Gái mại dâm tại “tam giác sung sướng”
Cảnh tượng chướng mắt trên đường phố
Cậu em tên Khoa tự nhiên gọi điện hoắng lên rồi ỡm ờ rủ tôi đi xem “xi – nê sống”. Nhân buổi tối rảnh rỗi, tôi chẹp miệng đồng ý rồi phóng một mạch lên địa điểm được hẹn: Đoạn dốc đầu ngõ 107 đường Nguyễn Chí Thanh, gần ngã tư giao với đường Láng, nơi được coi là “trạm trung chuyển gái gọi” lớn nhất Hà Nội.
Đi xem “xi -nê sống”
Khi tôi lên đến nơi đã thấy cậu em ngồi đợi sẵn ở một góc khuất của quán trà đầu ngõ, lặng thinh với cốc trà nóng, trầm ngâm suy tư. Sau vài lời xã giao, cậu cười nham nhở: “Ngồi đi anh! Xem xi-nê đi! Xem có thấy cái gì hay thì cho lên báo nhé!”.
Tôi cũng tự gọi cho mình cốc trà nóng, đầu vẫn quay cuồng chưa hiểu cậu em định giở trò quái lạ gì. Thấy bộ mặt ngây ngô của tôi, Khoa cười sằng sặc: “ông anh “lúa” quá, xi-nê đấy, gái đấy, đánh nhau đấy, ông quan sát đi, thấy chưa? “. Sau đó có lẽ quá thông cảm với cái đầu chậm hiểu của tôi, Khoa giải thích kỹ càng: “Chỗ anh em mình đang ngồi được mệnh danh là “trạm trung chuyển gái gọi” của Hà Nội, cái trạm trung chuyển xe bus Cầu Giấy thế nào thì ở đây nó cũng hoạt động tương tự như thế. Khác chăng phương tiện vận chuyển là xe ôm và hành khách thì toàn là gái mại dâm. Nhơ nhớp và bẩn thỉu vô cùng tận…”.
Khoa nói đến thế thì tôi vỡ lẽ hiểu. Khoa sống trong ngõ Láng Trung gần đó, hằng ngày chứng kiến những cảnh tượng xốn mắt đó không khỏi khiến cậu bức xúc. “Mấy thằng bạn em lúc đầu khoái lắm, bỏ ra 2 nghìn đồng gọi một cốc trà là ngồi cả buổi, tha hồ ngắm các em đánh võng qua, lại thi thoảng được xem đánh nhau” như phim hành động. Nhưng giờ chả thằng nào buồn bén mảng đến, sợ phải vạ. Chúng nó đánh nhau suốt, chả phải đầu cũng phải tai!”.
Ngồi quan sát, tôi thấy những gì Khoa nói hoàn toàn chính xác. Quán cóc chúng tôi đang ngồi khéo léo tận dụng được khoảng lưu thông nên rộng rãi và khá đông khách, phần lớn là gái mại dâm và những tay anh chị đầu bò, đầu bướu ngồi hút thuốc phì phèo, tiếng chuyện xen lẫn những tiếng chửi thề râm ran, thi thoảng cũng có một số khách vãng lai tiện đường ghé quán hoặc vì một mục đích rất giống như tôi hôm nay: “Xem xi-nê miễn phí”.
Sau một hồi “no” mắt bởi những tấm thân nõn nà, sexy sau những bộ đồ bó sát mỏng tang, hay với những bộ quần áo siêu ngắn thách thức với tiết trời se lạnh đầu đông, như để nồng hậu đón tiếp vị khách lạ là tôi, một màn võ thuật được diễn ra ngay sát chỗ tôi ngồi chỉ dăm sải chân. Một nhóm 6 thanh niên hằm hè chửi bới một ả cave chỉ vì một cái liếc đểu. ả này ban đầu cong cớn nói lại dăm ba lời nhưng sau thấy đám kia có vẻ “nóng mắt” liền im thít. Vậy mà vẫn không qua chuyện. Hai thanh niên trong nhóm đứng phắt dậy đấm thẳng vào mặt ả. Sau khi đấm đá thỏa thuê, hai gã này còn giật ngược tóc cô nàng bắt quỳ xuống xin lỗi rồi mới cho đi. Thấy thế, Khoa cười: “Chúng nó đánh nhau suốt, gái đánh gái, xế đánh xế, gái đánh khách, xế đánh khách, rồi bảo kê đánh gái, bảo kê đánh khách. Nói chung là lúc nào cũng đánh nhau loạn cả lên. Đầu tiên em cũng thấy khổ thân mấy con bé, nhưng rồi nếu nhìn lúc chúng nó trả thù lại thì có khi anh lại thương mấy thằng kia! “. Khi được hỏi về những gã này, cậu trả lời: “Toàn xe ôm ruột của các ả đấy. Gọi là xe ôm nhưng kiêm nhiệm đủ các “vai” luôn!”.
