Gạc Ma 1988: Trung Quốc 10 năm nuôi dã tâm chiếm đảo

Theo dõi VGT trên

Ngay sau cuộc chiến tranh xâm lược trên bộ năm 1979, Trung Quốc đã tiếp tục âm mưu xâm lược trên biển đối với Việt Nam, trên quần đảo Trường Sa.

Gạc Ma 1988: Trung Quốc 10 năm nuôi dã tâm chiếm đảo - Hình 1

Dã tâm thể hiện ngay từ sau cuộc xâm lược năm 1979

Khi quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố họ không tham vọng dù “chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam”, nhưng trên thực tế, quân xâm lược còn chiếm đóng rải rác tổng cộng khoảng 60 km2 lãnh thổ nước ta.

Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan – Lạng Sơn, quân địch chiếm đóng các lãnh thổ không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, chúng chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh nước ta.

Theo tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc Ngô Ngọc Khiêm ngày 29-1-1985, Bắc Kinh đã điều thêm 8 sư đoàn bộ binh hợp với gần 20 sư đoàn tại chỗ, áp sát biên giới Việt – Trung; đồng thời triển khai hơn 650 máy bay chiến đấu, ném bom các sân bay gần biên giới.

Còn theo báo Nhật Bản Sankei Shimbun số ra ngày 14-1-1985, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã đưa số máy bay đến gần biên giới Việt – Trung lên gần 1.000 chiếc. Đài BBC ngày 6-2-1985 cũng cho biết rằng, Trung Quốc đã tập trung 400.000 quân đóng dọc tuyến biên giới giáp với Việt Nam.

Từ tháng 3-1979 đến hết tháng 9-1983, Trung Quốc đã cho lực lượng vũ trang xâm nhập biên giới nước ta 48.974 vụ, trong đó 7.322 vụ có nổ súng, khiêu khích; xâm nhập vùng biển 28.967 vụ; xâm nhập vùng trời biên giới 12.705 vụ (với hơn 2.000 tốp máy bay).

Tính đến tháng 3-1983, Trung Quốc còn chiếm giữ 89 điểm của Việt Nam khiến giữa hai phía nổ ra một loạt trận giao tranh dữ dội. Xung đột biên giới giữa hai nước vẫn tiếp diễn cho đến năm 1988, mà đỉnh cao căng thẳng là vào giai đoạn năm 1984-1985.

Các nhà quan sát nước ngoài ghi nhận từ tháng 7-1980 đến tháng 8-1987, dọc tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc đã xảy ra 6 cuộc xung đột vũ trang lớn vào các tháng 7-1980, tháng 5-1981, tháng 4-1983, tháng 6-1985, tháng 12-1986 và tháng 1-1987.

Sau cuộc chiến tranh xâm lược nước ta năm 1979, Bắc Kinh đã lộ rõ âm mưu chiếm đoạt trái phép các đảo của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa. Chúng ta có thể thấy được điều này qua các cuộc đám phán về biên giới trên bộ và biển giữa hai nước.

Gạc Ma 1988: Trung Quốc 10 năm nuôi dã tâm chiếm đảo - Hình 2

Cờ tổ quốc Việt Nam hiên ngang tung bay trên bia chủ quyền giữa trùng khơi

Sau khi quân xâm lược rút quân, Việt Nam và Trung Quốc nối lại đàm phán về vấn đề biên giới. Cuộc đàm phán Việt – Trung lần ba diễn ra vào năm 1979 với hai vòng đàm phán.

Trong vòng đàm phán thứ nhất phía Việt Nam cho rằng, trước hết cần vãn hồi hòa bình, tạo không khí thuận lợi để giải quyết những vấn đề khác.

Đoàn Việt Nam đưa ra phương án ba điểm để giải quyết vấn đề biên giới: chấm dứt chiến sự, phi quân sự hóa biên giới; khôi phục giao thông, vận tải bình thường trên “cơ sở tôn trọng đường biên giới lịch sử mà các Hiệp định Trung – Pháp năm 1887 và 1895 đã thiết lập”.

Phía Trung Quốc kiên quyết từ chối những đề nghị của Việt Nam, đồng thời đưa ra đề nghị tám điểm hết sức phi lý của mình, bác bỏ việc phi quân sự hóa biên giới, đề nghị giải quyết các vấn đề lãnh thổ trên “cơ sở những Công ước Trung – Pháp”, chứ không phải trên cơ sở đường ranh giới thực tế do các Hiệp định đó đưa lại.

