Game bạo lực sắp bị… đánh thuế tại Mỹ
Dù mới chỉ một tiểu bang đưa ra đề xuất này nhưng game thủ tại Mỹ đã lo ngay ngáy việc “đánh thuế” game bạo lực có thể nhân rộng trong tương lai.
Trước nay thì game bạo lực luôn là đề tài nhạy cảm với chính phủ các nước, và dĩ nhiên không phụ huynh nào muốn con cái mình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố máu, kinh dị ngày càng chân thật của game hiện nay, bất kể trên PC, Console hay Mobile. Có vẻ như những tổ chức kiểm định và đánh giá nội dung game như ESRB vẫn chưa làm chính quyền Mỹ an tâm, mà mới đây các nhà làm luật Pennsylvania đã đưa ra dự thảo “đánh thuế” game bạo lực để có kinh phú tổ chức một hội bảo trợ học đường riêng giúp giảm tình trạng bạo lực trong trường học hiện này.
Game thủ trước nay vẫn luôn khó chịu do các nhà cầm quyền luôn đổ lỗi các vụ bạo lực do trẻ vị thành niên gây ra là do “chơi game bạo lực, làm ảnh hưởng suy nghĩ chưa chín chắn của các em”. Trước đó thì nhiều nơi cũng đã vận động đánh thuế các tựa game dán nhãn M (trên 17 tuổi) từ tận năm 2013 nhưng không thành công, mãi tới đây thì mới nhen nhóm trở lại ở Pennsylvania. Đại diện đảng Cộng Hòa, Chris Quinn đã phát biểu “đây là một yếu tố góp phần gia tăng tình trạng và mức độ bạo lực học đường”.
Đề xuất ban đầu của Quinn không gây nhiều chú ý nhưng sau một số chỉnh sửa nhỏ thì Dự Luật 109 đã gần như được thông qua với điều khoản “đánh thuế 10% kèm lên thuế cục bộ cho game bạo lực”. Loại thuế này có chức năng tương tự như thuế, bia, thuốc lá… nhằm làm game thủ nản lòng và ít có xu hướng mua game bạo lực hơn, chỉ số ít dư dả mới có thể thoải mái mà mua game kiểu này. Thuế giữa các tiểu bang có thể khác nhau nhưng dự báo chung rằng giá game AAA sẽ tăng lên thành $65 tới $70 (6-10%) – toàn bộ khoản thuế này sẽ dành cho tổ chức Digital Protection for School Safety Account, với chức năng giám sát và đảm bảo an toàn cho các trường học ở Pennsylvania.
Video đang HOT
Tổ chức kiểm định và đánh giá game Entertainment Software Association (ESA) đang quyết liệt phản đối dự luật này, gọi nó là sự vi phạm hiến chương Mỹ – trước đó, ESA cũng đã lên tiếng phản đối thái độ kì thị game mạnh mẽ của tổng thống Donald Trump. ESA khẳng định “nhiều nghiên cứu giữa các nhà khoa học, bác sĩ, đặc vụ chính phủ và tòa án tối cao Mỹ cho thấy game không hề kích động bạo lực. Chúng tôi kêu gọi các nhà lập pháp Pennsylvania cùng cộng tác để tuyên truyền rộng hơn về vai trò của trách nhiệm kiểm soát con trẻ của phụ huynh cũng như vai trò của ESRB trong việc lựa chọn game phù hợp cho từng lứa tuổi.”
Hiện tại dự luật chỉ mới sắp tung ra ở Pennsylvania, tuy nhiên game thủ Mỹ có quyền lo ngại luật này sẽ áp dụng toàn lãnh thổ Hoa Kì trong tương lai khi mà chính phủ vẫn còn tiếp tục đổ vấy các vụ bạo lực học đường là kết quả của việc chơi game bạo lực như hiện nay.
