Gã thanh niên giăng bẫy lừa bằng chiêu thức ‘tìm người đi trộm chung’
Chiếm đoạt được tài sản của N., nghi phạm Bùi Văn Thường tiếp tục sử dụng Facebook của mình đăng bài lên nhóm “Hội vỡ nợ làm liều”.
Không ngờ, tung tích của Thường bị N. lần tìm ra.
Chiều 4/10, một lãnh đạo Công an quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, đã bắt giam đối với Bùi Văn Thường (SN 1997, ở Hợp Phong, Cao Phong, Hòa Bình) để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nghi phạm tại cơ quan công an. Ảnh CACC.
Công an xác định, vào ngày 12/9, Bùi Văn Thường sử dụng tài khoản Facebook “Cô Độc” đăng bài lên nhóm: “Hội vỡ nợ làm liều” trên mạng xã hội Facebook với nội dung “Có ai ở Hà Nội có xe máy không? Cùng em đi làm liều một vụ”.
Việc làm của Thường với mục đích tìm người đi cùng, sau đó tìm cơ hội chiếm đoạt xe máy của người đó. Đến trưa cùng ngày L.H.N (SN 1999, ở huyện Như Xuân, Thanh Hóa) sử dụng tài khoản Facebook cá nhân nhắn tin cho Thường, nói muốn đi cùng để trộm cắp tài sản.
Thường hẹn N. đến đón tại khu công nghiệp Vsip (xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), rồi đèo Thường về phòng trọ tại thôn Bầu, Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội để lấy “đồ nghề” gồm kéo cắt tôn, quần áo mưa.
Sau đó, Thường nói mình thuộc đường Hà Nội và bảo N để Thường điều khiển xe. Trên đường đi, Thường nói với N. sẽ đi mua thêm kìm, dây thừng… làm công cụ trộm cắp tài sản.
Khi đi đến phố Đê La Thành, Thường dừng xe tại đầu ngõ 678, còn N. vào quán bán đồ đa dụng mua đồ nghề. Khi N. vừa đi vào trong cửa hàng, Thường nổ máy điều khiển xe tẩu thoát.
Video đang HOT
Trước khi về nhà trọ tại xã Kim Chung, Thường xoá hết tin nhắn và chặn tài khoản facebook của N. Sáng 13/9, Thường mang chiếc xe máy của N. đến cửa hàng cầm đồ tại TP Bắc Ninh, Bắc Ninh, cầm được 7 triệu đồng.
Chiều cùng ngày, Thường tiếp tục sử dụng Facebook của mình đăng bài lên nhóm “Hội vỡ nợ làm liều”. Không ngờ, tung tích của Thường bị N. lần tìm ra.
N. sử dụng tài khoản facebook khác, hẹn Thường đến chân cầu vượt Đại Phúc, TP Bắc Ninh, Bắc Ninh. Đến 17h cùng ngày, Thường đến điểm hẹn thì bị N. khống chế, đưa về trụ sở công an làm việc.
Khi nhân viên công ty tài chính phản thùng
Thời gian qua có thể nói là thời kỳ nở rộ của các công ty tài chính cá nhân, cho vay tiêu dùng.
Tuy nhiên, sự phát triển "nóng" của các tổ chức tín dụng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, điển hình là việc đòi nợ theo kiểu "giang hồ".
Mặt khác, do sự quản lý có phần lỏng lẻo mà các đối tượng ngoài xã hội và chính nhân viên trong công ty đã thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng, lừa luôn cả doanh nghiệp nơi mình đang làm việc...
1. Mới đây Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã bóc gỡ một ổ nhóm chuyên lừa đảo chiếm đoạt tiền của các công ty tài chính và các ngân hàng. Cơ quan công an đánh giá đây là nhóm đối tượng có phương thức hoạt động rất tinh vi, cấu kết chặt chẽ, thủ đoạn hoạt động mới, hướng đến đối tượng là các công ty tài chính, ngân hàng và đã gây ra thiệt hại lớn cho các cá nhân, tổ chức.
Đặng Công Quang Linh và Triệu Văn Hải lập chi nhánh "1987 Tư vấn hỗ trợ tài chính" để lừa đảo
Theo tài liệu điều tra ban đầu từ Cơ quan công an, khoảng đầu năm 2023 Cơ quan điều tra nhận được đơn trình báo từ một số người dân trên địa bàn huyện Đại Từ về việc họ "bỗng dưng" mắc nợ. Những người dân này cho biết, họ từng được một số nhân viên thuộc chi nhánh "1987 Tư vấn hỗ trợ tài chính" (địa chỉ tại phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên) rủ rê làm thẻ tín dụng, vay tiêu dùng với lãi suất thấp. Tuy nhiên, có người vay được một thì công ty tài chính báo nợ gấp đôi, có người còn không vay được xu nào song vẫn có tên trong danh sách nợ tín chấp.
