ?
Một game thủ kỳ cựu đã thử tính, với một game thủ, bình quân chơi một game, tệ lắm cũng phải mất một tuần và một cái thẻ game khoảng 20 ngàn đồng. Tính ra chi phí xã hội của người đó, cũng khoảng 350 ngàn đồng.
Game thủ luôn đầu tư vào game cả tiền bạc lẫn công sức.
Nhưng phần lớn sẽ chơi nhiều thời gian hơn, và có người chơi nhiều game, nên chi phí cho 1 game thủ ở mỗi game, không thể chỉ đo bằng con số triệu đồng. Cứ thế nhân ra, có thể thấy khi 1 game đóng cửa, tất yếu phải có hàng ngàn game thủ " mất tài sản ảo" với chi phí đầu tư đến hàng tỷ đồng.
Ngổn ngang tài sản "ảo" !
Vấn đề nằm ở chỗ, nhiều nhà quản lý và phát hành game không chứng thực tài sản ảo trong game, cũng như chưa hề có sự minh bạch về tiền thẻ nạp vào game được tính toán thế nào. Có người cho rằng đồ vật trong game chỉ là những đoạn code lập trình, chẳng thể quy ra được là giá bao nhiêu.
Bởi thế mới có trường hợp khi game "đóng cửa", các game thủ kêu ca đòi đền bù, nhà phát hành rất thản nhiên nhìn nhận, dịch vụ cung cấp để giải trí, các đồ vật trong game không có thật, người chơi đòi bắt đền bù về cái gì ? "Đồ vật trong game chỉ có giá trị với game đó, chấm dứt dịch vụ thì mọi cái chẳng còn nữa, làm sao có thể bắt bẻ nhà phát hành ?".
Nạp thẻ cho game là việc đầu tư khá cụ thể.
Trong khi đó, bản thân các game thủ đều xác định, đã chơi game thì phải đầu tư, cả về tiền bạc thực tế lẫn đồ vật ảo. Ai cũng có thể thấy, tiền thẻ nạp vào game, tiền trả cho chi phí thuê máy tính ngoài tiệm, thuê bao Internet về nhà... đều khá cụ thể.
Nhưng tiền trong game mới là cái giá trị, thì lại rất mơ hồ. Chỉ có số đông game thủ mới hiểu được thực chất một món đồ trong game giá trị ra sao. Có người tâm tư: "Mình mặc 1 cái áo sơ mi, mua ở ngoài shop cũng chỉ khoảng 200 ngàn đồng. Nhưng nhân vật trong game của mình, lại mang những chiếc áo chiến binh tăng sức chiến đấu, thì quy ra cũng hơn cả triệu đồng. Nhưng mình vẫn đầu tư vì mình biết, nhân vật của mình chỉ chiến thắng nếu có đồ vật mạnh". Điều đáng buồn với những người đầu tư vào game như vậy, là chỉ cần game biến động, thì tiền bạc công sức của họ biến thành mây khói.
Game chỉ cần giảm giá bán đồ vật cũng đã làm game thủ khốn đốn.
"Đừng nói là game đóng cửa thì mới mất tiền. Có rất nhiều người bỏ công sức, tiền bạc, ép lên 1 món vật dụng quý trong game, có thể nói trao đổi đến mệnh giá hàng triệu đồng. Nhưng chỉ cần nhà phát hành mở ra 1 loại tài sản khác, giá trị thấp hơn mà tính năng cao hơn, thì người đó đã thiệt hại nặng nề rồi".
Bao giờ được thực chứng ?
Theo đánh giá của nhiều game thủ, khao khát lớn nhất của họ là được chứng thực giá trị các tài sản "ảo" trong game. Sự thật để có được những tài sản đó, họ luôn phải có sự đầu tư rất lớn về cả thời gian, công sức lẫn tiền bạc. Bởi vậy, trước mối nguy sẽ dễ dàng bị "hạ giá" món đồ vật quý khi có các món đồ khác được nhà phát hành "bán ra", hay nhà phát hành "dẹp tiệm", game ngưng hoạt động, các game thủ đều rất mong có được những cơ chế "bảo vệ tài sản ảo".
Đồng tiền game chỉ còn là ảo ảnh khi game "chết".
Thực tế ở các nước phát triển mạnh về công nghiệp game, thì vấn đề tài sản ảo đã được phân định. Tại Hàn quốc, đồ vật ảo trong game có giá trị thật, người ta có thể mua bán cho nhau như hàng hóa và kẻ nào ăn cắp sẽ bị truy tố. Cho dù có nhiều ý kiến phản đối, thì cộng đồng game thủ cũng xác định nên sớm có những động thái đánh giá đúng mức và công bằng hơn với các tài sản game.
"Nên chăng cần có chứng nhận luật pháp về cơ chế tài sản ảo trên Internet, vì ai cũng biết dù rất ảo, nhưng đa phần các món tài sản đó đều có được với sự đầu tư công sức, thời gian và tiền bạc nhất định. Dù người ta có thể phủ nhận những đồng tiền online như bitcoin, nhưng giá trị sử dụng những item gắn với tiền bạc ảo vẫn luôn được cộng đồng game thủ công nhận. Rất nhiều người thuộc nằm lòng các mệnh giá tiền tệ quy đổi trong game. Đó phải chăng không phải là giá trị thật ?". Một nhà phát hành gMO nói.
Giấc mơ thực chứng tài sản game vẫn còn xa lắm !
Tuy nhiên, mơ ước là mơ ước. Làng game Việt vẫn phải chịu các game thủ đổ công sức hàng tháng trời vào 1 game nào đó, để say mê cuồng nhiệt với khối tài sản "ảo" của mình, rồi một sớm đẹp trời tất cả biến tan, bởi nhà phát hành nói lên một lời tuyên bố !
Theo VNE
Thơ chế: Cây tiền 'tèo' Thơ về ATM mỗi dịp đến Tết lại... tèo, phỏng theo bài thơ 'ông đồ'. Ảnh minh họa Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy cây tiền 'tèo' Bao nhiêu người ra rút Ấm ức mặt bí rì Cây kêu tiền bị hết Cây hiện chữ 'sorry...' Nhưng nhiều năm vẫn thế Hứa sửa chẳng thấy đâu Chờ rút tiền - không thấy...