Gái xấu đâu cần phải ga lăng?
Đàn ông kệ xác vợ mình, chỉ ga lăng với “gái” là chuyện thường.
Nhưng đừng tưởng “gái” nào cũng được các anh xắn tay áo lên giúp. Xấu thì đừng hòng. Tại bến xe Mỹ Đình, Hà Nội một ngày tháng 6 nắng gắt, một phụ nữ trẻ đi xe máy đèo hàng vào đến sân thì ngã. Xung quanh rất nhiều đàn ông nhưng chẳng ai lại đỡ, cuối cùng một chị hành khách chừng 35 tuổi và một bà già chạy lại, người giúp dựng xe, người nhặt hộ đồ tung tóe xung quanh.
Ga lăng là chuyện của Tây?
Sau khi đã yên vị, cùng ngồi chờ xe, chị 35 tuổi phàn nàn: “ Đàn ông bây giờ ớn quá, không ga lăng gì hết, thấy phụ nữ bị ngã hay vác nặng cũng chỉ trơ mắt ra nhìn”. Cô gái được giúp đỡ cười: “ Trách họ làm gì chị, người dưng mà. Ngay chồng mình mà còn mặc kệ vợ nữa là”.
Rồi cô kể: “Em bán hàng ở chợ, chồng thì làm hành chính. Anh ấy lúc nào cũng ăn mặc chỉnh tề và chê vợ lôi thôi, đầu bù tóc rối. Thế nhưng mỗi lần em mang hàng về, nặng lặc lè, nào khuân từ trên xe xuống đất cho đến vần vào nhà, em vẫn phải ì ạch làm một mình, chồng có thấy cũng điềm nhiên hút thuốc đọc báo hoặc cho chim ăn, đố mà giúp một tay. Em có nhờ thì kêu đàn bà gì chỉ giỏi sai chồng, đã bảo kiếm việc khác mà làm không chịu nghe, thế thì cứ chịu một mình đi. Trời ơi, em biết làm nghề khác thì còn nói làm gì nữa, không bán hàng thì lấy gì mà ăn? Ông ấy có đưa đồng lương nào đâu”.
Ga lăng là một khái niệm phương Tây, do đó chúng ta có thể bào chữa cho những ông chồng ít tiếp xúc với văn hóa phương Tây như chồng cô gái trên rằng, nếu sống và làm việc trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, có thể anh ta sẽ khác. Thế nhưng người viết bài này đã không ít lần chứng kiến, tại sân bay Nội Bài, trong khi bà vợ vai khoác túi, tay kéo vali, tay dắt con tìm chỗ ngồi, thì ông chồng đã thanh thản đặt bàn tọa vào một ghế trống gần đó, lôi điện thoại ra bấm bấm liên hồi kỳ trận trong tiếng chiu chíu của trò chơi điện tử. Nhìn dáng điệu và cách ăn mặc cho thấy họ là “dân” trí thức, khá hiện đại và chắc chắn không phải không biết đến từ ga lăng.
Có lẽ rằng ông chồng đấy chẳng phải loại tàn tệ quá quắt gì, chỉ đơn giản anh ta nghĩ đám đồ kia cùng đứa con tuy cồng kềnh vướng víu thật, làm cho vợ trông tất tả thật, nhưng cũng không đến nỗi quá sức cô ấy cô ấy khỏe mà, tháo vát mà, mang vô tư. Nhưng chắc chắn hình ảnh này sẽ đẹp hơn rất nhiều: chồng vác túi, chỉ chỗ cho vợ con ngồi rồi sắp xếp đồ đoàn, trong khi vợ xoa đầu con hoặc lôi gương ra soi lại gương mặt.
“Gái” thì giúp, vợ thì kệ
Video đang HOT
Thực ra thì bây giờ cũng có rất nhiều quý ông ga lăng. Tuy nhiên, vì hành động giúp đỡ, chăm sóc một cách rất “quý ông” đó là một biểu hiện của văn minh, nó rất cao cấp, nên nhiều chàng nghĩ rằng nếu dành cho bà vợ úi xùi của mình ở nhà thì hơi phí chăng? Có lẽ nó chỉ “đáng đồng tiền bát gạo” nếu chỉ dành cho những cô gái xinh đẹp thơm ngát, ăn mặc đúng mốt mà các chàng gặp ở ngoài đường, nơi công sở, chốn giao tế…?
