Gái một con xao lòng khi gặp lại bạn trai cũ
Từ khi gặp lại bạn trai cũ, tâm tính em bỗng thay đổi, rất dễ cáu gắt, thiếu quan tâm đến chồng con, thẫn thờ như kẻ mất hồn. Em biết đó là một tình cảm tội lỗi nên rất đau khổ, muốn quên nhưng không thể.
Em năm nay 27 tuổi, trước đây từng yêu một người rất sâu đậm. Do cả hai ở cách nhau quá xa, anh lại lâu ngày không liên lạc dù em có viết thư nhiều lần, niềm tin bị sụt giảm, cuối cùng em quyết định chia tay. Lúc đó, anh chẳng biện minh lời nào. Sau khi chia tay, em về quê dạy học, nấn ná chờ anh hơn một năm, không thấy tin tức gì mới lấy chồng.
Hơn 10 năm qua, tình cảm vợ chồng luôn tốt đẹp, em cứ tưởng tình yêu em dành cho người cũ đã phai nhạt. Nhưng mới đây, tình cờ gặp lại nhau sau 12 năm xa cách, thấy anh vẫn chưa lập gia đình, tim em lại rung động dữ dội, tình xưa thức dậy khiến em như ngạt thở. Em và anh ấy có gặp mặt nhau hai lần, chỉ với tư cách bạn bè vì anh biết em đã có gia đình.
Từ đó, tâm tính em thay đổi, rất dễ cáu gắt, thiếu quan tâm đến chồng con, thẫn thờ như kẻ mất hồn. Em biết đó là một tình cảm tội lỗi nên rất đau khổ. Bản thân muốn quên anh ấy nhưng không thể. Mỗi lần nghĩ đến việc sẽ không liên lạc với anh ấy nữa thì tim em đau thắt, nước mắt chảy dài. Em phải làm gì đây? (Thúy).
Ảnh minh họa: Womenshealth.
Trả lời:
Thúy thân mến,
Tôi hiểu được cảm giác đau khổ của em vì đã “yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người”. Em không biết phải làm sao để quên, khi nghĩ về điều đó, tim đau thắt và cảm giác mệt mỏi. Thực tế trong cuộc sống, ai cũng phải nhiều lần đối mặt với những khó khăn đến mà không hề báo trước. Điều quan trọng là chúng ta lựa chọn cách đối mặt với nó hay để những khó khăn ấy đánh gục.
Video đang HOT
Người ta bảo khi yêu có nghĩa là “mật ngọt”, còn sai duyên có nghĩa sẽ “đắng cay”. Tình yêu rất kỳ diệu, một khi đã thật lòng với ai đó, ta sẽ toàn tâm toàn ý, làm mọi thứ để được ở bên cạnh người mình yêu. Đó là cảm giác dễ hiểu, nó khiến nhiều người lầm đường lạc lối và đánh mất tất cả vì cảm xúc nhất thời. Em cũng vậy, bản thân đã có gia đình hạnh phúc và bình yên suốt 12 năm qua, điều đó cho thấy em biết vun vén cho gia đình, biết giữ lòng mình lại để chào đón và chăm sóc cho hạnh phúc đang có. Em có đành lòng đánh đổi tất cả hạnh phúc hiện tại để đến với người ấy không?
Tác giả Minh Niệm từng nói: “Sẽ không có cái gì gọi là tình yêu nếu nó tách biệt với những yếu tố khác như sự bình an, vững chãi, bao dung, cởi mở…”. Cho nên biết quay về chăm sóc những yếu tố tưởng chừng “đứng ngoài tình yêu” ấy cũng chính là chăm sóc tình yêu.
Bạn trai cũ là người em từng yêu, nhưng em có nghĩ rằng trái tim anh ta không có em mà bản thân mình cứ ngỡ tràn tình đầy bấy lâu? Người xưa ấy đã rất lâu không liên lạc, không tìm đến em và khi nhận được lời chia tay cũng không chút gì lưu luyến. Hơn nữa, khi chia tay người ấy, cảm xúc đơn phương chưa thực sự được giải quyết triệt để nên em cứ ấp ủ lòng mình và cứ mãi biện hộ cho anh ấy vì lý do nào đó mới ra đi.
Dù tình cảm anh ấy như thế nào đi chăng nữa thì lúc này cũng không còn quan trọng, ở thời điểm này em đã có hạnh phúc. Anh ấy chỉ gặp em với tư cách là bạn bè, sự tế nhị này chứng tỏ anh ấy là một người đàn ông biết tôn trọng hạnh phúc hiện tại của người xưa. Nay gặp lại, với em, cảm giác yêu thương, khát khao bấy lâu chưa thỏa mãn, sự tủi hờn khiến trái tim thêm lần nữa loạn nhịp.
Dẫu biết là khó nhưng sẽ chóng qua, tình yêu đích thực phải chứa đựng tình thương chứ không phải là sự trao đổi cảm xúc, nên nó sẽ như lửa rơm “bạo phát thì bạo tàn” thôi. Đối với một người phụ nữ không gì hạnh phúc bằng khi có một gia đình đầm ấm, được chồng yêu thương, che chở, có những đứa con đáng yêu. Em đã may mắn có được điều đó.