Tham khảo: kitguru.net
Apple đồng ý trả hơn nửa tỷ USD tiền nợ thuế tại Pháp
Theo truyền thông Pháp ngày 5/2, Apple đã đồng ý trả 571 triệu USD cho nước này để giải quyết một khoản thuế tồn đọng.
Trước đó, vào tháng 8/2016, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố Apple đã có hành vi né thuế từ năm 2003 đến 2014. Tập đoàn này đã lập ra trụ sở tại Ireland và được hưởng thuế suất vô cùng hấp dẫn từ chính phủ nhưng lại bán sản phẩm và thu lợi nhuận trên toàn bộ châu Âu.
Apple đồng ý trả hơn nửa tỷ USD tiền nợ thuế tại Pháp. (Ảnh minh họa)
Cả Apple và Ireland đều kháng cáo, tuy nhiên sau đó hãng công nghệ Mỹ đã đồng ý thanh toán khoản tiền nợ thuế khổng lồ 14,8 tỷ USD.
Phía Pháp cho rằng lợi nhuận của Apple tại nước này vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Vì vậy cơ quan thuế đã tiến hành kiểm toán và yêu cầu Apple phải trả thêm số tiền thuế ở trên.
Tháng trước, chính phủ Pháp cũng đã tuyên bố sẽ đánh thuế các công ty công nghệ lớn ngay cả khi họ báo cáo lợi nhuận tại một quốc gia khác.
Cụ thể, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire cho biết đang hoàn tất dự luật liên quan tới việc áp thuế đối với các công ty dịch vụ Internet có doanh số toàn cầu trên 750 triệu euro (850 triệu USD) và 25 triệu euro ở Pháp. Theo đó, Pháp đang quyết tâm áp dụng hệ thống thuế "GAFA tax", viết tắt từ tên gọi của 4 hãng công nghệ lớn Google, Apple, Facebook, Amazon.
Dù đến tháng 2/2019, nội dung này mới được trình Chính phủ, nhưng sau khi được thông qua, "thuế số" sẽ có hiệu lực và truy thu ngược từ 1/1/2019.
Đầu tháng 12/2018, Bộ trưởng Le Maire cho biết Pháp sẽ chờ EU tới tháng 3 năm sau để đạt được một thỏa thuận về việc đánh thuế các hãng công nghệ lớn của Mỹ gồm Google, Apple, Facebook và Amazon nếu các bộ trưởng EU chưa thể thống nhất về kế hoạch áp thuế mới trên toàn khối.
Tuy nhiên 10 ngày sau, ông Le Maire đã đổi ý, xác nhận kế hoạch áp dụng việc đánh thuế của Pháp sẽ được thực hiện từ ngày 1/1/2019.
Lý do được đưa ra là vì những khó khăn trong việc thống nhất về quy định trên toàn khối. Ông Le Maire hi vọng thuế mới sẽ mang về 500 triệu EUR (570 triệu USD) cho Pháp trong năm 2019.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, ông Le Maire nói rằng: "Các gã khổng lồ kỹ thuật số là những người có tiền". Theo ông, các công ty "đã kiếm được lợi nhuận đáng kể nhờ vào người dùng Pháp, thị trường Pháp và họ trả thuế thấp hơn 14% so với các doanh nghiệp khác".
Ủy ban châu Âu (EC) ước tính các công ty truyền thống phải trả 23% thuế trên lợi nhuận trong khi các doanh nghiệp internet chỉ trả 8 hoặc 9%, đây là một số còn trả không đáng kể.
Theo vietnamfinance
Diomede, hòn đảo cô lập ở Alaska Dù có thể là tiểu bang lớn nhất của Hoa Kỳ, nhưng Alaska lại là tiểu bang ít dân nhất nước Mỹ. Bốn phần năm lãnh thổ của tiểu bang này chỉ có thể tiếp cận được bằng đường hàng không, và rất nhiều thị trấn nhỏ sẽ bị cô lập hoàn toàn nếu không có các máy bay nhỏ. Cộng đồng Diomede...