Đặc biệt là Bắc Kinh đưa ra yêu sách đòi chúng ta phải thừa nhận các quần đảo Hoàng Sa (họ gọi là Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa) là “một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc” và Việt Nam phải rút quân ra khỏi các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Trong vòng 2 được tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng 6-1979, Trung Quốc tiếp tục đưa ra các luận điểm ngang ngược và vô căn cứ này, sau khi không đạt được các yêu sách chủ quyền phi pháp, họ đã bỏ các cuộc đàm phán, mặc dù phía Việt Nam nhiều lần đề nghị nối lại các vòng đàm phán tiếp theo.

Việc Trung Quốc đặt điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải từ bỏ đường lối độc lập, tự chủ của mình và từ bỏ chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì họ mới bắt đầu bàn bạc các vấn đề khác, đã bộc lộ rõ dã tâm xâm lược trên biển của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Ngay sau cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2-1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã ráo riết thực hiện công tác chuẩn bị để sử dụng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Trường Sa, nhằm thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, mà trước hết là các hành động biến vùng biển “không tranh chấp thành vùng có tranh chấp”.

Video đang HOT

Trong các ngày 22-2-1980, 27-2-1980 và 2-3-1980 Trung Quốc đã bắt giữ một số thuyền đánh cá của ngư dân hai tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng (hợp nhất từ 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà tháng 2-1976, sau tách thành Quảng Nam và Đà Nẵng) và Nghĩa Bình (nay tách ra thành Quảng Ngãi và Bình Định), ở vùng biển Tây Nam quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 23-7-1979, Tổng cục Hàng không dân dụng Trung Quốc công bố một thông cáo quy định “bốn vùng nguy hiểm” ở Tây Nam đảo Hải Nam trong đó có vùng trời của quần đảo Hoàng Sa và buộc máy bay dân dụng của các nước phải bay qua đây vào những giờ do nước này quy định.

Ngày 1 tháng 9 năm 1979, Bắc Kinh lại công bố bản quy định giành cho máy bay dân dụng nước ngoài, khi bay vào không phận của Trung Quốc, bao gồm cả không phận quần đảo Tây Sa, trước đây nước này chiếm đóng trái phép.

Ngoài ra, Bắc Kinh còn tăng cường xây dựng trái phép các cảng, sân bay và các công trình phòng thủ ở quần đảo Hoàng Sa. Nhiều tàu ngư lôi và hàng trăm tầu cá Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ (đỉnh điểm là năm 1981).

Mục đích của những hành động này của nhà cầm quyền Bắc Kinh là nhằm đánh lừa dư luận, khiến cộng đồng quốc tế lầm tưởng Trung Quốc có chủ quyền đối với vùng biển mà họ đã tuyên bố, lấp liếm sự yếu thế về các cứ liệu lịch sử và chứng cứ hiện thực về chủ quyền pháp lý.

Về mặt quân sự, Trung Quốc cũng cho thành lập Binh chủng Hải quân đánh bộ (PLAMC), trực thuộc Quân chủng hải quân (PLAN) vào cuối năm 1979, sau đó, lữ đoàn Hải quân đánh bộ (lực lượng chuyên tác chiến đánh chiếm đảo và đổ bộ lên đất liền từ hướng biển) đầu tiên đã được thành lập (Lữ 1), vào tháng 5-1980.

Gạc Ma 1988: Trung Quốc 10 năm nuôi dã tâm chiếm đảo - Hình 3

Thời điểm đó, trang thiết bị trên các đảo Việt Nam đóng giữ rất thô sơ, đời sống chiến sĩ rất khó khăn

Song song với đó, Bộ quốc phòng nước này cũng bắt đầu triển khai các máy bay ném bom H-6 của lực lượng không quân, thuộc Hải quân Trung Quốc thực hiện cuộc tuần tra trái phép trên không đầu tiên ở quần đảo Trường Sa, vào tháng 1 năm 1980.

Đồng thời, Bộ quốc phòng Trung Quốc còn di chuyển trụ sở Bộ Tư lệnh Hạm đội Nam Hải từ Quảng Châu xuống Trạm Giang và biên chế cho hạm đội này những trang bị hiện đại nhất để xây dựng, mở rộng hàng loạt các cảng quân sự, tăng cường các tàu chiến hiện đại mang tên lửa.

Năm 1982, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Trung Quốc Dương Đắc Chí (nguyên là tư lệnh cánh quân Vân Nam, xâm lược Việt Nam năm 1979) đã đến thăm trái phép quần đảo Hoàng Sa và tàu hải quân của Trung Quốc, Việt Nam đã đụng độ ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 15-4-1987, Trung Quốc đã ra tuyên bố lên án quân đội Việt Nam chiếm đóng đảo đá Ba Tiêu thuộc quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh rêu rao rằng, mục đích của Việt Nam khi triển khai quân đội một cách bất hợp pháp ở đảo Ba Tiêu là để “chiếm hữu thềm lục địa gần đó và mở đường cho việc khai thác dầu trong tương lai???”.

