Gaddafi bị đẩy sâu vào thế bất lợi
Các lãnh đạo nổi dậy ở Libya vừa được Mỹ và các cường quốc khác công nhận như một chính phủ hợp pháp ở quốc gia Bắc Phi, một bước tiến lớn cho lực lượng đang cố hạ bệ Mummar Gaddafi này.
Các nước phương Tây cho biết họ cũng dự định tăng cường áp lực quân sự lên lực lượng của đại tá Gaddafi nhằm thúc ép ông này từ bỏ quyền lực sau 41 năm lãnh đạo Libya.
Một chiến binh nổi dậy giương vũ khí trong một cuộc trạm chán với lực lượng trung thành của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi ở ngoại ô Al-Briqa. (Ảnh: Reuters)
Việc công nhận quân nổi dậy, được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thông báo tại một cuộc gặp của nhóm tiếp xúc quốc tế về Libya ở Thổ Nhĩ Kỳ, là một bước tiến ngoại giao quan trọng, có thể giải phóng hàng tỷ đôla đang nằm trong các quỹ vốn đang bị đóng băng của Libya.
Quyết định trên được đưa ra giữa lúc có thông tin rầm rộ rằng Gaddafi đã cử các phái viên đi tìm kiếm một hồi kết qua thương lượng cho cuộc xung đột, mặc dù ông này vẫn tỏ ra kiên quyết trong các bài phát biểu công khai.
Video đang HOT
Trong một bài diễn văn được phát sóng trên truyền hình khi hàng nghìn người trung thành tập trung trong một cuộc biểu dương lực lượng, Gaddafi bác bỏ việc quốc tế công nhận quân nổi dậy.
“Coi khinh những công nhận đó, hãy giẫm đạp lên chúng bằng đôi chân của các bạn”, Gaddafi nói với người ủng hộ. “Chúng không có giá trị”.
Hội nghị ở Istanbul, với sự tham gia của hơn 30 nước và các tổ chức quốc tế, cũng công nhận một lộ trình mà Gaddafi phải từ bỏ quyền lực cùng các kế hoạch cho sự chuyển giao của Libya sang một nền dân chủ dưới sự lãnh đạo của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (TNC).
“Cho đến khi một chính quyền lâm thời có hiệu lực, Mỹ sẽ công nhận TNC như một chính phủ điều hành hợp pháp ở Libya, và chúng tôi sẽ làm việc với chính phủ này trên cơ sở đó”, Ngoại trưởng Clinton nói.
Quyết định công nhận quân nổi dậy – lực lượng mở một chiến dịch quân sự kéo dài 5 tháng qua chống lại Gaddafi – có nghĩa là nhà lãnh đạo Libya không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải ra đi, Ngoại trưởng Italia Franco Frattini nói.
Phái viên đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc ở Libya, Abdul Elah al-Khatib, sẽ được ủy quyền đưa ra các điều kiện để Gaddaf từ bỏ quyền lực song Ngoại trưởng Anh William Hague nhấn mạnh rằng hành động quân sự chống Gaddafi nên được tăng cường cùng lúc đó.
Nhóm tiếp xúc Libya, được thành lập ở London hồi tháng 3, hiện đang cố gắng tìm ra một giải pháp chính trị thuyết phục Gaddafi từ nhiệm. Trong lần họp thứ 4 của nhóm, Trung Quốc và Nga, hai nước có quan điểm nhẹ hơn với Gaddafi, đã được mời tới tham dự song họ quyết định không liên quan.
Các nhà chức trách Mỹ cho hay, quyết định công nhận phe nổi dậy ở Libya là một bước quan trọng hướng tới giải phóng hơn 34 tỷ USD trong các tài sản Libya ở Mỹ song cảnh báo để dòng tiền được khơi thông thì cần phải có thời gian.
Theo VietNamNet
Pháp-Anh họp về an ninh ở Bắc Phi và Trung Đông
Ngày 8/7, "Nhóm cấp cao Pháp-Anh" - được thành lập theo Hiệp ước Pháp-Anh ký tháng 11/2010, đã tiến hành họp phiên đầu tiên tại thủ đô Paris của Pháp, xem xét những diễn biến quốc tế liên quan đến vấn đề Libya , Afghanistan, Pakistan, Iran và Vùng Vịnh.
Lực lượng nổi dậy Libya bắn đạn pháo vào vị trí chiến đấu của binh sỹ Chính phủ trong cuộc giao tranh tại Gualish ngày 6/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thông cáo chung được đưa ra sau cuộc họp cho biết, hai bên đã xem xét các vấn đề liên quan đến hợp tác song phương về quốc phòng và an ninh, những bài học rút ra từ sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên trong việc xử lý vấn đề Libya.
Hai bên đồng thời kiểm điểm lại việc thi hành các hiệp định đã ký kết cũng như những tiến bộ trong việc triển khai thực hiện các dự án hợp tác liên quan đến vấn đề quân sự, công nghệ và kinh tế mà hai bên đã thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Pháp-Anh mới đây.
Hàng loạt vấn đề khác như chống khủng bố, an ninh mạng, các chiến lược công nghiệp, việc tiếp cận thị trường của nhau cũng như các chính sách xuất khẩu, cũng được cuộc họp đưa ra bàn thảo.
Nhóm cấp cao Pháp-Anh thành lập cuối năm ngoái theo thỏa thuận đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh ngày 2/11/2010 tại London giữa Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy.
Hai nước khi đó đã ký hiệp định hợp tác quốc phòng, một văn kiện được đánh giá là "lịch sử," sẽ giúp hai quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu về quân sự tăng cường hợp tác hơn nữa./.
Theo TTXVN
NATO đã quá mải mê ám sát các chính khách Libya? Tổng thống Nam Phi Jacob Juma vừa buộc tội NATO chỉ mải mê theo đuổi việc ám sát các chính khách Libya thay vì tập trung vào mục tiêu bảo vệ dân thường như Nghị quyết của Liên Hợp Quốc đã ủy thác. Tổng thống Nam Phi Jacob Juma buộc tội NATO lợi dụng nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Ông Zuma nói...