‘Gái lớn hơn một’ khiến bạn trai mất tự tin
Hà luôn thủ thế khi nói về gia đình tôi và sẵn sàng phản ứng lại để bảo vệ bản thân. Cô ấy cũng không muốn bất cứ ai đụng chạm, nói này nói kia đến mình, đặc biệt là những người thuộc gia đình người sẽ là chồng.
Từ trước đến nay, tôi là người có lối sống dĩ hòa vi quý. Trong mọi mối quan hệ, tôi luôn lấy sự hòa hợp với nhau làm điều quan trọng. Do đó, trước mọi lời đàm tiếu, tranh cãi, phê phán, tôi thường bỏ ngoài tai, miễn sao bản thân thấy tự tin, thoải mái là được. Mọi người đánh giá tôi là người khôn khéo, biết cách đối nhân xử thế nhưng không hiểu sao trước mặt người yêu, tôi luôn thấy mình tự ti và thua kém cô ấy. Điều này khiến tôi ức chế nhiều và gây nên những bất đồng trong tình cảm hiện tại.
Hà hơn tôi một tuổi nên có vẻ bề ngoài chững chạc. Vốn nhiều lý lẽ nên cô ấy luôn coi tôi là trẻ con và không đủ khả năng bảo vệ người yêu trước cái nhìn soi mói, những lời lẽ không hay từ người khác, đặc biệt là sự công kích từ gia đình. Cô ấy luôn nghĩ rằng chẳng gia đình chồng nào lại yêu thương con dâu, và gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Cũng chẳng ai yêu thương ai, cho không ai cái gì mà không kèm theo một điều kiện.
Ảnh minh họa: Sling.
Hà luôn thủ thế khi nói về gia đình tôi và sẵn sàng đốp chát lại để bảo vệ bản thân. Cô ấy cũng không muốn bất cứ ai đụng chạm, nói này nói kia đến mình, đặc biệt là những người thuộc gia đình chồng. Trong suy nghĩ của Hà, tôi không đủ khả năng để vảo vệ cho cô ấy. Vì suy nghĩ này của cô ấy khiến tôi khó chịu vô cùng. Thú thực tôi cũng không hiểu ý cô ấy muốn gì và tôi nên làm gì để có thể bảo vệ được người yêu? (Trọng).
Trả lời:
Chào Trọng,
Video đang HOT
Tôi có vài điều chia sẻ và gợi mở với bạn như sau:
Bạn gái cho rằng Trọng còn trẻ con nên không đủ khả năng để bảo vệ cô ấy. Sở dĩ cô ấy có suy nghĩ này là do một phần bạn thua kém về tuổi tác, phần khác do những khác biệt trong tính cách giữa hai người.
Điều bạn cần có lúc này là sự tự tin, bản lĩnh và mạnh mẽ chứ không phải suy nghĩ mình có thể làm được gì để bảo vệ cô ấy. Với một người như vậy, chưa chắc người ta đã cần đến sự bảo vệ của bạn. Việc Trọng tự ti, tự thấy mình thua kém khiến Hà không đủ tin tưởng để giao phó cuộc đời mình cho bạn.
Dường như người yêu Trọng thuộc tuýp phụ nữ mạnh mẽ, mọi việc phải ra ngô ra khoai chứ không thể theo kiểu “dĩ hòa vi quý” được. Do vậy, việc bạn bỏ ngoài tai mọi lời đàm tiếu, phê phán khiến Hà không thoải mái và nghĩ rằng giả sử khi nhà chồng có đụng chạm, công kích thì bạn cũng sẽ chọn cách hành xử như vậy. Lúc ấy nhu cầu an toàn của người con dâu sẽ bị đe dọa.
Một khi không hiểu được suy nghĩ và mong muốn của bạn gái, Trọng nên trao đổi thẳng thắn để cả hai cùng hiểu nhau hơn. Đừng vì ức chế, tự ti rồi chọn cách im lặng sẽ khiến bạn càng trở nên nhỏ bé trước mặt Hà và càng khiến cô ấy tin tưởng vào quyết định của mình khi không đặt niềm tin trọn vẹn nơi bạn.
Suy nghĩ hiện tại cho thấy Hà có tư tưởng khá tiêu cực về mối quan hệ nàng dâu và gia đình chồng. Nếu mang suy nghĩ ấy về nhà chồng, ít nhiều sẽ trở thành rào cản trong việc xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh, đặc biệt trong việc duy trì hạnh phúc vợ chồng. Ở điểm này, Trọng có biết vì sao bạn gái mình lại có tư tưởng như vậy?
Người xưa có câu “Gieo nhân nào, gặt quả ấy”. Việc cô ấy có bị công kích, gièm pha, chê bai hay không hoàn toàn phụ thuộc vào lối sống và cách đối xử với những người xung quanh. Bạn biết đấy, trên đời này không thiếu gì những gia đình chồng tốt, không thiếu những người sẵn sàng yêu nhau vô điều kiện chứ không phải theo kiểu “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại” như Hà nghĩ.
Trong đời sống gia đình về sau, Trọng nghĩ gì khi vợ mình luôn thủ thế với gia đình chồng và sẵn sàng đốp chát nếu có ai đó đụng chạm đến? Đến lúc ấy, Trọng có thể “dĩ hòa vi quý” được nữa không hay lại trở thành nơi để gia đình mình phàn nàn, còn vợ mình thì kêu ca và đay nghiến.