Đây là những tuyên bố hết sức phi lý bởi Việt Nam có quyền củng cố các đảo và khai thác tài nguyên tại các khu vực biển thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của mình. Tuyên bố đó là sự thể hiện rõ dã tâm xâm chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Từ ngày 15-5 đến ngày 6-6-1987, hải quân Trung Quốc tổ chức một cuộc diễn tập lớn và triển khai các cuộc nghiên cứu hải dương học trá hình ở khu vực quần đảo Trường Sa nhằm thăm dò luồng lạch để chuẩn bị cho hành động xâm lược các đảo của Việt Nam ở khu vực quần đảo này.

Bắt đầu từ tháng 1 cho đến tháng 2 năm 1988, hải quân Trung Quốc đã điều động một lực lượng lớn tàu chiến tiến hành xâm chiếm 4 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa là Chữ Thập (31-1), đá Châu Viên (18-2), đá Ga Ven (26-2), đá Tư Nghĩa (tức Huy Gơ, ngày 28-2).

Hải quân Việt Nam đã đưa lực lượng, phương tiện ra các đảo, đá Tiên Nữ (26 tháng 1), Đá Lát (5 tháng 2), Đá Lớn (6 tháng 2), Đá Đông (18 tháng 2), đá Tốc Tan (27 tháng 2), đá Núi Le (2 tháng 3), bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của hải quân Trung Quốc.

Phía Việt Nam dự kiến Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và phía đông kinh tuyến 115 độ, đặc biệt là các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, có vị trí chiến lược quan trọng, nằm gần cụm đảo Sinh Tồn.

Bước sang tháng 3-1988, Bắc Kinh đã có những hành động leo thang quân sự nguy hiểm hơn. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, đã xảy ra trận đánh đẫm máu không cân sức giữa các tàu chiến của hải quân Trung Quốc với các tàu vận tải không vũ trang và các chiến sĩ công binh Việt Nam.

Với lực lượng hùng hậu hơn hẳn và hành động vô cùng tàn bạo, các tàu Trung Quốc đã bắn thẳng vào tàu vận tải Việt Nam không vũ khí ở các đảo Gạc Ma, bãi đá ngầm Cô Lin, Len Đao; tàn bạo nã pháo, súng máy vào các chiến sĩ công binh tay không đang xây dựng trên đảo.

Gạc Ma 1988: Trung Quốc 10 năm nuôi dã tâm chiếm đảo - Hình 4

Tàu vận tải HQ-604 của hải quân Việt Nam nhận lệnh ra Gạc Ma (Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125)

Từ ngày 14 đến ngày 16-3-1988, lực lượng Hải quân Việt Nam anh dũng trụ bám, quyết bảo vệ lãnh hải, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Nhưng do lực lượng quá chênh lệch nên 3 tàu vận tải bị bắn chìm, 64 chiến sĩ hy sinh, 11 chiến sĩ khác bị thương.

Sau đó, vào ngày 23-3, Trung Quốc đã tiếp tục đưa quân chiếm giữ đá Subi. Tính đến thời điểm đó, Bắt đầu từ ngày 16-3-1988, Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép 6 đảo đá Chữ Thập, Subi, Gạc Ma, Ga Ven, Huy Gơ (Tư Nghĩa), Châu Viên, và tiến hành cắm cờ Trung Quốc, xây nhà và các công trình khác trên các bãi đá này.

Vào các ngày 17 và 23, 26 tháng 3 năm 1988, Chính phủ Việt Nam đã liên tục gửi công hàm phản đối, đề nghị Trung Quốc cử đại diện đàm phán, thương lượng để giải quyết những bất đồng liên quan đến quần đảo Trường Sa, cũng như những vấn đề tranh chấp khác về biên giới và quần đảo Hoàng Sa.

Phía Việt Nam đề nghị hai bên không dùng vũ lực và tránh mọi đụng độ để không làm tình hình xấu thêm. Chúng ta cũng gửi văn bản thông báo cho Liên Hợp Quốc về tình trạng tranh chấp giữa hai bên để có biện pháp ngăn chặn bàn tay xâm lược của Trung Quốc.

Tuy nhiên, bất chấp những phản ứng kiên quyết của Việt Nam và sự phản đối của cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh vẫn tiếp tục ngang nhiên đóng giữ các đảo, đá đã chiếm được bằng vũ lực và khước từ thương lượng.

