Gai cột sống vì để ví tiền ở túi quần sau
Để ví tiền ở túi quần sau là thói quen của mọi nam giới. Và chính điều này là nguyên nhân gây nên chứng đau lưng kinh niên và gai cột sống cho họ.
Ảnh minh họa
Giải thích về hiện tượng này, bác sĩ Wade Brackenbury, chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống, có nhiều năm làm việc tại TP.HCM phát biểu: “Phần đông nam giới ở Việt Nam có thói quen để ví ở túi quần sau hơn 8 tiếng mỗi ngày.
Khi ngồi với chiếc ví ở túi quần sau cộm lên sẽ khiến cho cột sống chịu áp lực không đều. Phần xương chậu bị dịch chuyển theo, dù bất kỳ về hướng nào cũng sẽ làm cho phần dưới (đùi, chân…) và phần trên (cổ, vai…) chịu áp lực khác với bình thường”.
Video đang HOT
Việc này làm xoắn cột sống và khiến cho các dây thần kinh kéo dài từ mông xuống tới chân bị nén lại. Điều này gây nên chứng đau thần kinh tọa, cũng như các biến chứng nguy hiểm khác có thể phát sinh như đau buốt bắp chân. Không điều trị sớm có thể dẫn đến thoái hóa sớm cột sống.
Ngoài ví tiền, rất nhiều người còn để điện thoại trong túi sau dẫn đến khung xương chậu bị mất cân bằng, lan ra sự mất cân bằng cho cả cột sống. Điều này sẽ gây ra áp lực và những xung động bất thường xuyên suốt toàn bộ hệ thần kinh của cơ thể.
Để giảm ngay nguy cơ mắc những chứng bệnh này, hãy “làm sạch” ngay chiếc ví của mình – bỏ hết những card visit không sử dụng thường xuyên ở nhà, các loại giấy tờ lặt vặt hay tiền mặt cũng nên chuyển vào thẻ. Triệt để hơn, sắm một chiếc túi đeo chéo nhỏ và để hết tất cả những vật dụng như điện thoại, ví hay chìa khóa, thẻ xe vào. Ngoài ra, 2 bài tập sau cũng khiến cho lưng dễ chịu hơn rất nhiều sau một ngày “ngồi đồng” hàng giờ ở văn phòng.
Bài tập 1: Nằm trên sàn và cong đầu gối lại. Hai chân chụm lại và đặt lòng bàn chân trên mặt đất. Từ từ hướng đầu gối sang bên phải trong khi giữ vai và hông nghiêng sang bên trái. Lúc này bạn sẽ cảm thấy một sự thay đổi tuyệt vời ở vùng dưới thắt lưng. Giữ được bao lâu tùy vào khả năng của mỗi người sau đó đổi bên.
Bài tập 2: Nằm trên sàn nhà, để đầu gối chạm ngực sau đó nắm lấy lòng bàn chân. Cuộn mình lên trên sau đó cuộn xuống dưới liên tục như một đứa bé trong nôi, và hãy tận hưởng cảm giác cười khúc khích của một đứa trẻ khi lưng bạn giờ đây đã thoải mái hơn rất nhiều.
Theo Bích Châu
Gia đình Online
Dáng điệu 'tố' sức khỏe
Nặng hông - chân yếu. Nghe có vẻ không liên quan nhưng nhìn hông trông đẫy đà hơn bình thường có thể là do chân yếu. Khi chúng ta đặt chân xuống và dồn lực lên hai bàn chân, một phần áp lực cơ thể không tải hết sẽ chia bớt cho hông, trong khi xương đùi và xương chậu nhô ra. Điều này khiến cho vùng hông trông nặng nề. Để khắc phục tình trạng này chỉ bằng cách tập thể dục, tăng cường sức bền của đôi chân và hông với bài tập đứng thẳng và phân phối đều trọng tâm.
Bụng to - cơ lưng kém. Nếu phần cơ lưng bị bó căng, nó có thể khiến cho phần thân người và cột sống uốn cong, cụ thể là đẩy vùng bụng về phía trước và "thân chủ" sẽ có bụng to. Những người có toàn bộ vòng 2 "phì nhiêu" còn toát lên một điểm yếu khác: Đó là cả xương sống và lưng đều yếu. Vì thế, nhóm này rất cần đến bài tập cơ bụng và cơ lưng.
Mông phẳng - cơ lõi yếu. Nhiều người cảm thấy tự ti khi mặc quần mà phần mông chỉ "thấp thoáng", đôi khi gần như phẳng. Đó có thể là biểu hiện của phần cơ lõi yếu, đặc biệt là cơ sâu nhất ở lưng gọi là multifidi. Các cơ lõi này cố định cột sống tạo điều kiện cho một vùng thắt lưng cong nhẹ nhàng, tự nhiên về phía trước, đồng thời cũng xoay khung xương chậu phía sau. Bộ phận có vị trí trung lập này không chỉ nâng đỡ cho cột sống mà còn giúp cho vòng 3 thêm đầy đặn.
Lệch vai - mất cân bằng cơ bắp. Đeo túi xách nặng hoặc luôn mang theo máy tính xách tay một bên vai có thể khiến cho một bên vai cao hơn bên còn lại. Hãy thử bài tập này: Đứng trước ô cửa và đặt tay phải lên khung cửa, đưa cánh tay cao ngang vai. Ấn nhẹ ngực về cửa sao cho phần ngực và vai phải cảm thấy căng. Giữ trong vòng 30 giây, sau đó lặp lại ở phía bên trái.
Vai tròn - ngực yếu, lưng căng. Ngồi tại bàn làm việc cả ngày có thể khiến ai đó bị gù lưng, vai tròn lên, nguyên do là ngực bị ép trong khi phần lưng quá căng. Tăng cường chống đẩy với bức tường có thể giảm tình trạng này.
Đứng với một bên hông chùng xuống - cơ mông yếu. Nếu bạn luôn đứng trong tư thế "nghỉ", tức là một bên hông chùng xuống, rất có thể phần cơ mông quan trọng kiểm soát hông và đầu gối bị yếu, mà bên yếu chính là bên có chân đứng thẳng. Để khắc phục, có thể làm theo hướng dẫn sau: Nằm nghiêng sang trái với lưng dựa vào tường. Hãy chắc chắn rằng phần đầu mông và gót chân chạm vào tường. Nếu chân phải là bên có cơ yếu, giơ chân phải sát tường. Bạn sẽ cảm thấy các cơ bắp dọc bên phải của khung xương chậu thắt chặt lại. Mỗi lần từ từ lặp lại 15 lần, 5 ngày mỗi tuần trong 4-6 tuần.
Theo Yến Chi
An ninh thủ đô
Nhiều nguy cơ sức khỏe khi thắt lưng quá chặt Một nghiên cứu của Hàn Quốc cho biết, việc thắt lưng quá chặt không chỉ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa mà còn có thể gây đau khớp gối. Các chuyên gia đã thử nghiệm bằng cách yêu cầu tình nguyện viên thắt chặt dây lưng của họ thêm 10%. Kết quả cho thấy, khi người này đứng lên, dây lưng thắt chặt...