Trọng thân mến, trên đây là một vài tư tưởng chia sẻ với bạn về hoàn cảnh hiện tại. Mong bạn mạnh mẽ, sáng suốt để có thể giải quyết thấu đáo mọi chuyện, đặc biệt là tháo gỡ được những nút thắt trong mối quan hệ giữa bạn và người yêu.
Chúc bạn thành công.
Theo VNE
Bạn trai mới quen đã trao nhẫn cầu hôn
Hai đứa mới hẹn hò uống nước được 5-6 lần. Trong lần gặp vừa rồi đột nhiên anh cầu hôn, tôi né tránh nhưng anh chụp tay tôi và lấy ra chiếc nhẫn đeo vào ngón tay áp út của tôi.
Tôi và anh biết nhau qua lớp học ban đêm, tôi 30 và anh 32 tuổi. Hiện tại hai đứa vẫn trong giai đoạn tìm hiểu chứ chưa nói đến chuyện tương lai. Giữa chúng tôi là mối quan hệ chỉ hơi trên mức bình thường, chưa có những cảm xúc yêu đương sâu đậm gì lắm, mới hẹn hò uống nước được 5-6 lần.
Trong lần gặp vừa rồi đột nhiên anh cầu hôn, tôi né tránh nhưng anh chụp tay tôi và lấy ra chiếc nhẫn đeo vào ngón tay áp út. Tôi tháo ra nhưng anh chặn lại và bảo "Nếu tháo ra thì sẽ rất 'hệ'. Nó sẽ luôn làm em trắc trở trong tình cảm sau này". Tôi sẽ tháo ra vì tôi không yêu, tôi chỉ xin tư vấn việc đó thật sự có "hệ" không và phải tháo như thế nào cho đúng cách? (Nguyễn).
Ảnh minh họa: ngoisao.
Trả lời:
Chào bạn,
Trong văn hóa hôn nhân của người Việt, từ xa xưa, không hề có sự hiện diện của chiếc nhẫn cưới bạn ạ. Thông thường, thời xưa khi yêu nhau, đôi trai gái chỉ trao nhau những vật làm tin như một lọn tóc nhỏ, một mảnh vải nhỏ cắt ra từ chiếc áo mặc hàng ngày, hoặc có thể chỉ là một cái vỏ ốc... Điều quan trọng đó là lời nhắn gửi, là tình cảm, là lời hứa hẹn chờ nhau đằng sau những hiện vật đó.
Nhẫn tỏ tình, nhẫn đính hôn, nhẫn cưới... xuất phát từ nền văn hóa của châu Âu và được du nhập vào Việt Nam khi đất nước ta được tiếp xúc với nền văn minh Âu châu. Tuy là du nhập, nhưng chiếc nhẫn sớm được chấp nhận trong văn hóa hôn nhân của người Việt không phải ở giá trị vất chất của nó, mà chính từ ý nghĩa văn hóa mà chúng ta đưa vào chiếc nhẫn này.
Nhẫn tỏ tình, nhẫn đính hôn mà hai người trao cho nhau thể hiện như một lời hứa ràng buộc gắn bó với nhau. Nhẫn cưới trao nhau giữa cô dâu chú rể thể hiện giây phút cả 2 chính thức thuộc về nhau, được xã hội công nhận "trở thành một". Ngoài ra, chiếc nhẫn cưới còn là một lời nhắn gửi, một sự mong muốn, và một sự mong ước đôi ta cần biết "nhẫn' trong cuộc sống chung với nhau. Chồng giận thì vợ bớt lời, biết nhẫn để đưa cái "tôi" xuống dưới cái "chúng ta", biết nhẫn để cùng chung tay xây tổ ấm.
Với những ý nghĩa như vậy, rõ ràng sự trao và nhận chiếc nhẫn khi tỏ tình, khi hứa hôn, khi đính hôn... là một nghi thức mang tính tượng trưng. Điều đó thay cho lời hứa chung thủy sắt son, bên nhau trọn đời và cùng "nhẫn" để xây dựng hạnh phúc gia đình.
Vì vậy, việc tháo chiếc nhẫn ra khỏi tay khi chưa hề có tình yêu là một chuyện cần phải làm và làm dứt khoát, chẳng có vấn đề gì "hệ" hay "không hệ" cả. Khi bạn chưa rõ ràng về đối tác của mình thì chưa thể ký kết một bản ghi nhớ, có vậy thôi. Chứ chẳng có chuyện nó sẽ luôn làm bạn trắc trở trong tình cảm sau này. Mặt khác nó chỉ "hệ" khi bạn chưa hề yêu mà dùng dằng không tháo nó ra khỏi tay mình để trả về chính chủ thôi bạn ạ.
Tình yêu và hôn nhân là một chuyện quan trọng, chỉ nhận lời khi đã hiểu rõ về người mà mình chọn. Chẳng có thần thánh nào bắt bạn phải nhận một chiếc "nhẫn" mà bạn không thích cả.
Chúc bạn bình tĩnh, tự tin và sáng suốt để có quyết định tháo nhẫn hay tiếp tục đeo chiếc nhận trên tay mình bạn nhé.
Theo VNE
Người yêu bỏ vì quá quan tâm Một lần cô ấy đi chơi về muộn sau khi dạy thêm, em vì muốn làm lành nên ngồi đợi từ 22h tới 24h khuya. Sau đó em còn vỗ vai nhắc nhở người bạn trai đã chở cô ấy về nhà. Có thể vì thế mà bạn cảm thấy mất tự trọng nên đâm ra chán em. Em là con trai, 21...