Video đang HOT
“Nghề”… tha hoá
Rời khỏi quán, tôi bắt đầu đi vào tìm hiểu cuộc sống lạ lùng của một cái “nghề” xe ôm chở gái chẳng ai buồn nhớ mặt đặt tên. Nó không ô nhục như nghề làm gái lấy vốn tự có nuôi miệng, nhưng nó cũng chẳng lành mạnh như nghề xe ôm chở khách. Cũng là xe ôm đấy nhưng gần như chỉ phục vụ duy nhất một đối tượng, đó là “gái bán hoa”. âu sự lành mạnh cũng chỉ là do cách sống của từng người trong nghề.
Sau một ngày lục tìm trong toàn bộ các mối quan hệ, tôi sắp xếp được một cuộc hẹn ngắn với Linh – một thanh niên hành nghề chở gái đã gần nửa năm nay. Linh có dáng người gầy dong dỏng, quần áo đúng mốt song không che đi được những dấu vết thôn quê khắc khổ. Tóc bết lại với chiếc mũ lưỡi trai luôn thường trực trên đầu. Mới chỉ hơn 20 tuổi nhưng Linh trông già hơn nhiều với gương mặt sạm đen từng trải. “Đi nhiều nên bạc mặt ra, mà làm cái “nghề” này thì cái mặt nó không chai ra thì không làm được” – Linh chia sẻ. Với nghề của mình (mà cũng chả biết có nên gọi là nghề hay không), Linh thường hoạt động bất kể ngày đêm nhưng thời gian chính nhất vẫn là từ chập tối đến nửa đêm, với lịch trình quen thuộc là chiều chiều chở gái đến các quán karaoke, hoặc chở mối quen đi làm ở các nhà nghỉ. Khu vực đón khách chính là dọc phố Thái Hà, đầu Nguyễn Chí Thanh hay khu nhà nghỉ sầm uất trên đường Trần Duy Hưng hoặc đơn giản chỉ chở gái chạy sô qua 4 – 5 điểm chỉ cách nhau vài trăm mét trong khu “ tam giác sung sướng”.
Cung đường mại dâm
Với đặc trưng công việc cần đòi hỏi sự bền bỉ, tinh ranh nên những người hành nghề xế ôm đều có tuổi đời khá trẻ chỉ từ 20 – 30 tuổi. “Khách luôn ghét phải chờ đợi và cũng thích có nhiều hàng để lựa chọn, vì thế bọn em phải chấp nhận mọi hiểm nguy như đi ngược chiều, phóng hết tốc độ, đi lên vỉa hè, “cân” 4 “cân” 5 (chở 4 – 5 người) một lúc, miễn là chở được càng nhiều gái với thời gian càng nhanh càng tốt. Hầu như tất cả xe đều được doa nòng nâng phân khối, làm lại máy và giảm xóc. Xe cũng chỉ là xe rẻ tiền thôi cho đỡ xót ruột”. Rồi Linh tổng kết: “Làm cái “nghề” này cũng cần sức khỏe và phải liều, đêm mưa lạnh cũng đi, đang ốm mà nửa đêm có khách cũng đi. Gái có tin mới gọi, được làm xế ruột của gái cũng không dễ đâu!?”.
Qua tìm hiểu, ngoài đơn thuần hành nghề chở gái kiếm sống qua ngày, giới xế ôm cũng thường kiêm luôn việc làm sai vặt, ma cô chăn dắt gái cho má mì và trực tiếp bảo kê cho gái. Tiền đi khách được thu về cho má mì từ chính những kẻ này, thậm chí “xe ôm” sẵn sàng “xử đến nơi đến chốn” khi gái dám làm trò qua mặt, đánh lẻ…
Với đặc thù thường xuyên tiếp xúc với những thành phần bị xã hội xem thường, những thanh niên nông thôn chân chất cũng nhanh chóng sa vào vòng xoáy tội lỗi của nghiện ngập hoặc cờ bạc, lô đề, nợ nần chồng chất, có kẻ còn đi cướp giật trên đường.
