GAB thông qua chủ trương sáp nhập ROS
HĐQT CTCP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (GAB – sàn HOSE) vừa thông qua chủ trương nhận sáp nhập CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS – sàn HOSE).
Theo đó, HĐQT Công ty giao Ban Tổng giám đốc triển khai thực hiện chủ trương này, không giới hạn tổ chức thẩm định giá, lập phương án chi tiết về việc sáp nhập ROS, đàm phán với các bên liên quan đến chuẩn bị dự thảo Hợp đồng sáp nhập và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu có liên quan khác báo cáo HĐQT trình ĐHĐCĐ Công ty phê duyệt tại kỳ hợp ĐHĐCĐ thường niên 2020.
Trước đó, ngày 1/4, GAB đã nhận được văn bản của ROS đề xuất về chủ trương sáp nhập vào GAB. Ngày 7/4, HĐQT GAB đã tiến hành họp bàn và nhận định việc nhận sáp nhập ROS vào GAB sẽ giúp Công ty nâng cao và phát huy tối đa hiệu quả kinh doanh sản xuất.
GAB là doanh nghiệp hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực. Tại ĐHCĐ bất thường mới đây, GAB đã thông qua việc cơ cấu ngành nghề. Theo đó, GAB được mở rộng hoạt động sang nhiều ngành nghề mới như quản lý tài sản, du lịch – nghỉ dưỡng, kinh doanh bất động sản và dịch vụ bất động sản, năng lượng tái tạo, vận tải hành khách hàng không và vận tải hàng hóa hàng không…
Trong khi đó, FLC Faros hiện là tổng thầu nhiều dự án lớn của FLC trên khắp cả nước. Ngoài việc là tổng thầu thi công, doanh nghiệp này cũng được biết tới với vai trò là chủ đầu tư của nhiều dự án lớn.
Trước ROS, vào đầu tháng 3/2020, CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (mã AMD) cũng đã ban hành nghị quyết về việc thông qua chủ trương sáp nhập vào GAB.
Trên thị trường, ROS là một trong những cổ phiếu thường dẫn đầu thanh khoản, tuy nhiên, sau khi niêm yết trên sàn HOSE từ tháng 9/2016 và xác lập mức đỉnh tại 177.800 đồng/CP vào tháng 3/2017, cổ phiếu ROS đã liên tục lao dốc và rơi xuống mức giá 3.x. Hiện ROS tạm đứng tại mức giá 4.280 đồng/CP trong phiên sáng 9/4, khối lượng khớp lệnh lên tới hơn 28 triệu đơn vị và dư mua trần chất đống.
Trong khi đó, GAB ’sinh sau đẻ muộn’ hơn ROS khi chính thức chào sàn HOSE vào tháng 9/2019. Hiện GAB đứng tại mức giá 141.800 đồng/CP, gấp tới gần 12 lần so với thời điểm lên sàn (giá tham chiếu 12.000 đồng/CP).
T.T
"Bão" giá tại nhiều mã nhỏ
10 phiên vừa qua, các cổ phiếu nhỏ (penny) đảo chiều giảm giá mạnh, với mức giảm của cổ phiếu nhóm này từ 33% tới 55%. Dòng tiền sẽ đi đâu sau khi nhóm cổ phiếu penny đồng loạt đảo chiều giảm mạnh?
Video đang HOT
Trong mỗi giai đoạn khác nhau, dòng tiền thường có xu hướng chảy vào một nhóm cổ phiếu nhất định và tạo sóng.
ầu tháng 3/2020, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa nhỏ (penny) liên tục hút dòng tiền và tạo ra những đỉnh cao về giá, trái ngược lại các cổ phiếu vừa và lớn (midcap & largecap) khi liên tục giảm giá mạnh.
Tuy nhiên, từ giữa tháng 3 đến nay, sự đảo chiều đồng loạt xuất hiện trong các mã nhỏ. Trong 10 phiên gần đây, cổ phiếu penny đảo chiều giảm mạnh, với mức giảm của cổ phiếu nhóm này từ 33% tới 55%.
Biến động giá các mã penny trong 10 phiên gần nhất tính đến ngày 1/4/2020.
Tại CTCP ầu tư Sao Thăng Long (DST), doanh nghiệp có 32 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường tính tới ngày 1/4 là 32,22 tỷ đồng.
Xét về kết quả kinh doanh, doanh thu năm 2019 ghi nhận 69.627 triệu đồng, lợi nhuận là 235 triệu đồng, lần lượt giảm 67,37% và 96,82%. DST có kết quả kinh doanh đi xuống trong nhiều năm, năm 2019 tiếp tục khó khăn.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu lại có sự biến động bất ngờ, tăng 125% trong đầu tháng 3 (từ 840 đồng lên mức 1.890 đồng/cổ phiếu).
Sau khi tăng, DST đảo chiều giảm 47% về mức 1.000 đồng/cổ phiếu. ặc biệt, trong các phiên giảm gần đây, cổ phiếu dư bán sàn và khối lượng khớp rất nhỏ.
CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với 275,1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tương ứng vốn hóa tại ngày 1/4/2020 là 1.469 tỷ đồng.
Cổ phiếu này có diễn biến tương tự như DST, tăng 196%, từ 3.660 đồng lên vùng 10.840 đồng/cổ phiếu, sau đó đảo chiều giảm 44%, hiện giao dịch ở mức giá 5.710 đồng/cổ phiếu.
