Game sắp “hết đát” mới cuống cuồng lo chống hack, phải chăng đã quá muộn với PUBG?
Liệu mọi việc đã quá muộn màng để cứu nổi PUBG ?
PlayerUnknown’s Battlegrounds đang phải đối phó với vấn nạn hack/ cheat lan tràn kể từ khi tựa game này tạo nên trào lưu Battle Royale phổ biến khắp thế giới. Nhà phát triển PUBG Corp đã thực hiện rất nhiều biện pháp mạnh mẽ để kiểm soát nạn hack/cheat – đi xa tới mức mà PUBG Corp đã phải lập ra một “Đơn vị chống gian lận” (PUBG Anti-Cheat Unit) để giúp các cơ quan thực thi pháp luật có thể theo dõi và bắt giữ những kẻ tạo ra hoặc cung cấp các công cụ hack/cheat.
Một video mới đây được PUBG Corp đăng tải cho chúng ta thấy cái nhìn đầu tiên về “Đơn vị chống gian lận” cũng như là công việc của họ. Video này là một danh sách về các nỗ lực chống vấn nạn hack/cheat của PUBG Corp. Dohyung Lee, người đứng đầu Đơn vị chống gian lận của PUBG và Wonha Ryu, người quản lý hoạt động Đơn vị chống gian lận trong video đã giải thích một số khái niệm và phương pháp tiếp cận rộng hơn mà họ sử dụng trong quá trình xác định kẻ sử dụng hack/cheat.
Theo video, Đơn vị chống gian lận của PUBG dựa vào sự kết hợp của các công cụ phát hiện hack/cheat và hàng ngàn báo cáo của người chơi để xác định kẻ sử dụng hack/cheat. Sau khi xác định được hack/cheat, đơn vị sẽ truy tìm công cụ hack hoặc thiết bị hack của bên thứ ba đang được sử dụng để tạo điều kiện cho việc gian lận. Các kỹ sư sau đó sẽ làm việc để triển khai các biện pháp đối phó vấn nạn hack/cheat, trong khi một đội khác sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với người chơi sử dụng công cụ hack/cheat – thường là cấm tài khoản người chơi vi phạm.
Đơn vị chống gian lận cũng có một nhóm các chuyên viên sử dụng các kỹ thuật “machine-learning” để phát triển các thuật toán giúp xác định gian lận nhanh hơn. Với rất nhiều dữ liệu có sẵn để xem xét trong mỗi trận đấu, thì lại có nhiều AI hoạt động hơn. Video này cũng đề cập đến sự hợp tác của Đơn vị chống gian lận với những gì mà Wonha Ryu gọi là “international partners”. Có vẻ như, các tổ chức thực thi pháp luật sử dụng dữ liệu của PUBG Corp để xác định, bắt giữ và truy tố những kẻ đã tạo và bán công cụ hack/cheat bất hợp pháp.
Để theo dõi đầy đủ video nói về quá trình chống gian lận trong PUBG, các bạn có thể truy cập tại đây.
Dongwan Kim, một trong những kỹ sư chống vấn nạn hack/cheat của PUBG, cho biết đơn vị cũng đang sử dụng các kỹ thuật machine-learning để giúp PUBG trở thành một tựa game “khó nhằn” hơn cho những kẻ thích sử dụng hack/cheat. “Những kẻ phát triển công cụ hack/cheat sẽ luôn tạo ra các kỹ thuật để cố gắng vượt qua chúng tôi”, Dongwan Kim cho biết. “Vì vậy, gần đây chúng tôi đã tạo ra một phản ứng kỹ thuật AI rất tinh vi khiến những kẻ đó khó khăn hơn trong việc phát triển các công cụ hack/cheat bất hợp pháp.”
Theo gamek
PUBG: Vì sao bị gamer Trung Quốc 'hack cheat nát game', Bluehole vẫn không dám động dù chỉ một sợi tóc?
Tencent đứng đằng sau rồi, giờ làm căng thì chỉ PUBG chịu thiệt mà thôi....
Liên tục bị cộng đồng game thủ chê bai bởi nạn hack cheat hoành hành và vô vàn lỗi bug chí mạng. Song mới đây PUBG gây bất ngờ với bản báo cáo tài chính năm 2018 với lợi nhuận siêu khủng. Theo đó, chỉ tính riêng trong năm ngoái - PUBG Corp đã thu về 920 triệu USD (hơn 21.000 tỷ Đồng), với lợi nhuận gộp khoảng 7000 tỷ.
Dù cộng đồng luôn kêu mồm kêu gọi Bluehole cô lập game thủ Trung Quốc, cho họ chơi sv riêng biệt...
Hãng vẫn lờ đi để tập trung vào các mảng sinh tiền!
Việc không dám động chạm tới game thủ Trung Quốc dù vấn nạn hack/cheat đa phần đến từ Quốc gia này, có lẽ chỉ có một lý do duy nhất: chính là vì tiền!
Cụ thể, hơn một nửa doanh thu 21.000 tỷ đồng kể trên (chiếm 53%) đến từ Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Và dễ hiểu khi nhà phát triển PUBG thà nhắm mắt làm ngơ dù cộng đồng kêu gào cô lập khóa khu vực Trung Quốc chứ không dám thực hiện vì sợ mất 53% doanh thu này.
Một số kẻ viết phần mềm hack/cheat PUBG ở Trung Quốc đã tranh thủ kiếm được hàng tỷ đồng, số ít đã bị bắt.
Với game thủ sinh tồn thì không cần hỏi cũng biết rõ hacker Trung Quốc tai tiếng và ảnh hưởng của họ đến PUBG nặng nề ra sao. Song nếu PUBG làm căng, thì họ sẽ là người chịu thiệt hại hàng nghìn tỷ.
Theo thống kê phiên bản PC của PUBG thu về 790 triệu USD, phiên bản trên hệ máy console thu về 60 triệu USD và phiên bản Mobile thu về 65 triệu USD
PlayerUnknown's Battlegrounds Mobile tựa game phổ biến nhất hiện nay, và cũng xuất hiện hack rất nhiều.
Để có khoảng lời khổng lồ như thế, PUBG cũng phải dựa dẫm nhiều vào ông lớn Tencent, do đó game thủ PUBG sẽ còn phải sống chung với lũ khá lâu trước khi nhà phát triển tìm ra đối sách triệt để.
Theo GameK
Devuno chuyển từ chống Crack sang chống Hack với Devuno Anti-Cheat Denuvo Anti-Cheat lợi dụng các tính năng bảo mật phần cứng mới nhất của AMD và Intel, kết hợp với thuật toán Machine Learning để phát hiện ra các hacker. Mới đây, GDC 2019 đã được tổ chức đúng như đã định với sự tham gia của nhiều nhà phát triển game lớn trên thế giới. Ngoại trừ những tin tức liên quan...