Mọi thứ vẫn diễn ra, những con người này vẫn sống mưu sinh với cái nghề mà chẳng đáng gọi là cái nghề của mình. Quá nhiều người với suy nghĩ mong manh: Kiếm một chút vốn rồi về quê làm gì thì làm. Nhưng đã dấn thân vào những con đường tội lỗi rồi chẳng thể rút chân ra được. Thời gian vẫn thế, vẫn trôi…
Ngõ 107 dài chừng 100m nằm cuối đường Nguyễn Chí Thanh cắt xéo sang phía đường Láng tạo lên một thế đất hình tam giác vuông, luôn sặc sỡ sắc màu bởi những biển hiệu nhà nghỉ, karaoke, từ lâu đã được biết đến như một “trạm trung chuyển gái gọi” lớn nhất Hà Nội. Ngoài việc phục vụ cho khách làng chơi khi đến nơi này, đây còn là nơi cung cấp gái gọi số lượng lớn cho những nhà nghỉ, bar, vũ trường hay karaoke khu vực kế cận. Bất kể ngày, đêm luôn trong cảnh tấp nập, nhất là trong những giờ cao điểm 17h – 23h những đoàn xe ôm chở 3, 4 tiếp viên túa ra từ đây như đàn ong vỡ tổ, rồng rắn, lạng lách, đi ngược chiều gây biết bao kinh hoàng cho người đi đường và dân cư sống xung quanh.
Theo Đời sống pháp luật
Teen và mốt mặc áo với "slogan shock"
"Sleep with me, free breakfast", "Không bao giờ bán đứng bạn bè nếu chưa... được giá"... toàn là những câu slogan gây sốc được in trên áo của nhiều bạn teen. Đây đang trở thành trào lưu của khá nhiều bạn teen Sài Thành.
Như một minh chứng cho thời đại công nghệ, hàng loạt mẫu áo thun, áo khoác với đủ slogan cho teen ra đời. Đó chính là thông điệp một số bạn muốn gửi đến mọi người xung quanh. Nhưng thay vì biến nó thành nét đẹp, không ít teen còn dùng nó như một minh chứng cho sự phá cách hay sở thích gây sốc của mình.
Bắt nguồn từ đâu?
Xuất hiện vào những năm 80 ở các nước phương Tây, áo slogan (khẩu hiệu) đang trở lại và thực sự trở thành lựa chọn của những cô cậu cá tính, dám thể hiện cái "tôi" với bàn dân thiên hạ. Thời gian gần đây, nó quay trở lại với nhiều biến tấu mới, nhưng đa phần là bị tha hóa bởi những sở thích lạ và ham muốn gây sốc.
Một số ý kiến còn cho rằng kiểu áo slogan này cũng sẽ gây ấn tượng và trở thành một trào lưu, cũng giống như quần tụt kiểu Hiphop, thời trang Harujuku, Gothic hay style Lolita. Giới trẻ hướng đến nó như một phong cách thể hiện mình. Và nay, chiếc áo với câu slogan cửa miệng, cũng chính là một trong những cách tốt nhất để người khác biết được tính cách của người mặc.
Nhưng không phải bạn trẻ nào cũng biết cách chọn lựa một slogan thích hợp hay mặc những slogan đúng nơi đúng chỗ. Như cô nàng Phương Ngọc (sn1994) cũng là một "tín đồ" của áo thun slogan. Thế nhưng vấn đề là P.Ngọc mặc bất cứ lúc nào mình thích. Những khi cần nghiêm túc, trang trọng, Ngọc vẫn chẳng ngại "đeo" những slogan sốc trên người.
Ngay cả lần đầu ra mắt nhà người yêu, P.Ngọc cũng chẳng ngại mặc chiếc áo với câu slogan "bốc lửa": "Bỗng dưng muốn ấy..." Một lần gây bất ngờ chưa đủ, những lần sau, mỗi lần đến, P.Ngọc thay một slogan khác cũng không kém phần "dữ dội". Cái nào cũng khiến ba mẹ và em gái người yêu cô bạn "ám ảnh". Toàn những câu khẩu ngữ Việt Anh lẫn lộn kiểu: "Sleep with me, free breakfast", "Không bao giờ bán đứng bạn bè nếu chưa... được giá"...
