‘Game Of Thrones’ xác nhận số phận của nhân vật do Ed Sheeran thủ vai trong phần phim cuối cùng
Dù sống sót trong cuộc tấn công ở Daenerys, nhân vật của Ed Sheeran đã bị bỏng nặng hủy hoại toàn bộ gương mặt. Số phận của anh trong Game of Thrones – Trò chơi vương quyền sẽ ra sao?
Góp mặt với tư cách một nhân vật khách mời trong Game of Thrones (Trò chơi vương quyền ) mùa 7, Ed Sheeran vào vai một người lính Lannister hát bài hát mang tên Hands of Gold để giải trí cho những người anh em của mình quanh lửa trại. Arya Stark, sau khi tàn sát Freys để báo thù cho Red Wedding, lúc này đã dừng lại để nghe bài hát. Sự xuất hiện của Sheeran được coi là món quà đặc biệt dành cho nữ diễn viên Maisie Williams – người vào vai Arya vì cô là fan ruột của nam ca sĩ.
Trước đó, khi phần phim ra mắt, sự xuất hiện của Ed Sheeran đã khiến nhiều khán giả tỏ ra khá bất mình vì sợ nó sẽ phá hỏng bộ phim. Để trấn an dư luận, buổi công chiếu Game of Thrones 8 đã ngầm khẳng định gương mặt của nam ca sĩ sẽ không bao giờ xuất hiejn trong phần 8 của bộ phim nữa.
Thông tin này được xác nhận qua một cuộc đối thoại trong phim, khi những người phụ nữ xung quanh Bronn nói về số phận của các chiến sĩ Lannister sống sót trở về. Craya đã miêu tả về “cậu bé Eddie” là “người trở về với gương mặt bỏng hoàn toàn, thậm chí mất luôn cả mí mắt”, khiến Dirah kinh hãi: “Làm sao cậu ta có thể ngủ được với đôi mắt không có mí?”.
Việc loại bỏ cái tên Ed Shareen khỏi Game Of Thrones 8 có lẽ là một quyết định an toàn đối với đoàn phim, đồng thời khiến khán giả thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, chẳng phải ai cũng có thể sống sót sau Battle of the Goldroad, và ít nhất thì nhân vật Eddie của Ed Shareen cũng sống sót và anh ta còn có một câu chuyện cho riêng mình để kể, ngay cả khi gương mặt bị hủy hoại và mí mắt cũng không còn.
Chỉ còn 5 tập nữa là series Game Of Thrones sẽ chính thức khép lại. Tập 2 của phần 8 sẽ chính thức lên sóng trên đài HBO vào tối chủ nhật, ngày 21/4 theo giờ Mỹ, tức 8h sáng ngày thứ Hai 22/04 theo giờ Việt Nam. Cùng chờ đợi và đón xem nhé!
Theo saostar
Cả một kỉ nguyên phim truyền hình thu bé lại vừa bằng cái kết của "Game of Thrones"
Khi "Game of Thrones" kết thúc, chúng ta sẽ khó có lại trải nghiệm cùng nhau chia sẻ những cảm xúc tới từ một tập phim truyền hình với cả thế giới.
Video đang HOT
Game of Thrones ( Trò Chơi Vương Quyền) chỉ là một bộ phim truyền hình bình thường cho đến cảnh Ned Stark (Sean Bean) bị lấy đầu. Kể từ đó, lượt xem của series này tăng dần đều qua năm tháng cho đến mùa 7 đã lên tới con số kỉ lục 30 triệu/tập chỉ tính riêng khu vực Bắc Mỹ. Nhưng đây có lẽ cũng là bộ phim cuối cùng mà cả thế giới cùng nhau ngồi xem.
Cái chết của vị Vua Phương Bắc dẫn đến sự ra đời của series phim ăn khách bậc nhất
Mọi ảo tưởng của người xem về nhân vật chính hay biết trước kết thúc phim đã chấm hết khi Ned Stark bị chém bay đầu mà không có "phép màu" gì xảy ra. Đó là khoảnh khắc "kinh thiên động địa" đã định hình tên tuổi cho Game of Thrones thành một trong những series truyền hình gây sốc nhất. Cùng với sự giúp sức của mạng xã hội, khán giả toàn thế giới đã đoàn kết lại làm một, cùng tề tựu trong một khán phòng ảo để cùng khóc lóc, hò hét phấn khích hay nổi cơn thịnh nộ với tác phẩm.