“Lão nhà em chưa bao giờ có khái niệm dắt xe cho vợ nhé, dù cái xe ga nặng trình trịch mà vợ lão thì có 44 kg. Em nghĩ lão ấy cổ kính cục mịch nên cũng chả phàn nàn gì. Thế mà hôm nọ tập trung ở cơ quan chồng để đi du lịch mới ngã ngửa ra, lão ý lăng xăng dắt xe, xách túi cho hết em này đến em khác. Các cô ấy khen là anh nhà chị ga lăng nhất công ty đấy, chị sướng thật“, Phương, 27 tuổi, nhân viên văn phòng, kể.
Gái đẹp thì sẵn sàng, gái xấu thì… dẹp (Ảnh minh họa)
“ Ông xã em thì kém gì. Ở nhà, máy bơm hỏng, quạt hỏng, bếp gas trục trặc, vòi nước không khóa được… thì vợ tự đi gọi thợ mà sửa nhé, nhờ lão thì lão bảo bây giờ là thời đại nào rồi mà còn bắt chồng sửa mấy thứ đấy, thuê người ta mấy phút là xong, nhờ lão gọi thợ thì lão bảo có mỗi cú điện thoại cũng sai chồng là sao? Mà nào phải cú điện thoại, thợ đến thì mình phải ở nhà để họ vào, giám sát họ làm, kiểm tra, giám định, mấy thứ đấy đàn bà biết gì, nhiều lúc họ làm ẩu cũng chịu”,Thu Hằng nói, “ Thế mà hôm nọ, thấy lão ấy mang đồ nghề sang sửa bóng đèn cho cô hàng xóm, em tức muốn ứa máu. Hoạnh lão thì lão bảo, sao em hẹp hòi thế, người ta một mẹ một con không có đàn ông để nhờ vả, còn em có hẳn một ông chồng. Trời ơi, có hẳn ông chồng mà nào đã nhờ được bao giờ đâu”.
Chắc các ông chồng cũng bị vợ “đay” vì chuyện “ga lăng với gái” này không ít, nên một anh phản pháo: “ Sao các bà cứ thích làm tiểu thư thế nhỉ”.
Gái đẹp thì sẵn sàng, gái xấu thì… dẹp
Nhiều anh không thèm ga lăng với vợ, chỉ dành đặc ân này cho phụ nữ bên ngoài. Thế nhưng đừng tưởng “gái” nào cũng được các anh xắn tay áo lên giúp nhé.
Thùy Linh, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội, ấm ức kể: “ Hôm nọ gần tối, em về đến ký túc xá thì trượt chân ngã oạch vì trời đang mưa nhỏ. Sách vở của em tung tóe ra đất ướt. Gần đó có rất nhiều cậu con trai, em cứ mong họ nhặt sách nhanh giúp em kẻo ướt nhưng chả ai động đậy gì. Lúc em đã xong xuôi chuẩn bị về phòng thì một cô rất xinh, mặc váy ngắn chân trắng nõn, dừng xe máy để nghe điện thoại, rồi lóng ngóng làm rơi. Cái điện thoại nằm ngay chân cô ta, cúi xuống là nhặt được, ấy thế mà hai ba anh cùng nhảy ra nhặt giúp. Em thấy tội cho họ quá”.
Chuyện ga lăng có chọn lọc này cực kỳ phổ biến ở công sở. Rất dễ nhận thấy là trong khi các chị em khác “đi về mặc ai” thì một vài cô luôn nhận được những cử chỉ săn sóc, giúp đỡ từng ly từng tí của cánh mày râu, và đó chắc chắn là những cô xinh nhất. Đừng dại mà trách móc các chàng hay bì tỵ về chuyện này, vì cánh đàn ông đôi khi cũng phũ mồm lắm. Ở công ty C., có lần bị nữ đồng nghiệp bóc mẽ là đồ ga lăng giả hiệu vì chỉ xúm vào ghi điểm với “hoa khôi”, anh Hùng đỏ mặt bảo: “ Hơ, thế mà cũng hỏi, không biết câu đàn bà xấu thì không có quà à?”.