Tháng 4-1988, khi quân đội Việt Nam đang tiến hành xây dưng trên bãi đá Len Đao, với ý đồ lặp lại kịch bản Gạc Ma, Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp, hòng cưỡng chiếm thêm bãi đá này nhưng đã vấp phải hành động cứng rắn để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

7 máy bay chiến đấu của Việt Nam lập tức cất cánh, hỗ trợ các chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ xây dưng đánh dấu chủ quyền trên bãi đá. Tàu chiến của Trung Quốc hoảng sợ tản ra và không dám nổ súng.

Tháng 3 năm 1988, máu của những chiến sĩ hải quân và công binh Việt Nam đã đổ xuống Biển Đông, tiếp nối truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm phương Bắc, góp phần quan trọng giữ vững chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa cho đến ngày hôm này.

Trong kỳ sau chúng ta sẽ tìm hiểu về trận chiến anh hùng của các chiến sĩ hải quân Việt Nam trong trận đánh bảo vệ đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.

Thiên Nam

Theo_Báo Đất Việt

Điều chưa biết về "thần sấm" F-105 trong CT Việt Nam (1)

Tiêm kích bom F-105 là một trong những máy bay chiến đấu mà Mỹ dùng rộng rãi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Tiêm kích bom F-105 là một trong những máy bay chiến đấu mà Mỹ dùng rộng rãi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

"Thug" - biệt danh thân mật dùng để gọi những máy bay tiêm kích bom F-105Thunderchief (thần sấm) của Không quân Mỹ hoạt động trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn gốc của từ "Thug" do các phi công F-4 Phantom đặt để miêu tả tiếng của F-105 Thunderchief khi rơi xuống đất. Ngoài ra còn có các biệt danh khác như "Lead Sled", "Ultra Hog", "Squash Bomber" và "Drop Forged by Republic Aviation".

Clip F-105 chuẩn bị thực hiện các cuộc không kích tàn bạo vào miền bắc Việt Nam:

Sự ra đời của AP-63-FBX

Republic F-105 Thunderchief bắt đầu như một máy bay tiếp nối đơn giản từ dòng máy bay tiêm kích bom F-84F Thunderstreak được sử dụng bởi không quân Mỹ từ giữa những năm 1950. Ý tưởng thiết kế ban đầu, được gọi là Dự án thử nghiệm máy bay tiêm kích bom tiên tiến số 63 của Republic (Republic Advanced Project number 63 Fighter Bomber Experimental) hay gọi tắt là "AP-63-FBX". Dự án này được tài trợ tài chính từ quỹ phát triển máy bay F-84F của công ty.

Điều chưa biết về thần sấm F-105 trong CT Việt Nam (1) - Hình 1

Máy bay tiêm kích bom F-84F Thunderstreak.

Dự án AP-63-FBX sẽ sử dụng động cơ Allison J71 mới, có khoang vũ khí bên trong thân chứa được hai quả bom nặng 453kg hoặc chứa một quả bom hạt nhân nặng 1,5 tấn. Ngoài ra nó có thể mang 6 quả bom nặng 453kg ở các giá treo dưới cánh chính. AP-63-FBX còn có vũ khí tự vệ đó là 4 khẩu súng máy T-130 60 caliber lắp trong gốc cánh.

Động cơ phản lực Allison J71-A-7 có lực đẩy tối đa là 6,5 tấn khi tái khai hỏa. Với trọng lượng khi chiến đấu là 22.5 tấn, AP-63-FBX có tốc độ tối đa là 1481km/h ở độ cao 10km, ngang ngửa với thiết kế Sabre 45 (F-100 Super Sabre) của North American.

Điều chưa biết về thần sấm F-105 trong CT Việt Nam (1) - Hình 2

Bản vẽ của AP-63-FBX đầu tiên, ở bản vẽ này, AP-63-FBX dài hơn RF-84F một chút và có khoang vũ khí bên trong thân.

Nhưng trước khi bản đề xuất AP-63-FBX được gửi cho Không quân Mỹ đã trải qua 108 thay đổi chính, trong đó có thay đổi là sử dụng hai động cơ J71 để giúp máy bay đạt được tốc độ tối đa là Mach 1,5. Vào thời điểm Republic gửi bản để xuất cho, máy bay trong bản đề xuất đã dài thêm 3m và dự kiến sẽ sử dụng động cơ Pratt & Whitney J75 mới nhất.

Vào tháng 5/1952, Republic gửi bản đề xuất cho Lầu Năm Góc với bản thiết kế mới. Bản thiết kế này sẽ sử dụng động cơ YJ75-P-3 có lực đẩy là 10,4 tấn và hệ thống điều khiển hỏa lực MA-8.

