Gái đảm khoe mâm cơm nấu rất ra gì và này nọ nhưng vô tình để lộ lý do khiến chàng nào cũng nghĩ: Thôi ăn tiệm cho lành!
Phía sau một bữa ăn ngon là cái bếp bừa. Các chàng trai đừng có mà tưởng bở nhé, lo mà bỏ túi kỹ năng rửa bát khi có người yêu thích nấu nướng đi.
Con gái thích nấu ăn bao giờ cũng nhận được kha khá điểm cộng trong mắt nam giới. Còn với các chàng trai, còn gì hạnh phúc hơn là việc có một cô bạn gái yêu thích bếp núc. Nhưng mà, gặp được bạn gái thích nấu ăn rồi không có nghĩa là được nàng cơm bưng nước rót tận nơi. Muốn ăn ngon thì cũng phải nai lưng ra làm đấy chứ đời không như là mơ đâu.
Mới đây, một cô nàng có tên Hồ Nhi (sinh năm 1997, ở Sài Gòn) đã tâm sự chuyện nấu nướng cùng bạn trai khiến cư dân mạng vô cùng thích thú. Chẳng là, cô bạn thích nấu ăn nên bạn trai ngay từ đầu đã vô cùng sung sướng và hạnh phúc. Chưa kể, nàng ta còn chăm chỉ bày biện, học hỏi nhiều món để nấu cho bạn trai ăn khỏi ngán mỗi ngày.
Một cô nàng chăm chỉ nấu cho người yêu ăn mỗi ngày
Nhưng mà, vấn đề là Hồ Nhi chỉ thích nấu thôi còn dọn dẹp và rửa bát thì không! Nên là, mỗi khi ăn ngon xong thì bạn trai Hồ Nhi đều phải nai lưng ra để vật lộn với đống lộn xộn trong bếp mà cô nàng đã bày ra trong quá trình nấu nướng. Mà cô nàng này cũng giỏi bày lắm. Làm mỗi dĩa kimbap thôi mà cái bếp có khác gì bãi chiến trường đâu.
Được biết, Hồ Nhi và bạn trai Đức Trọng đã ở cạnh nhau được nửa năm. Được bạn gái nấu ăn ngon nên Đức Trọng cùng vui vẻ lau dọn mà không càm ràm hay cằn nhằn gì.
Video đang HOT
Nhưng mà em nấu được thì anh cũng phải dọn được đấy nhé!
Cặp đôi “em nấu – anh dọn”
Cả hai từng là đồng nghiệp rồi có cảm tình và nên duyên với nhau. Cô bạn tâm sự cả hai cùng chung ý tưởng kinh doanh, tính cách bù trù cho nhau. Ngay ở khoản “em nấu – anh dọn” cũng đã rất tâm đầu ý hợp rồi đúng không?
Hội con trai mà muốn ăn ngon rồi có người yêu biết nấu nương thì cũng lên lận lưng kĩ năng dọn dẹp, rửa chén đi! Chứ muốn ăn ngon mà lười thì cứ chấp nhận là ế dài dài nhé!
Theo Helino
Lời chia sẻ gây sốt mạng của nhân viên quán trà sữa: Muốn nếm trải sự khổ, hãy làm nghề dịch vụ
Gặp phải những người khách hách dịch, bị dọn "bãi chiến trường" bất đắc dĩ, bị khách ăn nói khó nghe hay hứng chịu cơn giận của khách là những trải nghiệm tồi tệ của nhân viên phục vụ nhà hàng.
Nhân viên phục vụ tưởng chừng làm một công việc đơn giản nhưng đằng sau đó lại là những nỗi khổ không nói lên lời.
Mới đây, status của một cô gái trẻ với tựa đề "Muốn nếm trải sự khổ, các bạn hãy làm nghề dịch vụ" đã gây bão mạng xã hội và được dân tình rần rần chia sẻ. Từ việc thuật lại những câu chuyện bản thân đã trải nghiệm, chứng kiến, bài viết là lời đồng cảm và chia sẻ chân thành của cô gái đối với những ai làm nghề nhân viên phục vụ, đặc biệt là nghề phục vụ bàn.