Nếu không tự thức tỉnh mình, em đang từng bước một đạp đổ hạnh phúc đáng quý ấy chỉ vì cảm xúc cá nhân của mình. Vì thế em hãy giữ tinh thần thật thoải mái, bình tĩnh để nhìn nhận mọi thứ. Chồng và con không có lỗi gì để phải đón nhận sự cáu gắt, lạnh nhạt của em. Một thời gian dài không có người đó, em vẫn sống tốt, tôi tin rằng sẽ tốt hơn nữa nếu em dành trọn yêu thương ấy cho gia đình của mình.
Quên một người ta dành yêu thương là điều không thể, em cũng không nhất thiết phải làm điều đó. Hãy biến cảm xúc ấy thành kỷ niệm đẹp để có động lực phấn đấu, khi soi mình vào đó em sẽ thấy mình luôn đẹp, được người ấy tôn trọng và em sẽ có hạnh phúc nhiều hơn.
Mong em thật vững lòng và hạnh phúc.
Chuyên gia tâm lý Đặng Phương Tổng đài tư vấn 1900 6233 Viện Tâm lý và Giáo dục Pháp luật
4 khó khăn trong hôn nhân
Đối với bất kỳ ai đang suy tính tiến tới hôn nhân, luôn tâm niệm và nỗ lực hết mình để xây dựng được một gia đình hạnh phúc là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, điều không thể tránh khỏi là luôn có những khó khăn cứ chực chờ nổi lên đánh tan hy vọng và ước muốn của bạn.
ảnh minh họa
Cách đây hơn 2500 năm, dưới cái nhìn thông tuệ, Đức Phật đã dạy chúng ta cách luôn tỉnh giác để đối mặt với những tình huống bất ngờ xảy ra trong đời sống gia đình.
Bốn đức tính hay nguyên tắc cần tỉnh giác để cân bằng đó là: Tính trung thực (Sacca), tự kiềm chế (Dama), tính kham nhẫn (Khanti) và lòng hy sinh (Caga). Khi thiếu bất kỳ nguyên tắc nào trong bốn nguyên tắc này, xung đột hay bất hòa sẽ khởi lên va tạo ra những khó khăn sau đây:
1. Không tin tưởng lẫn nhau
Không tin tưởng lẫn nhau là điều không những chỉ xảy ra giữa vợ chồng với nhau mà còn xảy ra giữa con cái hay giữa cha mẹ và con cái với nhau nữa, đâu đó lóe lên nhiều khía cạnh nghi ngờ và bất hòa với người khác.
Một vài tình huống do ghen tuông tạo ra, một số do bất bình đẳng, do lừa dối và do thiếu trách nhiệm. Bất luận phát xuất từ nguồn gốc nghi ngờ nào, chúng đều rất tai hại đối với cuộc sống gia đình.
2. Trì trệ
Tình trạng trì trệ khởi lên do thiếu tự kiềm chế (Dama). Thường thì vợ hoặc chồng cố gắng hết sức hoàn thiện bản thân mình, trong khi đó người còn lại hoặc các thành viên khác lại thấy khó khăn.
Khó khăn này xảy ra do việc thích nghi trước những tình huống gay gắt trong cuộc sống là không giống nhau, những thành viên nào bị bỏ lại đàng sau từ chối thích ứng với những thay đổi hay những đổi mới.
Họ trở nên suy yếu và tiếp tục thực hiện những gì họ đã quen làm, họ không thể thay đổi để kịp thích nghi và kéo theo những người khác cũng bị trì trệ như họ.
3. Vô cảm hay thiếu quan tâm
Trong xã hội hiện đại, các bậc cha mẹ ngày càng trở nên quá thờ ơ, lãnh đạm với việc nuôi dạy con cái và các cặp vợ chồng ngày càng thiếu quan tâm nhau, không tạo được tương quan trong việc duy trì mối quan hệ vợ chồng.
Sự hời hợt hiện diện trong gia đình đã làm cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn, không ai quan tâm ai. Điều này dễ dẫn chúng ta đến chỗ tạo ra một thế hệ "muốn làm gì thì làm", "ai sao cũng được", chẳng có quy tắc và thiếu trách nhiệm trong hành vi của mình.
4. Ích kỷ
Sống trong một môi trường mà ở đó mọi người luôn phải có trách nhiệm chia sẻ thời giờ, của cải, niềm tin, trách nhiệm với nhau hàng ngày hàng buổi quả là rất khó khăn.
Tính ích kỷ khiến cho điều đó trở nên quá phức tạp và chứa đầy thách thức đối với chúng ta. Tuy nhiên, trong quan hệ hôn nhân, nếu thiếu đi quan tâm, chia sẻ giữa các thành viên, hoặc có những cảm nghĩ như bị mất mát, thua thiệt, bị lệ thuộc hay một điều gì khác.
Chúng ta luôn muốn thu vén cho mình là trung tâm, muốn sở hữu mọi thứ nhưng đồng thời lại phải chia sẻ mọi thứ với các thành viên, điều đó làm bạn khó chịu, thấy không quen, thế là bạn không thể tiếp tục bước đi trên con đường hôn nhân vốn ít đất bằng mà lắm gai chông này nữa.
Theo SKGĐ
'Phụ nữ bỏ chồng như mật ngọt, đàn ông ai cũng muốn bâu vào!' Người ta bảo gái một con trông mòn con mắt, gái một con ly dị chồng lại càng cuốn hút hơn. Đàn ông trong công ty kẻ thì lén lút, kẻ thì sỗ sàng công khai tán tỉnh tôi. Tôi là người gặp thất bại một lần trong hôn nhân. Người ta bảo chồng cũ và tôi không hợp nhau, lấy nhau về...