Mẫu đề xuất AP-63-FBX mới này dài 18,8m, dài thêm chính xác 3m so với bản đề xuất cũ. Sải cánh được rút ngăn lại từ 11,1m xuống còn 10,6m, góc quét khoảng 45 độ. Cánh chính mỏng hơn so với cánh chính sử dụng trên F-84F.

Khoang vũ khí bên trong thân có thể tích lớn hơn so với ban đầu, có thể mang theo một quả bom thông thường nặng 907kg hoặc một quả bom hạt nhân nặng 1,5 tấn hoặc 1.324 lít nhiên liệu. Ngoài ra còn có 5 giá treo bên ngoài, 4 dưới cánh chính và một dưới thân, có thể mang theo bom và thùng nhiên liệu phụ. Vũ khí tự vệ của máy bay ban đầu là 4 khẩu súng máy T-130 nhưng đã được thay bằng khẩu pháo 6 nòng 20mm T-171D, hay còn gọi là pháo Gatling. Pháo T-171D có tốc độ bắn là 3.000 phát/phút. Cơ số đạn mang theo là 1.068 viên đạn chứa trong hộp tiếp đạn dạng trống.

AP-63-FBX được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới MA-8 của General Electric. MA-8 sử dụng kính ngắm K-19, kết nối với radar đo xa AN/APG-31. Các thành phần khác bao gồm máy tính ném bom E-30 và hệ thống thả vũ khí đặc biệt T-145.

YF-105A ra đời

Không quân Mỹ rất nhiệt tình ủng hộ mẫu đề xuất máy bay tiêm kích bom mới này, vì nó có thể thực hiện nhiệm vụ ném bom thông thường và tấn công hạt nhân, có khả năng bay tốc độ siêu âm. Họ đã nói rằng sẽ đặt mua 199 chiếc máy bay. Mẫu máy bay mới sẽ được đặt tên là F-105 vào tháng 9/1952.

Tuy nhiên máy bay đầu tiên sẽ không ra khỏi nhà máy sớm hơn vào năm 1955. Vì vậy họ đã giảm xuống đặt mua trước 46 chiếc máy bay với 37 chiếc tiêm kích bom và 9 chiếc trinh sát hình ảnh (RF-105). Vào mùa thu năm 1953, mô hình kích thước thật của tiêm kích bom F-105 được kiểm tra và phê duyệt.

Vào tháng 2/1954, việc sản xuất ban đầu giảm xuống còn 15 máy bay, 7 tháng sau còn 3 máy bay. Nhưng phía Không quân Mỹ đã phục hồi thứ tự sản xuất ban đầu của 15 chiếc máy bay vào tháng 2/1955 với 2 chiếc YF-105A, 4 chiếc YF-105B, 6 chiếc F-105B và 3 YRF-105A. Sau đó được sử đổi lại thành 2 chiếc YF-105A, 10 chiếc F-105B và 3 chiếc RF-105.

RF-105 sẽ có 5 camera được lắp trong mũi của một chiếc F-105A, thay thế hệ thống điều khiển hỏa lực MA-8 và pháo T-171D. Vũ khí phòng vệ sẽ là pháo nòng đôi 20mm M39 20mm có vỏ bọc đã lắp vào thân máy bay phía trước. Mặc dù Republic đã chế tạo 3 máy bay RF-105 với các camera lắp bên mũi, nhưng 3 chiếc này đã bị hủy bỏ ngay sau khi hoàn thành. Tất cả 3 khung máy bay RF-105 đã được tái thiết kế như JF-105, và được sử dụng như máy bay kiểm tra và đánh giá trong suốt quãng đời của nó.

Vấn đề với sự phát triển của động cơ Pratt & Whitney YJ-75 đã dẫn tới một quyết định của Republic và ủy quyền của Không quân Mỹ để hoàn thành cả 2 nguyên mẫu YF-105A (c/n 54-0098 và 54-0099) với động cơ Pratt & Whitney J57-P-25, mặc dù nó chỉ có lực đẩy 6,8 tấn. Đó là động cơ tương tự cung cấp cho máy bay F-100A Super Sabre của North American.

Vào ngày 22/10/1955, trưởng phi công thử nghiệm của Republic "Rusty" Roth đã điều khiển nguyên mẫu YF-105A (c/n 54-0098) đầu tiên ra khỏi đường băng tại trung tâm bay thử nghiệm Edwards. Ông đã hạ cánh trở lại tại Edwards 45 phút sau khi dễ dàng phá vỡ Mach 1 trên chuyến bay đầu tiên này.

Điều chưa biết về thần sấm F-105 trong CT Việt Nam (1) - Hình 3

Chiếc YF-105A đầu tiên (c/n 54-0098) chuẩn bị cất cánh lần đầu tiên vào ngày 22/10/1955. Cửa hút khí và kính buồng lái phía sau được lấy ra từ chương trình AP-63-FBX. Cánh đuôi đứng của YF-105A ngắn hơn so với các máy bay sản xuất.

