Gái đảm lên núi trồng hoa hồng, lãi hơn 300 triệu đồng mỗi năm
Nhận thấy khí hậu và vùng đất ở Sơn La rất phù hợp với trồng hoa hồng, chị Lã Thị Xuyến đã quyết định rời vùng quê Mê Linh (Hà Nội) lên bản Bó (xã Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) để phát triển nghề trồng hoa của mình. Hiện tại mô hình trồng hoa của chị mỗi năm thu lãi trên 300 triệu đồng.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất trồng hoa nổi tiếng Mê Linh, cũng như những người nông dân khác, từ bé chị Xuyến đã có đam mê với nghề trồng hoa từ bố mẹ. Tuy nhiên ở Mê Linh đất chật người đông, nhà nào cũng trồng hoa nên bị cạnh tranh gay gắt.
Khu trồng hoa của chị Lã Thị Xuyến rộng 9.000m2
Khó khăn là vậy nhưng nhờ có kinh nghiệm nên chị Xuyến quyết định theo đuổi nghề trồng hoa. Tình cờ được nghe bà con cùng làng bảo ở vùng cao Sơn La có khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ rất thích hợp với trồng hoa. Nghe vậy chị đã theo chân những người dân trong làng lên tìm hiểu, khảo sát, xem thực hư các hộ trồng hoa ở Sơn La thế nào. Thấy hiệu quả nên sau khi trở về chị quyết định cùng gia đình lên Sơn La trồng hoa, trong đó chị chọn trồng hoa hồng, bởi loại hoa này rất thích hợp với khí hậu nơi đây.
Trao đổi với phóng viên chị Xuyến cho biết: Trồng hoa rất hiệu quả về kinh tế, nên năm 2015 gia đình tôi đã lên Sơn La và quyết chí khởi nghiệp với nghề trồng hoa này. Lên vùng đất “lạ nước lạ cái”, nhờ được người dân cùng quê lên trước giúp đỡ, tôi đã thuê được 9.000m2 đất ruộng trồng lúa của bà con ở bản Bó. Bằng số vốn tích góp được ở dưới quê, tôi đã đầu tư cải tạo đất, thuê công nhân đánh đất thành từng luống, ngăn thành từng ô rồi mua giống hoa về trồng.
Vườn hoa của chị Xuyến được thiết kế rất bài bản, gọn gàng, hàng lối thẳng tắp đâu ra đấy, dạo bước trong vườn hoa mà có cảm giác như mình đang du ngoạn trong công viên.
Theo chị Xuyến, khác với Mê Linh khí hậu ở Sơn La mát mẻ, nhiều sương, đất đai màu mỡ là điều kiện lý tưởng để trồng hoa hồng, một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng của hoa. Cũng chính vì thế mà hoa hồng trồng ở đây phát triển tốt, hoa nở đẹp, tươi lâu và hương rất thơm. Giá bán tùy từng thời điểm, có lúc chỉ bán 1.000 đồng/bông, nhưng có những thời điểm giá 3.000 đồng – 4.000 đồng/bông, nhất là những dịp lễ tết hoa bán được giá. Trừ chi phí mỗi năm vườn hoa của chị Xuyến lãi trên 300 triệu đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm, chị Xuyến nói rằng: Nghề trồng hoa cũng như nghề “chăm con mọn”, nhìn qua tưởng đơn giản nhưng phải chăm chút rất tỉ mỉ, công phu, phải là người am hiểu, có kinh nghiệm chăm sóc thì hoa mới tốt, mới chất lượng. Hoa hồng thường mắc các bệnh như: Bệnh vẩy nến, nhện đỏ…làm rụng lá, héo hoa. Để xử lý các loại bệnh này phải sử dụng đúng thuốc, đúng phương pháp. Đặc biệt là phải tưới nước, bón phân, cắt tỉa hợp lý đúng thời gian, hoa sẽ phát triển tốt.
Video đang HOT
Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn hoa của chị Xuyến phát triển rất tốt, bông hoa đẹp.
Ngoài nâng cao thu nhập cho gia đình, chị Xuyến còn tạo việc làm cho nhiều lao động là người địa phương.