CTCP ầu tư và Khoáng sản FLC Stone (AMD) có tổng 163,5 triệu cổ phiếu lưu hành, tương ứng vốn hóa 448 tỷ đồng ngày 1/4/2020.
Kết quả kinh doanh năm 2019 với doanh thu 2.235,7 tỷ đồng, lợi nhuận là 34,1 tỷ đồng, lần lượt giảm 13,2% và 28,81% so với năm 2018.
Kết quả kinh doanh nhiều năm không có dấu hiệu cải thiện, tuy nhiên trong đại dịch Covid-19, mã này có biến động mạnh khi bật tăng từ 2.000 đồng lên vùng 5.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng 175% trong thời gian ngắn.
Sau đó, AMD đảo chiều giảm 43,65% trong những phiên gần đây, hiện giao dịch tại giá 2.930 đồng/cổ phiếu.
CTCP Nông dược H.A.I (HAI) có tổng 182,7 triệu cổ phiếu lưu hành, tương ứng vốn hóa 471,32 tỷ đồng ngày 1/4. Kết quả kinh doanh năm 2019 có sự khởi sắc khi doanh thu đạt 1.632 tỷ đồng, tăng 66,85%, lợi nhuận chuyển từ lỗ năm 2018 sang lãi 5,87 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh vẫn tương đối thấp, ROA là 0,28% và ROE là 0,43%. Mã này cũng tăng từ 2.520 đồng lên 5.200 đồng/cổ phiếu, tức tăng 106% trong thời gian ngắn. Sau đó đảo chiều giảm 43,44% trong 10 phiên trở lại đây, đang giao dịch vùng giá 2.760 đồng/cổ phiếu.
Tương tự, CTCP Chứng khoán BOS (ART) có tổng 96,9 triệu cổ phiếu lưu hành, tương ứng vốn hóa 184,15 tỷ đồng tính đến ngày 1/4/2020.
Kết quả kinh doanh có sự cải thiện tốt, doanh thu năm 2019 là 232,3 tỷ đồng, lợi nhuận là 79,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 109,15% và 44,17%.
Tuy nhiên, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ROA chỉ đạt 7,08% và ROE là 7,3%. Giá cổ phiếu có sự bật tăng mạnh từ 2.370 đồng/CP lên 3.690 đồng/CP, tương ứng tăng 55,7% trong thời gian ngắn và đảo chiều giảm 41,18%, hiện chỉ giao dịch 2.000 đồng/cổ phiếu.
CTCP ầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (KLF) có tổng 165,4 triệu cổ phiếu lưu hành, tương ứng vốn hóa 231,49 tỷ đồng tại ngày 1/4/2020.
Kết quả kinh doanh năm 2019 có doanh thu 1.829,9 tỷ đồng, lợi nhuận là 11,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 37,94% và 11,8% so với 2018.
Hiệu quả sử dụng vốn ROA là 0,6% và ROE là 0,68%, tương đối thấp. Mã này tăng từ 1.390 đồng lên mức 2.190 đồng/cổ phiếu, tức tăng 57,6%, sau đó, 10 phiên gần đây đảo chiều giảm 31,51% về mức 1.500 đồng/cổ phiếu.
Bản đồ thị trường theo vốn hóa các mã cổ phiếu .
Trên thị trường còn có nhiều cổ phiếu penny khác cũng giảm giá sâu như MBG giảm 55%, MST giảm 35%, DRH giảm 35%, ASM giảm 34%... Riêng nhóm cổ phiếu AMD, HAI, ART và KLF có kết quả kinh doanh kém tích cực, chất lượng tài sản chủ yếu tồn kho, khoản phải thu khó kiểm soát và hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Biến động kéo đẩy giá của nhóm này trên sàn gần đây được cho là có liên quan đến việc CTCP ầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHOMES nộp hồ sơ niêm yết trên HOSE cuối tháng 2 vừa qua.
Hiện HAI sở hữu 272,6 tỷ đồng đầu tư vào FLCHOMES (FHH), tương ứng 22,35 triệu cổ phiếu. ART sở hữu 117,6 tỷ đồng đầu tư vào FHH; KLF đầu tư 195 tỷ đồng vào FHH...
Mối quan hệ sở hữu lẫn nhau giữa các doanh nghiệp cùng nhóm này tạo nên biến động giá theo cùng một nhịp. Hiện tại, nhóm cổ phiếu này đã đảo chiều và giảm sâu.
Nhóm cổ phiếu penny giảm cho thấy sự đảo chiều của dòng tiền. Nhiều ý kiến đánh giá, dòng tiền nóng sau khi rút ra khỏi nhóm vốn hóa nhỏ sẽ sớm quay lại các cổ phiếu cơ bản có hoạt động kinh doanh ổn định.
ặc biệt, sau giai đoạn bán tháo vừa qua, giá nhiều cổ phiếu lớn đã về vùng hấp dẫn. Thị trường ngắn hạn là câu chuyện tâm lý nhà đầu tư và dài hạn chính là hoạt động kinh doanh cốt lõi của từng doanh nghiệp.
Vũ Duy Bắc
Chứng khoán quay đầu đi xuống, cổ phiếu QCG, họ FLC hết ngược dòng Hầu hết cổ phiếu vốn hóa lớn và tầm trung trên sàn chứng khoán vẫn chịu áp lực bán mạnh. Dòng tiền đầu cơ vào thị trường cũng đã thận trọng hơn. Đà hồi phục của thị trường chứng khoán ngày 18/3 đã không thể lan tỏa trong phiên giao dịch hôm nay. Bảng điện tử tại cả hai sàn TP.HCM và Hà...