Hai tháng sau chuyến bay đầu tiên của YF-105A, tai nạn lần đầu tiên đã xảy ra. Trong một trong những chuyến bay thử nghiệm, càng đáp chính bên phải bật ra trong một động tác rẽ 5.5G tại tốc độ hơn 1.018km/h. Càng đáp đã bị xé khỏi máy bay và phi công phải hạ cánh gấp trên đáy hồ khô gần sân bay Edwards.

Điều chưa biết về thần sấm F-105 trong CT Việt Nam (1) - Hình 4

Chiếc YF-105A thứ 2 (c/n 54-0099) chuẩn bị cất cánh lần đầu tiên vào ngày 28/1/1956

Những chuyến bay thử nghiệm của YF-105A tiết lộ rằng chiếc máy bay, ngay cả với động cơ J75 mạnh hơn rất nhiều, cũng không giúp YF-105A có khả năng đáp ứng các thông số kỹ thuật trong Bản yêu cầu hoạt động chung của không quân (Air Force General Operating Requirement).

Một điều gì đó đang hãm chiếc máy bay lại? Câu trả lời nằm trong thiết kế thân máy bay và cửa hút khí cho động cơ. Ngày 28/1/1956, nguyên mẫu YF-105A thứ 2 (c/n 54-0099) cất cánh lần đầu tiên. Trước khi máy bay thứ 3, YF-105B ra khỏi dây chuyền lắp ráp, toàn bộ máy bay gần như hoàn toàn thiết kế lại.

Tri Năng

Theo_Kiến Thức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sởTổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở
08:42:23 21/01/2025
Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025
Tổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệmTổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệm
20:52:11 21/01/2025
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủTổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ
19:34:01 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025

Tin đang nóng

Choáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phúChoáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phú
16:53:50 22/01/2025
Chồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối nămChồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối năm
20:50:22 22/01/2025
Công Phượng đánh mất ánh hào quang ở tuổi 30 nhưng có hôn nhân viên mãn với tiểu thư nhà trâm anh thế phiệtCông Phượng đánh mất ánh hào quang ở tuổi 30 nhưng có hôn nhân viên mãn với tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
19:11:55 22/01/2025
Sao nữ "Thần điêu đại hiệp" sau gần 30 năm lấy chồng tỷ phú: Sống cô độc với 1.700 tỷSao nữ "Thần điêu đại hiệp" sau gần 30 năm lấy chồng tỷ phú: Sống cô độc với 1.700 tỷ
16:01:13 22/01/2025
Lời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đườngLời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đường
18:20:37 22/01/2025
Sao Việt thưởng Tết nhân viên: Việt Hương tặng ô tô, Hoà Minzy lì xì gần nửa tỷSao Việt thưởng Tết nhân viên: Việt Hương tặng ô tô, Hoà Minzy lì xì gần nửa tỷ
16:03:31 22/01/2025
Thích cái cách Thành Chung si mê vợ hotgirl, 7 năm bên nhau vẫn một ánh mắt chiều chuộng, viên mãn với 2 căn nhàThích cái cách Thành Chung si mê vợ hotgirl, 7 năm bên nhau vẫn một ánh mắt chiều chuộng, viên mãn với 2 căn nhà
19:12:07 22/01/2025
Sao nam Vbiz 12 giờ đêm vẫn gọi vợ ra làm 1 việc, soi clip cận cảnh mới gây bất ngờSao nam Vbiz 12 giờ đêm vẫn gọi vợ ra làm 1 việc, soi clip cận cảnh mới gây bất ngờ
16:59:38 22/01/2025

Tin mới nhất

Trung Quốc nới lỏng chính sách miễn thị thực để thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Trung Quốc nới lỏng chính sách miễn thị thực để thúc đẩy du lịch và ngoại giao

21:25:02 22/01/2025
Hiện nay, công dân từ các nước như Australia có thể đến Trung Quốc với mục đích kinh doanh, du lịch hoặc thăm gia đình trong thời gian tối đa bốn tuần mà không cần thị thực.
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?

Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?