"Gần 3 năm làm quán trà sữa đã có nhiều lần bản thân bức xúc, ấm ức nhưng vì đồng lương và vì công việc là "phải nhịn khách" nên chưa 1 lần dám nói khách. Hôm nay là phá lệ lần đầu. Đây chỉ là số cực ít những thảm họa mà tôi và các đồng nghiệp phải hứng chịu! Còn nhiều cái kinh hơn đến nỗi không thể giơ điện thoại lên chụp!
Độ ngon của cốc trà sữa tỉ lệ nghịch với thái độ của các bạn. Vào quán trà sữa không cần biết nhân viên là ai, bao nhiêu tuổi nhưng thái độ thì như bố đời mẹ thiên hạ? Từ ngày có cái kiểu review đồ ăn đồ uống thế là cứ thích lại review, thích lại chê xong nói điêu, vu khống, toàn học sinh cấp 2, cấp 3 mà mồm thốt ra những câu khó mà nghe được!
Cứ nghĩ có tiền vào quán trà sữa thích làm gì thì làm, quy định của cửa hàng là khách order xong đợi đồ lấy ngay, nhưng không, "Cứ lên ngồi đi lát bọn nó bê cho!".
Lớp trẻ như thế đã đành, người lớn cũng chả kém cạnh: "Chúng mày phục vụ kiểu gì mà bắt khách tự bê đồ uống?". Hu hu 15k/h lương chỉ bằng 1/3 cốc trà sữa của các bạn thôi tại sao các bạn không thương chúng mình vậy?
Xong các bạn coi quán trà sữa như nhà nghỉ vậy? "Ba con sâu" phải nhặt không biết bao nhiêu cái? Và cả những chiếc "ba con sâu" đã dùng vứt chỏng chơ nữa? Khổ lắm chứ không phải vừa!
Kể những trường hợp khách đưa cún cưng vào cửa hàng. Chó chạy khắp nhà, nào là đi vệ sinh, nào là sủa, khách vội lấy tập giấy vứt lên để che đậy đi như thể sẽ không ai nhìn thấy và về thẳng không nhờ nhân viên dọn giúp lấy được 1 câu.
Còn bố mẹ đưa các em nhỏ vào cửa hàng không đóng bỉm, các em cũng vệ sinh luôn tại quán trà sữa, người này giẫm phải, người kia giẫm phải, lê lết hết cái nhà bọn mình vẫn phải đeo khẩu trang tay không và dọn! Đi nặng thì các bạn biết nó như thế nào rồi đấy, phòng điều hòa chỗ đông người có thể đỡ nổi không?
Còn những kiểu đổ trà sữa, vỡ cốc, nhổ trân châu ra sàn nhưng cứ vô tư đi về để lại bãi chiến trường mà không một lời nói anh/chị/bạn dọn giúp mình với. Cứ mặc định là nhân viên phải dọn vậy.
Còn muôn vàn nỗi khổ không thể kể hết, nhưng vì đồng lương mà, mình vẫn đi làm và sẵn sàng đón nhận những cú huých từ các bạn...
Chỉ mong các bạn hãy là những người uống trà sữa có tâm! Hiểu cho chúng mình vì biết đâu bạn cũng đang làm những việc như chúng mình hoặc trong tương lai gần cũng bị như vậy? Cứ làm đi rồi biết, nhé!".
Đồ ăn bày bừa tứ tung ra sàn.
Khách ăn xong nôn mửa ra bàn và dưới đất, thậm chí vứt cả "ba con sâu" dưới sàn
Là những trải nghiệm thực tế và chia sẻ chân thành của một người đã và đang làm công việc này nên bài viết trên đã nhanh chóng lan tỏa khắp các trang mạng xã hội. Bài viết của cô gái trẻ đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm của cư dân mạng, đặc biệt là người làm nghề nhân viên phục vụ có dịp trải lòng về công việc, từ đó giúp cộng đồng mạng hiểu và đồng cảm với họ hơn.