Cái chết của Ned Stark đã khiến loạt phim được người xem đón nhận rộng rãi.
Đối với những người chưa đọc qua truyện, khoảnh khắc Ned Stark bị xử tử cũng gây trầm cảm không kém gì cảnh phim Simba mất cha hay Bambi mất mẹ hồi nhỏ được xem trên TV. Rồi người ta lên Facebook, lên Twitter để khóc than, để thương tiếc bằng đủ thứ nội dung từ ảnh chế cho đến điếu văn. Miệng truyền miệng, tai truyền tai, ta có cảm giác cả thế giới cùng nhau hướng về Westeros, từ Á sang Âu, từ người già đến "trẻ trâu".
Sức mạnh của công nghệ đã cho phép đồng bộ hóa trải nghiệm của khán giả khắp mọi nơi trên hành tinh (tất nhiên là ở nhiều múi giờ khác nhau). Ngay cả trong một thời kỳ mà người ta tẩy chay truyền hình, chạy theo các dịch vụ xem phim trực tuyến thì những chương trình như Oscar hay Super Bowl vẫn thu hút được lượng khán giả khổng lồ. Người dân vẫn thích quây quần trước màn hình để xem phim trực tiếp. Chúng ta muốn là một phần của thứ gì đó lớn lao hơn.
"Game of Thrones" là trải nghiệm mà cả thế giới cùng chia sẻ.
Chúng ta hò reo khi thấy The Hound (Rory McCann) và Arya (Maisie Williams) kết bè kết phái. Ta choáng ngợp trước những tập phim như The Battle of the Bastards hay Baelor. Ta rùng mình chứng kiến sức mạnh của Night King (Dạ Đế). Đó không chỉ là góc nhìn cá nhân, mà mỗi khán giả đều biết rằng ngay lúc này trên khắp thế giới, hàng triệu người đang cùng cảm xúc như thế, từ bạn bè xung quanh cho tới những nhóm dành riêng cho fan trên Facebook, những dòng tweet trực tiếp từng phút giây trên Twitter... Chúng ta biết rằng mình đang tham gia vào một bữa tiệc khổng lồ trên toàn cầu. Cảm giác đó không phải lúc nào cũng có được.
Làm gì có series truyền hình nào khác ngoài Game of Thrones tạo được hiệu ứng mạnh mẽ, lan tỏa như thế
Sau 9 năm, "Game of Thrones" đã tạo nên lượng fan lớn không tưởng.
Cho tới tận năm 2017, Game of Thrones vẫn là series bị down lậu nhiều nhất trong lịch sử. Người ta tải về để xem trên điện thoại, máy tính, laptop... ở bất kỳ nơi nào từ trường học cho tới văn phòng làm việc.
Thế nhưng, trải nghiệm đó đang phai nhạt dần. Giờ đây khán giả không còn cố gắng xem phim trực tiếp. Họ xem khi nào rảnh, tắt điện thoại để tránh bị spoil nội dung, bàn luận với nhau khi có điều kiện. Người xem không còn quá "phát sốt phát rét" dự đoán xem các nhân vật sẽ tung ra chiêu bài gì, bởi Game of Thrones giờ đây giống một series viễn tưởng chiến đấu nhiều kỹ xảo hơn là trò chơi chính trị cần động não như xưa.
Đây là bộ phim bị tải lậu nhiều nhất theo thống kê của Kasspersky
Giống như những kỷ nguyên của Westeros tới và đi, có lẽ một kỷ nguyên "đoàn kết" giữa fan truyền hình trên toàn thế giới sẽ đi đến hồi kết với Game of Thrones. Dù không xem phim, thì chắc chắn bạn đã từng nghe qua về series này. Những sự kiện như Red Wedding (Đám Cưới Đỏ), sự hồi sinh của Jon Snow (Kit Harington) đã trở thành một phần của văn hóa đại chúng.