Tổ chức điều tra, Cơ quan công an đã phát hiện bóc gỡ đường dây sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhằm vào các công ty tài chính, ngân hàng. Ba đối tượng cầm đầu, chỉ đạo thực hiện hành vi phạm tội gồm: Đặng Công Quang Linh (sinh năm 2000, trú tại xã Tri Phương, huyện Tiên Du, Bắc Ninh); Triệu Văn Hải và Cao Thị Huyền Trang (sinh năm 2002, cùng trú tại xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên).
Thủ đoạn của các đối tượng cũng đã được làm rõ. Từ đầu năm 2022, "ông trùm" Đặng Công Quang Linh phát hiện sơ hở của các công ty tài chính như H. Credit, M. Credit... trong việc cho các khách hàng vay tiền online. Đó là, đối với các khách hàng đã có khoản vay thanh toán đúng hạn trước đây thì được vay trực tiếp qua ứng dụng của công ty mà không phải đến các điểm giao dịch, cũng như không cần trực tiếp ký vào hợp đồng vay vốn, các công ty tài chính chỉ gọi điện thoại để xác thực khoản vay.
Các bị cáo Hào, Cường và Hiệu tại phiên tòa
Linh đã câu kết, móc nối với Triệu Văn Hải, Cao Thị Huyền Trang và một số đối tượng để lôi kéo, hình thành ổ nhóm và gây ra hàng chục vụ chiếm đoạt tiền của các công ty tài chính và các ngân hàng. Địa bàn gây án diễn ra ở nhiều tỉnh, thành như: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hoà Bình, Hà Nội... Linh cũng thuê địa điểm tại tổ 11 phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên và mở quầy "1987 Tư vấn hỗ trợ tài chính" để hoạt động phạm tội.
Linh và các đồng phạm tạo tài khoản mạng xã hội như Facebook, Zalo đăng các bài quảng cáo nội dung hỗ trợ vay vốn của các công ty tài chính, ngân hàng... với thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh để tìm khách hàng vay tiền. Khi khách hàng có nhu cầu vay tiền, Linh cùng đồng bọn yêu cầu khách hàng chụp và gửi ảnh giấy CMND hoặc CCCD, số điện thoại cho nhóm của Linh. Có được thông tin khách hàng, nhóm đối tượng vào ứng dụng của các công ty tài chính nêu trên để kiểm tra thông tin khách hàng, hạn mức tối đa được vay... Tiếp đó, Linh cùng đồng bọn trực tiếp đến nhà các khách hàng để tư vấn, hỗ trợ họ vay tiền.
Rất nhiều website, fanpage dụ dỗ người vay với chiêu trò "Hỗ trợ nợ xấu vay tiền" trên không gian mạng
Tại đây, Linh yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, giấy tờ tuỳ thân, số điện thoại và lợi dụng lúc bị hại không để ý thì sử dụng các thông tin này để mở tài khoản ngân hàng bằng hình thức mở online của Linh. Khi có mã OTP xác thực của ngân hàng, Linh yêu cầu khách hàng cung cấp và tiến hành xác thực tài khoản, chiếm quyền sử dụng tài khoản ngân hàng của khách hàng.
Quá trình tư vấn khách hàng khoản vay online, Linh và các đối tượng vào tài khoản của khách hàng làm thủ tục đề nghị cho vay với hạn mức tối đa và giải ngân vào chính tài khoản đó. Sau khi được giải ngân, Linh và đồng bọn chỉ chuyển khoản hoặc đưa tiền mặt cho khách hàng theo nhu cầu vay (thấp hơn hạn mức vay tối đa) và chiếm đoạt số tiền chênh lệch bằng cách chuyển sang nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau của nhóm đối tượng rồi đến các địa điểm rút tiền mặt.
Sau khi chiếm đoạt được tiền của các khách hàng và công ty tài chính, nhóm đối tượng đã tắt máy, chặn liên lạc với các khách hàng. Do đó, nghĩa vụ trả nợ số tiền chênh lệch bị chiếm đoạt trên thuộc về khách hàng mà chính họ ở thời điểm đó cũng không hề hay biết. Khi được các công ty tài chính thông báo thì họ mới... "ngã ngửa". Đối với những khách hàng yêu cầu vay với hạn mức tối đa hoặc không đủ điều kiện để giải ngân thì Linh và đồng bọn sẽ chiếm đoạt luôn các tài khoản ấy để phục vụ việc giao dịch, chuyển tiền chiếm đoạt được từ các khách hàng khác.
