Gái 30 độc thân vui vẻ, đang vui “cả xã hội giục đi lấy chồng”
Một cô gái 30 tuổi, có công việc ổn định, xinh đẹp và tự do tài chính. Tưởng chừng sẽ là hoàn hảo nhưng trong mắt mọi người thế nhưng “tuổi đấy mà chưa lấy chồng có tài giỏi cũng như không”.
Kết hôn vô hình chung trở thành một trong những yếu tố để đánh giá sự thành công của một con người. Thế nhưng khổ nỗi, “người ngoài cuộc” thì lo lắng khôn nguôi, nhưng chính chủ lại “bình chân như vại”.
Các cô gái hiện đại tập trung phát triển bản thân nhiều hơn nghĩ đến việc kết hôn. (Ảnh minh họa: Unsplash)
“Cả xã hội giục tôi lấy chồng!”
Tôi có một người chị xinh xắn, học giỏi và đang làm việc tại thành phố lớn. Công việc ổn định cùng mức lương khá ổn đủ để chị tự lo cho cuộc sống bản thân và bố mẹ của mình. Năm nay, chị bước sang tuổi 32. Xinh đẹp và giỏi giang là vậy, nhưng trong mắt mọi người chị tôi vẫn “không đạt chuẩn” khi hơn 30 tuổi mà vẫn “ế sưng”, bị mỉa mai “phải làm sao mà hơn 30 tuổi mới không lấy được chồng”.
Bố mẹ chị đứng ngồi không yên, lo sốt vó con gái mãi không có tấm chồng, rục rịch làm mối khắp mọi nơi. Về phía chị tôi, mặc ai giục chị vẫn bỏ ngoài tai, vì với chị hôn nhân đâu thể gượng ép. Nếu không tìm được người phù hợp chị chấp nhận cuộc sống độc thân.
Kết hôn là một trong những sự kiện quan trọng của đời người. (Ảnh minh họa: Unsplash)
Đến thời điểm bạn ngoài 25 tuổi, thay vì chỉ quan tâm đến chuyện học hành, công việc, câu hỏi mà bạn sẽ được nghe nhiều nhất đó là: “Có người yêu chưa?”, “Bao giờ lấy chồng?”. Có những người chẳng bận tâm, nhưng có những người lại vô cùng áp lực. Thậm chí, sợ hãi chẳng dám gặp người quen, hàng xóm. “Camera chạy bằng cơm” quanh nhà thì gièm pha không ngớt: “Con gái nhà đấy chắc phải làm sao, chứ bình thường làm gì có ai 30 chưa chồng”. Muôn vàn những câu chuyện, tình huống hài hước xảy ra.
Áp lực kết hôn trước tuổi 30 khiến rất nhiều người chông chênh. (Ảnh minh họa: Tạp chí Đẹp)
Nhiều cô gái đã 30 tuổi vẫn lựa chọn cuộc sống một mình. (Ảnh: Pinterest)
Từng có nhiều câu chuyện “dở khóc dở cười”, cô gái bị bố mẹ dùng chổi “quét” ra khỏi nhà vì “tội” nói thế nào cũng không chịu lấy chồng: “Khi 30 tuổi mà bạn vẫn không chịu lấy chồng, ai cùng cảnh ngộ không.” Cũng có cô gái bố mẹ treo thưởng 100 triệu đồng chỉ cần kết hôn. Mỗi dịp lễ, Tết phải gặp mặt họ hàng thực sự là “áp lực kinh hoàng” với người độc thân. Cười không được, khóc cũng không xong, ai cũng giục giã.
Chưa dừng lại ở đó, dường như không chỉ có gia đình, bạn bè, mà cả xã hội cũng đang giục chúng ta – những người độc thân hãy kết hôn và đẻ con sớm. Điều này đến từ việc thế giới đang ngày càng ít trẻ con và dân số thì già đi trông thấy.
Video đang HOT
Ngoài 30 chưa kết hôn thì sẽ ra sao?
Từng có một bản khảo sát được đưa ra, nếu như 40 năm trước, 100% số người ở độ tuổi 20 được dự đoán sẽ kết hôn. Hiện nay, con số này đã giảm gần một nửa khi chỉ còn 52%. Với thế hệ đi trước, kết hôn, lập gia đình được coi là việc quan trọng nhất của đời người thì hiện tại sự tự do, đam mê mới là điều nhiều người hướng đến thay vì hôn nhân.
Ở tuổi 30, 31, mỗi người đều có một sự lựa chọn cho riêng mình. Có người tất bật với gia đình, con cái, nhưng có người đã làm mẹ đơn thân, và tất nhiên cũng có người nhất quyết không chịu lấy chồng.
