GALAX giới thiệu các mô-đun DRAM DDR5 theo chủ đề Lego
GALAX – một trong những nhà cung cấp linh kiện PC có trụ sở tại Trung Quốc, đã giới thiệu ra thị trường mẫu DRAM DDR5 nhằm chuẩn bị cho sự xuất hiện các phần cứng tiên tiến mới.
Theo Neowin , khi nền tảng Alder Lake-S sắp tới của Intel chuẩn bị phát hành với nhiều tính năng hiện đại như PCIe 5.0 và DRAM DDR5, các nhà sản xuất linh kiện PC khác cũng sẵn sàng tạo ra sản phẩm mới, bao gồm các bo mạch chủ dựa trên chipset 600-series và đặc biệt là mô-đun bộ nhớ DDR5.
DRAM DDR5 của GALAX mang đậm phong cách Lego
Đối với sản phẩm của mình, GALAX đã giới thiệu mô-đun bộ nhớ DRAM DDR5 dành cho các game thủ với cảm hứng thiết kế lấy từ các LEGO bằng việc cung cấp dải ánh sáng ARGB trên đầu thanh RAM có hình dạng như chân cắm.
Ý tưởng là các game thủ và người dùng phổ thông có thể gắn bất kỳ mảnh LEGO nào lên trên mô-đun để tùy chỉnh bộ RAM của họ trông như thế nào tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Ví dụ như các hình ảnh báo chí đăng tải cho thấy DRAM DDR5 do GALAX tạo ra có thể xếp hình trông giống với các mảnh Tetris.
Về mặt thông số kỹ thuật phần cứng, bộ nhớ game thủ theo chủ đề Lego của GALAX là loại kit 16 GB DDR5-4800 kênh đôi tiêu chuẩn. Đó không phải là cấu hình quá cao cấp, có nghĩa là sản phẩm này tập trung chủ yếu vào ngoại hình.
Tuy nhiên, loạt sản phẩm dành cho game thủ của GALAX chỉ được phát hành tại Trung Quốc, điều đó có nghĩa là bộ kit DRAM DDR5 Lego có thể không đến với các thị trường khác.
Có 15 triệu trong tay, build được PC có cấu hình mạnh cỡ nào trong thời buổi bão giá VGA?
Với 15 triệu trong tay, người dùng giờ có thể xây dựng được một bộ PC với cấu hình như thế nào để chơi game đủ mượt trong bối cảnh VGA vừa khan hàng, vừa có giá bán cực đắt đỏ?
Video đang HOT
So với thời điểm cách đây 1 năm, việc lắp một chiếc PC dùng để chơi game trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cũng như từ các tác động của thị trường tiền mã hóa, các linh kiện PC như VGA giờ đã trở nên đắt đỏ hơn đáng kể. Một câu hỏi đặt ra: Với 15 triệu trong tay, người dùng giờ có thể xây dựng được một bộ PC với cấu hình như thế nào? Dưới đây là các gợi ý về mặt cấu hình để người dùng có thể tham khảo
*Lưu ý: Giá bán của cấu hình PC dưới đây được tham khảo tại một số cửa hàng bán linh kiện PC lớn tại Hà Nội, chưa tính chi phí màn hình, bàn phím và chuột máy tính, và là hàng mới 100%.
Card màn hình: GTX 1650
Với cấu hình PC 15 triệu, một tin khá đáng buồn là người dùng có rất ít lựa chọn về card đồ họa. Trong bối cảnh cơn bão giá VGA vẫn đang diễn ra, GTX 1650 là cái tên phù hợp nhất với ngân sách khoảng 15 triệu để xây dựng PC ở thời điểm hiện tại. Đây cũng là mẫu VGA hiếm hoi vẫn còn hàng (với số lượng ít) ở nhiều cửa hàng bán linh kiện PC, với giá bán trong khoảng giá từ 6 - 6,9 triệu đồng, tùy phiên bản & NSX.
Là mẫu GPU thuộc phân khúc gaming phổ thông của Đội Xanh Lá, GTX 1650 trên thực tế không nhận được đánh giá quá cao từ giới game thủ lẫn chuyên gia công nghệ. Vào thời điểm ra mắt, hiệu năng của GTX 1650 chỉ ở mức trung bình và nằm trong khoảng giữa GTX 1050 Ti và GTX 1060.
Mặc dù vậy, nếu nhu cầu của bạn chỉ là các tựa game Esports hoặc chơi mạng phổ biến như LMHT, DOTA 2, Call of Duty Warzone, PUBG, GTX 1650 vẫn là lựa chọn ở mức ổn, với hiệu năng chấp nhận được. Với riêng các game AAA mới nhất, việc điều chỉnh các thiết lập đồ họa xuống mức thấp - trung bình là điều gần như bắt buộc với người dùng GTX 1650 nếu muốn đạt được mức khung hình đủ mượt mà.
CPU: Intel Core i3-10100F
Chính thức lên kệ vào quý IV/2020, i3-10100 là mẫu Core i3 thế hệ thứ 10 (Comet Lake-S) của Intel. Được Intel ra mắt nhằm cạnh tranh trực tiếp với đối thủ cùng phân khúc là Ryzen 3 3300X, Intel Core i3 i3-10100 sản xuất trên tiến trình 14nm, 4 nhân / 8 luồng, tốc độ xung 3,6 GHz ở mức cơ bản và tốc độ xung nhịp boost lên đến 4,3 GHz.