Những chiếc áo mang slogan thường có rất nhiều size, cả con trai và con gái đều mặc được. Do đó, nếu không biết cách chọn lựa, các bạn nữ sẽ khiến người khác hiểu lầm về tính cách và suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, vẫn có những slogan rất dễ thương như: "Be all you can be", "Heal the World", "I love my BF", "Em yêu Trái đất",... Trước kia, nhiều bạn vẫn dùng nó để tuyên truyền ý thức của mình tới cộng đồng, hay kêu gọi người khác.
Trào lưu "mỗi ngày một slogan..."
Muốn thể hiện cá tính bản thân và gửi những thông điệp vui nhộn đến bạn bè, nhiều teen chẳng ngại gì chuyện... mỗi ngày một slogan. Chuyện này chẳng hề khó, bởi rất nhiều tiệm quần áo, tiệm chụp ảnh nhận in chữ lên áo thun cho khách hàng. Nhất là trên con đường CMT8 (TPHCM) những chiếc áo thun với vô vàn slogan bằng đủ tiếng tây tàu được bày bán nhan nhản trong các sạp thời trang. Đôi khi, chính các nhân viên cửa hàng cũng giật mình với những câu slogan quái, và bởi sự giàu có của teen hiện đại.
Thế nhưng khi vén bức màn ấy, mọi chuyện chẳng ngọt ngào chút nào. Như cô nàng Phương Ngọc ở trên, vì mê trào lưu này mà thường xuyên phải nhăn nhó vì tài chính lên tiếng. Một chiếc áo thun slogan bình thường khoảng 150k. Những slogan đặt riêng biệt thì khoảng 200k trở lên nếu là áo đẹp, vải tốt. Ấy thế mà lục lọi trong tủ, Ngọc không nhớ chính xác nổi mình đã mua và đặt bao nhiêu áo.
Không chỉ dừng lại ở áo quần, Ngọc còn sưu tập thêm nhiều sản phẩm như ví, giỏ xách, dây đeo tay cũng được "tô điểm" bằng những câu slogan lạ. Câu nào cũng khiến người khác "ngất ngây con gà Tây" khi đọc. Chẳng thế mà mẹ và em gái người yêu cũng "ngán" cô bạn. Họ tự hỏi: "Không hiểu sao con mình lại yêu cô gái sỗ sàng, thiếu tế nhị quá như thế"!
Chưa nói đến chuyện, bản thân Ngọc cũng tụt điểm hẳn với người yêu và những bạn nam khác. Đơn giản vì: "Thực ra mặc áo slogan chẳng có gì xấu. Nhưng con gái nên ý tứ một chút, dùng slogan tục tĩu dễ khiến cho người khác cảm thấy tầm thường". Con trai, đa phần vẫn thích những cô nàng hiền lành, đoan chính và tất nhiên là... không đua theo trào lưu gây sốc.
Thay lời kết
Đơn giản nghĩ rằng những chiếc áo slogan sốc chỉ mang tính chất vui nhộn nhưng nhiều bạn đang tự làm xấu đi hình ảnh của mình. Số khác, nhiều bạn không hiểu hết nội dung đang in trên áo họ mặc. Chẳng thế mà không ít bạn cứ thản nhiên ra đường với những dòng slogan trên áo có ý nghĩa thô tục và khó chấp nhận.
Tất nhiên, chuyện mặc quần áo tùy theo sở thích và cá tính của mỗi người. Nhưng đừng nên phô trương và gây sốc, dễ khiến người khác phản cảm. Chưa hết, nhiều người còn đánh giá con người bạn và dành sự tôn trọng cho bạn phần nào qua cách bạn lựa chọn trang phục nữa đấy!
Theo PLXH
Nữ sinh kinh hoàng với nhà vệ sinh 'nửa kín nửa hở' Với các xóm trọ sinh viên giá rẻ, phòng trọ thường nhỏ, ẩm thấp hoặc thiếu an toàn. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Nỗi kinh hoàng thực sự mang tên... WC. WC "công cộng" Gọi là công cộng bởi những phòng trọ này thường không khép kín nên cả xóm dùng chung nhà vệ sinh kiêm luôn phòng tắm. Những xóm...