Khi hoa hồng lên nụ phải chụp giấy vào nụ hoa để tránh cho bông hoa không bị xước.
Theo Danviet
Trai trẻ đổi đời nhờ loài hoa hồng cổ nức tiếng đất Hải Phòng
Không phải là một cao nhân về chơi hoa hồng cổ Hải Phòng, dù mới "bập" vào loài hoa đầy sức quyến rũ này hơn 1 năm nay, nhưng chàng trai trẻ Phạm Viết Toản, ở thôn Kiều Trung, xã Hồng Thái, huyện An Dương (Hải Phòng) đã có những kết quả ban đầu ngỡ như trong mơ.
Chia sẻ với phóng viên báo ANHP về những ngày đầu mới lập nghiệp, anh Phạm Viết Toản cho biết: Để gia đình chấp nhận bỏ đi 2 sào đào cảnh, anh đã mất nhiều công sức thuyết phục. Cuối cùng, đến đầu năm 2017 anh được vợ cấp cho ít vốn để khởi nghiệp trồng hoa hồng.
Giống hoa hồng cổ vốn có sẵn trong thôn, anh đến những người trồng lâu năm mua giống, cũng là để học hỏi thêm kỹ thuật chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh.
Những ngày đầu chưa có kinh nghiệm, nên sau hơn nửa năm vun xới, chăm chút cho từng gốc cây nhưng anh Toản vẫn bị thất bại với hàng trăm gốc hồng bị chết. Không bỏ cuộc, anh tiếp tục tìm hiểu và học hỏi. Hiện nay, anh đã làm chủ của 5 sào trồng hoa hồng cổ với hàng nghìn gốc hồng leo.
Anh Toản cũng chia sẻ thêm: Theo kinh nghiệm của những người chơi hoa và trồng hoa lâu năm thì kỹ thuật trồng, nhân giống hoa hồng cổ không quá khó nhưng phải tỉ mỉ và phải thực sự đam mê, kiên trì. Hoa hồng cổ phù hợp với mọi điều kiện khí hậu và chất đất. Có mặt tại Việt Nam từ hàng trăm năm nay nên cây hồng leo cổ có sức đề kháng tốt, loại cây phát triển mạnh mẽ, có thể đứng đầu trong các loại hồng, không có loại nào có sức leo bằng giống hồng cổ Hải Phòng.
Sáng tạo trong cách làm, anh Toản đã sớm biết ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong việc nhân cây, chiết cành để đẩy mạnh việc kinh doanh giống hoa hồng leo.
Giờ đây, với sức mua 3.000 cành trong tháng của người dân trên khắp cả nước thì có lẽ hương sắc của hoa hồng leo cổ Hải Phòng đã nức tiếng gần xa.
Không chỉ biết đến loài hoa hồng leo cổ của Hải Phòng, đến thăm vườn hồng của ông Dương Văn Đương, một người có thâm niên trồng hoa ở thôn Kiều Trung, xã Hồng Thái, huyện An Dương, chúng tôi còn được biết đến các giống hồng leo khác.
Được biết, ông Đương còn cất công lên Sa Pa, Yên Bái để tìm hiểu đưa các giống hoa hồng khác về trồng. Hành trình ấy cũng lắm gian nan và công phu.
Một khu ruộng trồng hoa hồng cổ thôn Kiều Trung, xã Hồng Thái, huyện An Dương (Hải Phòng).
Từ việc mang giống cây ở 1 địa bàn khác có điều kiện tự nhiên, khí hậu có sự khác biệt chênh lệch quá nhiều so với địa bàn cũ thì để cây có thể thích nghi, sinh trưởng ở Hồng Thái, hồng cổ đã phải trải qua hành trình vài năm. Đến nay khu vườn của ông có hàng trăm gốc hoa hồng cổ đủ loại.
Có chứng kiến sự chăm chút tỷ mỷ cho từng gốc hồng của ông Đương mới cảm nhận tình yêu của ông dành cho những đứa con tinh thần của mình. Cũng chính bằng niềm đam mê của mình ông Đương đã truyền tình yêu hoa hồng cổ đến gia đình, xóm giềng bạn bè.