Trước đó, một cô dâu tuổi 30 đã từng chia sẻ: Mình đã từng khóc rất nhiều, trong cô đơn và giục giã. (Ảnh minh họa: Tạp chí Đẹp)
Nếu bạn kết hôn không đúng “kế hoạch” gia đình, họ hàng đặt ra sẽ khiến mọi người không ngừng đặt câu hỏi. Từ đó, chúng ta sẽ dễ có cảm giác căng thẳng, thất vọng, thiếu tự tin. “Nhìn con nhà người ta mà xem, nó mới hai mấy tuổi mà 2 đưa con rồi kìa”, “30 tuổi mà không chịu chồng con, không thấy xấu hổ hả”,... Muôn vàn câu hỏi, thậm chí là sự chỉ trích làm ta đau đầu, choáng váng. Cứ ngỡ chỉ đi học mới bị so sánh với “con nhà người ta”, ngờ đâu ngoài 30 vẫn không thoát khỏi cảnh này.
Áp lực vậy, “chạy đâu cho thoát”?
Thực tế rằng, kết hôn đúng là việc của bạn, nhưng cũng khó để bảo những người xung quanh rằng đừng hỏi han hay thúc giục bạn nữa. Chúng ta cũng không thể mãi trốn tránh gia đình, họ hàng chỉ vì bạn chưa muốn kết hôn. Thay vào đó, mỗi người nên tự đối mặt với vấn đề của mình. Nếu bạn đang muốn tận hưởng cuộc sống tự do và chưa muốn vướng bận gia đình, hãy chia sẻ. Nếu bạn nhận thấy điều kiện kinh tế chưa cho phép để kết hôn, hãy cũng thành thật nói ra.
Nhiều người trẻ lựa chọn sống độc thân. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Và nhớ rằng, kết hôn cũng không phải một cuộc đua với bạn bè. Bạn kết hôn muộn, đó là sự lựa chọn và con đường của riêng mình, con đường bạn đi sẽ không giống với bất kỳ ai khác. Chính vì thế, thay vì kết hôn khi chưa sẵn sàng, hãy cứ tận hưởng cuộc sống theo cách mà bạn muốn.
Có 1 câu nói rằng: Hãy cứ độc thân đến khi tìm được người trân trọng bạn. (Ảnh minh họa: Coocxe)
Tận hưởng cuộc sống theo cách riêng của bạn. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Không có lựa chọn nào là đúng hay sai, quan trọng là một khi đã lựa chọn, bạn nên có kế hoạch cho mình. Nếu kết hôn, hãy suy nghĩ và chọn cho mình người bạn đời phù hợp nhất. Còn nếu theo đuổi chủ nghĩa độc thân, hãy vạch rõ kế hoạch tài chính cho tương lai khi chỉ có một mình, và cũng đừng quên chia sẻ điều đó với gia đình của mình.
Chị chồng - em dâu tranh cãi chỉ vì vay vàng như lại trả tiền mặt
Không chỉ mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu mà chị chồng - em dâu cũng khiến nhiều cô gái cảm thấy lo ngại.
Bởi lẽ, nếu không cư xử khéo léo với nhau thì việc xảy ra xích mích gần như là hiển nhiên. Thế nhưng, bất kỳ câu chuyện nào cũng có hai mặt của nó, có những câu chuyện khiến cho tất cả những người trong cuộc đều khó xử.
Ai lấy chồng cũng mong gia đình hòa thuận, chị em dâu thân thiết. (Ảnh: Phụ nữ Việt Nam /Vietnamnet)
Mới đây, Vietnamnet chia sẻ câu chuyện của một người phụ nữ về mối quan hệ chị chồng - em dâu. Cụ thể, nàng dâu này cho biết gia đình mình 5 năm trước xây nhà thiếu tiền nên đã mượn của chị chồng một một ít vì nhà chị có điều kiện. Tại thời điểm đó, biết 2 em khó khăn nên chị đã lập tức đồng ý cho mượn 5 chỉ vàng vì nhà không còn tiền mặt. Người chị chồng cũng không đề cập tới việc phải trả lại bằng vàng hay bằng tiền.
Nhiều người thường cho vay vàng thay vì tiền mặt. (Ảnh minh họa: CafeF)
5 năm trôi qua, cuộc sống đã ổn định hơn nên vợ chồng người em bàn nhau sang gửi tiền chị. Điều đáng nói là nàng dâu đã quy đổi giá vàng tại thời điểm 5 năm trước ra tiền mặt và đem sang trả. Khi thấy 2 vợ chồng em trai mang tiền sang trả, người chị tỏ ra vẻ khó chịu và yêu cầu vay vàng thì phải trả vàng. Tuy vậy, người em cũng kiên quyết giữ quan điểm của mình, mặc cho cả gia đình chồng cho rằng cô khôn vặt, không biết điều.