Nhưng cũng đôi khi, những anh chàng kiểu này bị mắng thẳng vào mặt. Hôm đó cơ quan tổ chức liên hoan. Rất đông người. Bà Hoàn, một bậc “trưởng lão” trong công ty đang loay hoay mãi chưa tìm được chỗ ngồi thì tự nhiên thấy đám thanh niên trước mặt cứ xôn xao cả lên, cậu nào cậu nấy đứng bật lên rối rít nhường: “ Hương, em ngồi đây đi, để anh kiếm chỗ khác”. Cô gái xinh đẹp chưa kịp ngồi xuống thì đã nghe tiếng quát của bà Hoàn: “ Các cậu không biết xấu hổ à? Bà già này tìm chỗ nãy giờ thì lờ tịt đi không ai hỏi một câu, thế mà thấy gái đẹp đến thì xoắn quẩy đòi nhường ghế. Hương, cháu ra kia ngồi với cô, đừng ngồi với bọn này nó giả tạo lắm, xun xoe ra vẻ với gái thế thôi chứ về nhà thì vợ chẳng được xơ múi gì đâu”.
Có lẽ rất nhiều đấng mày râu Việt cần thường xuyên nhận được những câu mắng như thế.
Theo Bưu Điện Việt Nam
4 cách phá vỡ im lặng lần gặp đầu
Những gợi ý giúp bạn không để thời gian chết quá nhiều và khai thác hiệu quả thông tin từ nàng.
1. Sẵn sàng tung hứng với những chủ đề của người ấy
Lắng nghe những lời đối tác nói và hãy thêm thắt các chi tiết vào đó để nó trở thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Điều đó không chỉ chứng minh rằng bạn đang chú ý lắng nghe mà còn cho thấy thái độ thích thú của bạn với câu chuyện. Vì điều này, bạn sẽ giành được thiện cảm từ đối tác.
2. Nói về không gian xung quanh
Cách dễ nhận để khơi nên một chủ đề là nói về những thứ xung quanh hai bạn. Một ví dụ đơn giản: Bắt đầu bằng việc khen bình hoa trên bàn, bạn có thể hỏi người ấy có thích hoa không? Thích loại hoa/cây nào nhất? Sau đó, gợi ý về một buổi hẹn hò đi chợ hoa hoặc một lời hứa mua tặng người ấy chậu cây yêu thích. Đây sẽ là cái cớ tuyệt vời để bạn tiếp tục được gặp người ấy trong các lần sau.
Những hành động lịch thiệp của chàng dễ tạo thiện cảm với phái nữ
3. Khen ngợi
Tương tự như cách thức trên, bạn có thể phá vỡ sự im lặng bằng cách khen ngợi đôi mắt, nụ cười hoặc bộ đồ của người ấy. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng cho những cặp đôi đã biết về nhau trước đó. Bởi nếu không, nó sẽ dễ trở thành hành động vô duyên, thiếu tế nhị.
4. Đặt một câu hỏi mở
Mọi người đều muốn nói về công việc và sở thích của mình, đặc biệt là phụ nữ. Do đó, bạn nên hỏi người ấy những câu hỏi xung quanh nội dung này. Nhưng đừng đưa ra câu hỏi đóng dạng có-không. Bạn sẽ chỉ nhận được những cái gật hoặc lắc đầu và sau đó là im lặng. Thay vào đó, nên dùng câu hỏi mở như: Em/Anh thích đi du lịch ở đâu? Vào ngày nghỉ, em/anh thường làm gì?...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Có đôi khi Viết cho anh - người đàn ông không biết yêu, không lương tâm, không trách nhiệm. Đôi khi em ngỡ ngàng không hiểu vì sao. Anh của buổi đầu tiên gặp gỡ lịch thiệp, ga lăng, tế nhị và đứng đắn là thế còn anh của lần thứ 2, 3, 4... thứ n lại thô thiển, dung tục, keo kiệt đến vậy. Anh...