Ở làng Kiều Trung, từ nhiều đời nay, người dân nơi đây đã có cuộc sống ổn định nhờ ươm trồng đào, sứ. Song điểm nhấn để mảnh đất này đã có sự chuyển mình, thay da đổi thịt bởi những gốc hồng leo xinh xắn.
Mong manh nhưng luôn căng tràn sức sống. Rực rỡ nhưng dịu dàng, tinh tế, hương thơm nhẹ nhàng song lại không kém phần quyến rũ. Đó là tất cả những gì làm nên sức hấp dẫn riêng biệt của hoa hồng leo cổ ở mảnh đất nơi đầu sóng ngọn gió. Ở Hải Phòng có một mảnh đất được coi là thiên đường của hoa hồng leo cổ là xã Hồng Thái, huyện An Dương.
Theo lời chỉ dẫn của người Hồng Thái, chúng tôi đến với thôn Kiều Trung, nơi được coi là quê hương của giống hoa hồng leo cổ Hải Phòng.
Những bước chân đầu tiên vào thôn, ngập tràn trước mắt chúng tôi là màu xanh ngút ngàn của lá, của những thân cây mảnh dẻ đang vươn mình vô cùng mạnh mẽ trong nắng mai buổi sớm, cả hồn người như chìm đắm trong cả một không gian bao la thơm ngát hương hoa.
Sau, chúng tôi lại càng cảm thấy mê hoặc hơn bởi màu đỏ thắm rực rỡ là chủ đạo, điểm xuyết là màu hồng nhẹ nhàng, tinh tế của hàng ngàn đóa hồng leo.
Hoa hồng leo cổ có màu đỏ thắm, sức sống mãnh liệt, leo nhanh nên thường được chọn cho các gian leo ốp tường.
Những bông hoa với kết cấu khá đặc biệt, các cánh hoa mềm mại được xếp chồng lên nhau theo hình hoa thị, những cánh mỏng bên trong dịu dàng, khéo léo ôm lấy tâm hoa.
Theo lời kể của những bậc cao nhân trong làng, thì không xác định được hoa hồng cổ có mặt tại Hải Phòng từ bao giờ. Chỉ biết rằng giống hoa này được người dân Pháp bản xứ mang sang trồng ở Việt Nam, sau đó được người Việt thuần dưỡng hàng trăm năm nay.
Ở Thôn Kiều Trung, những ngày ấy gia đình nào cũng có vài chậu hồng hay giàn hồng leo mềm mại làm cho ngôi nhà thêm đẹp hơn.
Ngày nay, đặc biệt trong mấy năm trở lại đây hoa hồng leo cổ đã dần chinh phục những người yêu hoa, ngay cả những người khó tính nhất bởi giống hoa hồng leo này có bông lớn, hoa lâu tàn, cây siêng cho nụ và hoa.
Cây còn có sự sinh trưởng mạnh mẽ, leo nhanh nên thường được chọn cho các gian leo ốp tường. Yêu hoa, chơi hoa, nhưng bây giờ trên mảnh đất này, hoa hồng leo không chỉ là thú chơi mà đã trở thành nguồn thu, là cuộc sống của bao gia đình người Kiều Trung, xã Hồng Thái.
Chủ tịch UBND xã Hồng Thái, huyện An Dương, Phạm Đình Minh cho biết: Hiện thôn Kiều Trung có 495 hộ với 1723 nhân khẩu, diện tích trồng hoa cây cảnh là 35 ha và có 250 hộ tham gia trồng hoa cây cảnh. Sản phẩm chính của làng nghề là các loại hoa và cây cảnh, đặc biệt là hoa hồng leo.
Theo Xuân Hạ-Trung Kiên (anhp.vn)
Chuyển từ chè cổ thụ sang trồng hoa hồng, 9X có thu nhập "khủng" Làm bảo vệ trường mầm non với mức lương vỏn vẹn 1,5 triệu đồng/tháng, anh Đoàn quyết định bỏ việc về trồng hoa hồng vì niềm đam mê. Giờ mỗi tháng anh bán trung bình 1.000 gốc hồng, doanh thu đạt từ 400-450 triệu đồng/tháng. Vừa đóng xong một lô hoa hồng chuyển lên xe cho khách, anh Hoàng Văn Đoàn ở Phú...