21:21:41 22/01/2025
Tuy nhiên, đà tăng này không kéo dài được lâu do sự không rõ ràng về chính sách tiền điện tử của chính quyền Mỹ mới. Sau đó, Bitcoin đã giảm xuống mức gần 100.000 USD trước khi phục hồi lên khoảng 103.000 USD.
Cháy rừng tại Brazil năm 2024 gây báo động nguy cơ môi trường

Cháy rừng tại Brazil năm 2024 gây báo động nguy cơ môi trường

21:18:04 22/01/2025
Nguyên nhân chính dẫn đến các vụ cháy được xác định là hiện tượng El Nino, gây ra đợt hạn hán nghiêm trọng nhất kể từ năm 1950. Tuy nhiên, các hoạt động của con người, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, cũng đóng vai trò ...
Netflix có thêm 18,9 triệu người đăng ký trong quý 4

Netflix có thêm 18,9 triệu người đăng ký trong quý 4

21:15:40 22/01/2025
Những con số ấn tượng trên của hãng Netflix trong quý 4 được lý giải nhờ vào sức hút của loạt các sự kiện thể thao trực tiếp hấp dẫn cũng như sự trở lại của bộ phim Hàn Quốc ăn khách Squid Game.
Liên thủ cùng ứng phó

Liên thủ cùng ứng phó

21:12:00 22/01/2025
Không phải tình cờ trùng lặp về thời điểm khi Mexico và Liên minh châu Âu (EU) đạt được sự nhất trí về thỏa thuận thương mại mới giữa hai bên ngay trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức trở lại cầm quyền.
Thêm nhiều đám cháy rừng mới giữa lúc gió mạnh tại California

Thêm nhiều đám cháy rừng mới giữa lúc gió mạnh tại California

21:09:54 22/01/2025
Theo tờ USA Today, nhiều vụ cháy rừng bùng phát ở hạt San Diego (bang California) vào sáng sớm 21.1, khiến các lệnh sơ tán, đóng cửa trường học và cắt điện được ban hành.
Ông Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường học

Ông Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường học

21:03:58 22/01/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép lực lượng chức năng đi vào những nơi nhạy cảm như trường học, bệnh viện hay nhà thờ để bắt người nhập cư trái phép.
LHQ, Brazil bày tỏ quan ngại khi Mỹ rút khỏi WHO và Hiệp định khí hậu Paris

LHQ, Brazil bày tỏ quan ngại khi Mỹ rút khỏi WHO và Hiệp định khí hậu Paris

21:01:06 22/01/2025
Tuy nhiên, quyết định của Mỹ đang đặt ra thách thức lớn đối với Brazil trong việc thúc đẩy các cam kết tài chính từ các nước phát triển để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng ở các nước đang phát triển.
Chính quyền Trump 2.0 và cuộc đảo chiều chính sách

Chính quyền Trump 2.0 và cuộc đảo chiều chính sách

21:01:02 22/01/2025
Một loạt quyết định chính thức cả đối nội lẫn đối ngoại đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành ngay những giờ đầu tiên của nhiệm kỳ lãnh đạo thứ 2.
LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp giải cứu các sông băng

LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp giải cứu các sông băng

20:55:43 22/01/2025
Phó Giám đốc WMO, bà Ko Barrett, cho rằng bảo tồn sông băng là điều kiện thiết yếu đối với môi trường, nền kinh tế và sức khỏe của Trái Đất. Sông băng không chỉ đóng vai trò điều hòa khí hậu mà còn cung cấp các nguồn nước thiết yếu cho ...
Ông Yoon Suk Yeol lần đầu xuất hiện tại tòa

Ông Yoon Suk Yeol lần đầu xuất hiện tại tòa

20:44:53 22/01/2025
Đây là lần xuất hiện đầu tiên của ông Yoon kể từ khi Văn phòng Điều tra tham nhũng với quan chức cấp cao (CIO) thi hành lệnh bắt vào giữa tuần trước.
Hàn Quốc: CIO chưa thể thẩm vấn Tổng thống Yoon Suk Yeol

Hàn Quốc: CIO chưa thể thẩm vấn Tổng thống Yoon Suk Yeol

20:44:47 22/01/2025
Theo quy định của Hàn Quốc về việc bảo vệ quyền của người bị điều tra, các điều tra viên không được phép thẩm vấn sau 21h nếu không có sự đồng ý của đương sự. Vì vậy, CIO buộc phải đặt lại lịch cho buổi thẩm vấn khác, sau khi thảo luận ...