Nếu không tin, bạn chỉ cần lên Youtube sẽ thấy cảnh những nhóm bạn hay thậm chí cả quán bar chỉ mở Game of Thrones để hàng chục khán giả cùng xem với nhau. Bạn sẽ thấy họ cùng khóc khi chứng kiến nhân vật yêu thích bị lấy mạng hay hò reo, phấn khích ra sao khi chứng kiến "công lí" trong phim được thực thi.
Màn hồi sinh của Kit Harington khiến cả thế giới bùng nổ.
Dự kiến sẽ có 1 tỉ người trong tổng số 170 quốc gia cùng xem phần cuối cùng của phim sẽ lên sóng vào ngày 15/4 tới đây. Game of Thrones có lẽ sẽ là series truyền hình cuối cùng đánh dấu trải nghiệm xem phim với quy mô khổng lồ đến thế.
Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Truyền hình từ khi ra đời vào thập niên 50 thế kỷ trước đã có những bước tiến rất dài thay đổi nhằm phù hợp với thị hiếu khán giả. Thế nhưng sự xuất hiện của những dịch vụ trực tuyến như Netflix đã làm biến đổi sâu sắc thói quen xem phim của con người chỉ trong vòng 6 năm trở lại đây.
Sau "Game of Thrones", truyền hình sẽ lép vế trước các trang trực tuyến.
Giờ đây, mạng xã hội không chỉ là nơi chúng ta chia sẻ về những khoảnh khắc mang tính hiện tại. Đối với các phim Netflix, người ta thường lên mạng để chia sẻ sau khi đã "chiến đấu" xong toàn bộ các tập phim trong mùa, và với mục đích tư vấn cho người khác nên hay không nên xem. Một khi Game of Thrones kết thúc, hành động update từng thời khắc của phim có lẽ sẽ trở nên lỗi thời. Người ta sẽ kể về cái thời mà mọi người cùng quây quần trước TV sau giờ ăn tối chỉ để xem chương trình yêu thích như một hoài niệm.
Sự trỗi dậy của Netflix đang hại phim truyền hình.
Với những Netflix, Amazon hay sắp tới đây là Disney , bạn có thể chọn bất kỳ thời điểm nào để thưởng thức trọn vẹn mà không phải "canh me". Tiện lợi hơn, nhưng cũng bớt đi rất nhiều sự háo hức. Sẽ không còn cảnh người ta vui vẻ gọi nhau chờ đón một tập phim, bởi tại sao phải bỏ hết mọi thứ đang làm dở dang khi bạn có thể xem tập phim đó và tận 10 tập tiếp theo ở bất kỳ lúc nào trong ngày?
Trong khi đó, những series tiếp theo của HBO không đủ sức để hấp dẫn khán giả. Westworld, vốn được mong đợi sẽ tiếp nối thành công của Game of Thrones, lại trở nên nhạt nhòa và mất hút sau một mùa phim. Những Big Little Lies hay Watchmensắp tới dường như chỉ dành cho một bộ phận khán giả nhất định.
"Westworld" lạc trôi trong tâm trí khán giả.
Dù thích hay không thích, bạn vẫn phải chấp nhận sự thật rằng điều đó đang xảy ra. Giống như Littlefinger nói rằng: "Quá khứ đã qua lâu rồi. Giờ ngươi có thể ngồi đây khóc than cho sự ra đi ấy, hoặc chuẩn bị cho tương lai đang tới." Và những gì chúng ta có thể làm trước mắt, chính là chờ mùa 8 lên sóng ngày 15/04 tới mà thôi.
Theo trí thức trẻ
Ôn gấp 7 sự kiện quan trọng trước thềm "Game of Thrones" mùa 8 (Phần cuối) The Wall sụp đổ, Night King dẫn đầu đội quân hàng trăm nghìn xác sống là những sự kiện bắt đầu cho cuộc đại chiến ở mùa cuối "Game of Thrones". Là tiền đề cho trận chiến cuối cùng, mùa 7 của Game of Thrones ( Trò Chơi Vương Quyền) chứng kiến sự hình thành cũng như sụp đổ của nhiều thế lực...