Người em dâu mang tiền mặt sang trả. (Ảnh: Vietnamnet)
Nàng dâu cho biết chồng cô đã yêu cầu trả vàng cho chị nhưng cô vẫn cảm thấy khó chịu vì rõ ràng giá vàng tại thời điểm đó và bây giờ là khác nhau. Cô buồn bã tâm sự: "Nếu có giấy tờ viết rõ ràng về chuyện vay vàng trả vàng, tôi mới đồng ý. Nhưng ngày đó rõ ràng chị không nói câu nào, sau lại ép tôi phải làm thế?".
Giá vàng ở mỗi thời điểm không giống nhau. (Ảnh: Vietnamnet)
Cô cũng cho biết trước khi có chuyện này xảy ra thì tình cảm của mọi người trong nhà đều hòa thuận, coi nhau như ruột thịt. Cô cũng tự nhận bản thân mình là người biết điều, việc gì cũng sẵn sàng giúp đỡ, lại hay mua quà cho mẹ và chị chồng. Thậm chí, cô còn từng được mẹ chồng khen trước mặt hàng xóm là nàng dâu hiếu thảo, ngoan ngoãn. Nhưng sau sự việc vay trả, mọi người dường như đã lạnh nhạt hơn trước, ăn uống đều không gọi vợ chồng cô sang. Thậm chí chị chồng còn tuyên bố nếu không trả đúng 5 chỉ vàng như trước đã vay thì sẽ không nhận em. Hiện nàng dâu vẫn không biết liệu có phải mình đã làm sai không mà mọi người lại đối xử như vậy.
Mối quan hệ chị chồng - em dâu đôi khi cũng có những xích mích. (Ảnh: Pinterest)
Câu chuyện thu hút sự chú ý của rất nhiều người. (Ảnh: Chụp màn hình Theanh28)
Trên thực tế, trong cuộc sống không phải mối quan hệ chị em dâu nào cũng có vấn đề. Nếu khéo léo trong sinh hoạt hàng ngày thì đôi khi từ chị em lại còn có thể thành bạn bè. Cách đây không lâu, câu chuyện về cặp chị em dâu ở độ tuổi gần đất xa trời đã thu hút sự yêu thích của rất nhiều người.
Em chồng 85 tuổi lặn lội lên thăm chị dâu 90 tuổi. (Ảnh: C.G)
Cụ thể, cháu trai của 2 bà chia sẻ rằng người em chồng hiện đã 85 tuổi, còn chị dâu cũng đã bước sang tuổi 90. Ở cái độ tuổi gần đất xa trời, thân thể già yếu nhưng người em chồng vẫn thường xuyên lên thăm chị dâu của mình vì anh trai không còn, sợ chị buồn. Người em chồng tâm sự với chị: "Chị em mình ở tuổi gần đất xa trời rồi, em còn khỏe thì còn lên chơi". Nhìn khoảnh khắc 2 chị em tóc bạc phơ, người nằm võng, người ngồi đất tâm sự đủ chuyện, nở nụ cười móm mém khiến ai cũng cảm thấy hạnh phúc lây.
Hai bà vui vẻ nói chuyện, tâm sự đủ thứ chuyện. (Ảnh: C.G)
Có thể nói, nếu biết cách cư xử, thật lòng yêu thương, quý mến nhau thì dù không sinh cùng một mẹ, chị em dâu đôi khi còn có thể thân thiết hơn cả ruột thịt.
Bạn nghĩ sao về cách vay - trả của người em dâu trong câu chuyện trên? Cùng để lại chia sẻ dưới phần bình luận với YAN nhé!
Không chỉ mẹ chồng - nàng dâu mà mối quan hệ chị em dâu cũng có rất nhiều vấn đề nếu không xử lý khéo léo có thể dẫn tới xích mích, khó nhìn mặt nhau. Giống như trưởng hợp của cặp chị em dâu trên khi cho vay vàng. Ở mỗi thời điểm giá vàng lại khác nhau, đồng tiền cũng trượt giá hơn rất nhiều. Chính vì vậy, không thể quy đổi giá vàng tại thời điểm đó sang tiền mặt để trả lại. Điều này khó được mọi người chấp nhận và sẽ dễ dẫn đến tranh cãi.
Lỡ hứa chăm vợ như em bé, lấy về phải đút cơm cho "nóc nhà" ăn thật Không ít chị em khi lập gia đình cảm thấy áp lực về chuyện chăm sóc con cái, quán xuyến công việc nhà. Khi ấy vai trò của các anh chồng rất quan trọng, phải kề bên để san sẻ gánh nặng với vợ, như vậy chị em sẽ cảm thấy bớt tủi thân, tình cảm gia đình ngày càng gắn kết. Như...