Qua nhiều bài đánh giá, i3-10100 có hiệu năng chơi game vượt trội đáng kể so với người tiền nhiệm i3-9100 nhờ được Intel bổ sung thêm 4 luồng. Đáng chú ý, mặc dù chỉ là Core i3, nhưng i3-10100 thậm chí có thể đấu ngang ngửa về mức FPS trong game với mẫu Core i5 thế hệ trước là i5-9400 (trang bị 6 nhân / 6 luồng), và chỉ chịu thua đôi chút trong các bài test đa nhiệm.
Trong cấu hình này, do sử dụng kèm theo card đồ họa rời, người dùng có thể lựa chọn Core i3-10100 phiên bản có thêm hậu tố F (không tích hợp iGPU), với giá bán rẻ hơn đáng kể nhưng hiệu năng xử lý vẫn 'y nguyên".
Mainboard: Chipset H510
Việc VGA tăng giá đã khiến chi phí 'buid' PC đội lên đáng kể, buộc chúng ta phải biết liệu cơm gắp mắm chi phí các linh kiện khác sao cho hợp lý để không vượt quá ngưỡng 15 triệu. Ở đây, các mainboard sử dụng chipset phổ thông, hỗ trợ dòng CPU thế hệ thứ 10 &11 của Intel như H510 là lựa chọn hợp lý về chi phí để đi kèm Intel Core i3-10100F.
Theo đó, các mainboard sử dụng chipset này có giá rẻ, chất lượng linh kiện ổn, trang bị các tính năng và khe / cổng kết nối đủ dùng cho nhu cầu người dùng, đồng thời hỗ trợ các chuẩn kết nối mới nhất như USB 3.2 Gen1, PCIe 4.0 x16. Tất nhiên, người dùng cũng có thể xem xét việc bỏ thêm khoảng vài trăm nghìn đồng cho các mẫu mainboard sử dụng chipset tầm trung như B460 / B560, vốn có thêm một số tính năng & cổng kết nối so với chipset H410/H510.
SSD: Dung lượng 240GB
Ở thời điểm hiện tại. việc trang bị ổ SSD (dù là rẻ tiền nhất) là điều gần như bắt buộc trong bất kì bộ PC nào. Với bộ case 15 triệu, chúng ta có 2 lựa chọn ổ lưu trữ dựa theo nhu cầu.
Nếu không có nhu cầu cài đặt game nặng hay lưu trữ lớn, một ổ cứng thể rắn (SSD) dung lượng 240GB chuẩn SATA3 sẽ là lựa chọn hợp lý về hiệu năng và chi phí. Tuy nhiên, trong bối cảnh các tựa game AAA càng ngày càng tăng thêm về mặt dung lượng (trung bình khoảng 50-70GB ), người dùng cũng có thể chọn phương án kết hợp giữa ổ SSD, vốn dùng để boot Windows và cài đặt các phần mềm cần thiết, và ổ HDD 1TB dùng để lưu trữ dữ liệu và cài game nặng.
RAM: 8GB, bus 2666 MHz
Ngoại trừ các ứng dụng chỉnh sửa ảnh / video và một số ít tựa game AAA yêu cầu tối thiểu 16GB RAM, mức dung lượng 8GB RAM vẫn được coi là đủ đáp ứng nhu cầu lướt web, chơi game AAA, xem phim, hay mở nhiều tác vụ cùng lúc. Bên cạnh đó, 1 thanh RAM DDR4 có tốc độ bus 2666 Mhz tương thích tốt với mainboard chipset H510 và đủ để hạn chế tình trạng nghẽn cổ chai.
PSU: 450W, chuẩn Bronze Plus
Để hệ thống có thể chạy ổn định, ít hư hỏng, người dùng không nên quá tiết kiệm khi chọn mua nguồn máy tính. Nếu lựa chọn một PSU giá rẻ có chất lượng kém, khả năng rất cao các linh kiện sẽ 'chết bất đắc kỳ tử'.
Với cấu hình được đề cập tới trong bài viết, một bộ nguồn công suất 450W, chuẩn Bronze Plus quá thừa chất lượng và công suất để 'cân' toàn bộ hệ thống, do GTX 1650 là một mẫu VGA không nguồn phụ. Song cũng cần lưu ý, mức công suất này rõ ràng là không đủ nếu bạn muốn lên đời các mẫu VGA mạnh hơn trong tương lai, vốn chắc chắn sẽ ngốn nhiều điện hơn.
Tổng kết lại, chúng ta có thể xây dựng được bộ PC với ngân sách 15 triệu đồng như sau: CPU Intel Core i3-10100F (2,6 triệu đồng); mainboard ASROCK H510M-HVS (1,759 triệu đồng); RAM DDR4 Kingston 8GB Fure Beast bus 2666 Mhz (1,169 triệu đồng); Card màn hình Asus TUF GTX 1650-4G GAMING GDDR6 (6,899 triệu đồng); ổ SSD Kingston A400 chuẩn SATA3 240GB (850 nghìn đồng); Nguồn máy tính Cooler Master MWE V2 230V 450 450W Plus Bronze (1,009 triệu đồng), vỏ case kính cường lực bất kỳ, kích thước mid tower (700 nghìn).
Tổng chi phí tham khảo: 15,113 triệu đồng
Trong CPU có bao nhiêu vàng? Vàng thì giá trị cao đó, nhưng chính xác thì trong CPU có bao nhiêu vàng? Có thể bạn chưa biết, nhưng trong các thiết bị điện tử, điển hình là chiếc PC của bạn có chứa vàng bên trong đó. Thật ra, điện tử là một trong những ngành tiêu thụ vàng nhiều nhất luôn. Và nếu tiêu thụ nhiều như vậy...