"Mình đi làm dịch vụ được 1 thời gian dài cũng có gặp 1 số lần như thế này, đa phần là người trẻ họ làm thế. Còn các cô các chú đứng tuổi ăn xong người ta còn xếp gọn lại, dùng giấy ăn thừa lau sạch dao dĩa, nhân viên chỉ đến bê đi. Không phải vơ đũa cả nắm nhưng thực sự ý thức của lớp trẻ ngày càng đi xuống ấy, chán lắm".
"Mình làm ở rạp chiếu phim, nhìn cảnh này có thấy chán không?".
Ảnh: Nguyễn Kiều
"Hậu quả của việc không bao giờ giáo dục ý thức, bố mẹ nào cũng mong con học giỏi làm ông này bà kia. Nhưng cái tối thiểu cảm ơn xin lỗi và tôn trọng người khác không bao giờ dạy".
"Làm phục vụ không phải "osin", có lẽ vì gần nhau nên ranh giới đó vô tình bị người ta nhầm lẫn. Nên phân biệt rõ 2 tính chất công việc và các bạn sẽ thấy được phục vụ không hẳn là 1 công việc hạ đẳng hay không bằng ai. Cái nghề là cái nghiệp nhưng cũng phải kèm theo sự tự trọng bản thân. Va chạm nhiều kiểu người, mình sẽ rút được kinh nghiệm và sẽ biết giới hạn chịu đựng cũng như sự tự tôn trọng chính mình. Nghề "phục vụ" dạy mình nhiều điều, đặc biệt là cách ứng phó với kẻ ba trợn cũng như ứng xử với những người có học thức".
"Hồi đi làm nhà hàng cũng có lúc ra nhầm món, khách bảo thôi không sao, lấy thêm món lúc nãy mình gọi đi. Có hôm mới sáng sớm, khách nói gọi món này, xong hỏi rất nhiều về món kia nhưng không bảo đổi, mình cứ y món đầu mà bưng ra thì khách trợn mắt quát bảo tôi gọi món kia cơ mà. Chủ ra xin lỗi rồi liếc mình muốn xéo mắt. Mình thì lần đầu đi làm, ức quá chạy ào vào phòng và khóc 1 mình. Đồng tiền thiệt không dễ kiếm chút nào".
Có thể nói, nghề phục vụ được ví von là nghề làm dâu trăm họ, cũng có nghĩa việc họ có thể gắn bó và hoàn thành công việc đó đã là một điều đáng để bất cứ ai trân trọng rồi. Dẫu biết "khách hàng là thượng đế" nhưng đừng vì thế mà ai đó cho mình cái quyền yêu cầu ra sao người ta cũng phải chấp nhận. Suy cho cùng vẫn là nên đặt mình vào tâm thế người khác để hiểu và san sẻ cho nhau.
Thiết nghĩ dù khách hàng dù khó đến đâu cũng không nỡ dữ dằn, hạch sách một nhân viên phục vụ "có tâm", nhiệt tình và niềm nở. Cũng như vậy, một nhân viên phục vụ nhanh nhẹn, biết nhẫn nại, lắng nghe và kiểm soát cảm xúc trong mọi tình huống, sẽ chẳng khó khăn gì để làm hài lòng khách đến, vừa lòng khách đi đúng không nào!
Theo afamily.vn
Khiếp đảm với cô em vợ hotgirl, ra ngoài sang chảnh bao nhiêu thì về nhà ở bẩn và mắc bệnh ngôi sao bấy nhiêu "Ra ngoài nó tự tin là 1 hot girl sang chảnh, thi thố nằm trong top người đẹp. Nó còn mắc bệnh ngôi sao, sáng đi đêm về. Mình đã chứng kiến 2 tháng quần áo nó chất thành đống không giặt. Đồ cá nhân nó thay ra để ngay trong nhà vệ sinh, thậm chí là kẽ giường nó", người anh rể...