Có thể bạn quan tâm

"Cá thể boy phố vượt trội" bị tố ăn cắp chất xám, loạt rapper vào cuộc nêu quan điểm

"Cá thể boy phố vượt trội" bị tố ăn cắp chất xám, loạt rapper vào cuộc nêu quan điểm

Nhạc việt

21:49:52 22/01/2025
Ngày 17/1, rapper KayC đã đăng tải dòng trạng thái trên nền tảng Threads và ngay lập tức thu hút sự chú ý không nhỏ của cư dân mạng.
Ngoại binh V.League nói tiếng Việt đỉnh hơn cả Xuân Son, Tết đến còn khoe sắm đủ quất, đủ đào

Ngoại binh V.League nói tiếng Việt đỉnh hơn cả Xuân Son, Tết đến còn khoe sắm đủ quất, đủ đào

Sao thể thao

21:48:06 22/01/2025
Bạn thân của Xuân Son ở Nam Định flex trình tiếng Việt cực đỉnh. Tiền vệ Hendrio hiện đang thi đấu cho CLB Nam Định, là đồng đội của Xuân Son và Văn Toàn.
Thất kinh với giây phút chiếc xe kẹp 4 loạng choạng hướng thẳng gầm xe container lao tới

Thất kinh với giây phút chiếc xe kẹp 4 loạng choạng hướng thẳng gầm xe container lao tới

Netizen

21:41:33 22/01/2025
Theo đoạn camera an ninh gần khu vực xảy ra sự cốghi lại, có thể thấy 4 thanh niên đã cùng nhau di chuyển trên một chiếc xe máy và không hề đội mũ bảo hiểm.
Không thể nhận ra công chúa Kpop: Tăng cân nhan sắc khác lạ khiến người qua đường phải khẳng định một điều

Không thể nhận ra công chúa Kpop: Tăng cân nhan sắc khác lạ khiến người qua đường phải khẳng định một điều

Nhạc quốc tế

21:38:26 22/01/2025
Ở tuổi 21, công chúa Kpop ngày càng xinh đẹp, trưởng thành. Nhan sắc bảo chứng của Jang Wonyoung thăng hạng nhờ 1 điều.
Nữ doanh nhân trong đường dây sản xuất phân bón giả là ai?

Nữ doanh nhân trong đường dây sản xuất phân bón giả là ai?

Pháp luật

21:32:06 22/01/2025
Trong vụ án, vợ chồng Bùi Minh Chánh (42 tuổi) và Nguyễn Thị Cẩm My (41 tuổi) bị bắt giữ, do đã thành lập nhiều công ty để sản xuất, phân phối phân bón giả.
Hà Nội yêu cầu công an điều tra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người tử vong

Hà Nội yêu cầu công an điều tra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người tử vong

Tin nổi bật

21:14:56 22/01/2025
Hà Nội yêu cầu lực lượng chức năng điều tra, xử lý vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khiến 4 người thương vong mới xảy ra trên địa bàn huyện Thường Tín.
Tình trạng bệnh ung thư của diva Hồng Nhung thế nào sau cuộc phẫu thuật đầu tiên?

Tình trạng bệnh ung thư của diva Hồng Nhung thế nào sau cuộc phẫu thuật đầu tiên?

Sao việt

20:58:00 22/01/2025
Diva Hồng Nhung đã hoàn thành một đợt điều trị ung thư vú và sẽ cố gắng vượt qua chặng hành trình nhiều khó khăn và thử thách sắp tới.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel từ chức

Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel từ chức

20:42:19 22/01/2025
Tổng tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) Herzi Halevi ngày 21.1 thông báo sẽ từ chức, liên quan đến trách nhiệm khi để Hamas tấn công bất ngờ vào Israel cách đây hơn 1 năm.
Jisoo (BLACKPINK) chủ động "đá" Ahn Bo Hyun, lộ thái độ vui vẻ ngay sau đó?

Jisoo (BLACKPINK) chủ động "đá" Ahn Bo Hyun, lộ thái độ vui vẻ ngay sau đó?

Sao châu á

20:41:31 22/01/2025
Trong video, khi được hỏi về cách thức chia tay bạn trai cũ, Jisoo đã chọn đáp án gặp và nói trực tiếp với đối phương hiện trên màn hình.
Xuân Nghị bỗng dưng tái xuất đóng hài Tết cùng NSND Quốc Anh, Quang Tèo

Xuân Nghị bỗng dưng tái xuất đóng hài Tết cùng NSND Quốc Anh, Quang Tèo

Phim việt

20:21:04 22/01/2025
Diễn viên Xuân Nghị - Mr Cần Trô nổi tiếng trong Ngày ấy ta đã yêu lần đầu đóng hài Tết cùng dàn nghệ sĩ gạo cội miền Bắc như NSND Quốc Anh, NSND Tiến Đạt, NSƯT Tiến Quang (Quang Tèo).
Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ ra mắt phim Tết của Trấn Thành tại Hà Nội

Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ ra mắt phim Tết của Trấn Thành tại Hà Nội

Hậu trường phim

20:01:06 22/01/2025
Tối 21/1, phim Tết Bộ tứ báo thủ đã chính thức ra mắt truyền thông Hà Nội. Ngoài Trấn Thành, Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ nhờ lượng fan hùng hậu.