Ngoài ra, các đối tượng còn móc nối với một số đối tượng khác đăng ký tài khoản ngân hàng online, đăng ký mở thẻ tín dụng của ngân hàng đó và các tài khoản này đều đăng ký bằng sim điện thoại không chính chủ, thay đổi nhiều số khác nhau. Sau đó, các đối tượng rút tiền mặt của các thẻ tín dụng này rồi vứt bỏ hết các sim điện thoại đã đăng ký với ngân hàng với mục đích trốn việc thanh toán thẻ tín dụng với ngân hàng và chiếm đoạt số tiền đã rút để tiêu xài... Cơ quan điều tra cũng đã làm rõ 40 đối tượng tham gia vào đường dây trên, gây ra hơn 40 vụ việc tại nhiều địa bàn khác nhau, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng.
Quá trình tố tụng, tháng 3/2023 Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Từ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đặng Công Quang Linh, Triệu Văn Hải, Cao Thị Huyền Trang về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Quá trình khám xét khẩn cấp nơi ở của các đối tượng, Cơ quan Công an đã thu giữ 1 xe ô tô Kia Seltos, 4 điện thoại di động, 4 thẻ ATM, 8 sim điện thoại...
Tiếp đó cuối tháng 7/2023, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Từ tiếp tục khởi tố bị can đối với 11 đối tượng khác trong nhóm do Đặng Công Quang Linh cầm đầu cùng về tội danh trên. Hiện, các cán bộ điều tra thuộc Đội CSĐT tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy Công an huyện Đại Từ đang tích cực điều tra để xử lý các đối tượng theo quy định pháp luật và mở rộng điều tra vụ án.
2. Tháng 8/2023, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử nhóm bị cáo còn rất trẻ, từng làm tại các công ty tài chính song lợi dụng sơ hở của công ty để chiếm đoạt tài sản. Nhóm này gồm: Nguyễn Hồng Quân (sinh năm 2001), Lê Đức Huy (sinh năm 1996), Dư Đức Hà (sinh năm 2003), Đặng Trần Hưng và Khuất Trung Kiên (cùng sinh năm 2000), Nguyễn Quang Huy (sinh năm 1984), Nguyễn Công Nam (sinh năm 1987) và Trần Thị Mỹ Linh (sinh năm 1998).
Tài liệu điều tra từ Cơ quan công an cho thấy, trước đó anh Vũ Việt Dương (sinh năm 1994, thường trú ở Hưng Yên) phát hiện số điện thoại di động của mình "bỗng dưng" mất liên lạc và đã được làm thủ tục cấp lại tại khu vực phố Vác (xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội). Ít ngày sau anh Dương phát hiện tài khoản thẻ tín dụng F.Credit của anh bị mất số tiền 50 triệu đồng. Anh đã lên Cơ quan công an trình báo.
Vào cuộc điều tra, Cơ quan công an đã làm rõ hành vi của nhóm bị cáo. Do từng làm cộng tác viên tự do cho Công ty tài chính F.Credit, Đức Huy, Hà và Quân biết lỗ hổng trong quản lý tài khoản khách hàng tại Công ty này và có thể rút tiền của khách hàng mở tài khoản tại công ty tài chính này. Cả ba nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của họ. Hà rủ thêm Nguyễn Công Nam; Nguyễn Quang Huy; Đặng Trần Hưng; Khuất Trung Kiên và Dư Quang Tùng tham gia.
Trong đó, Hà là người mua máy tính, máy in màu, máy ép plastic để Hưng, Kiên, làm giả chứng minh nhân dân có dán ảnh của Nguyễn Quang Huy, Hưng và Nam. Tùng, Quân và Huy lấy thông tin của khách hàng và đưa cho đồng bọn làm giả chứng minh nhân dân dán ảnh của đồng bọn. Nhóm bị cáo đã làm giả tổng số 24 chứng minh nhân dân và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của 20 khách hàng do Công ty F.Credit quản lý với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng.
Cũng là nhân viên của công ty H.Credit, nhóm Lương Văn Hào (sinh năm 1991, trú tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Bùi Thị Hiệu (sinh năm 1986, trú tại thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội) câu kết với Vũ Hồng Cường (sinh năm 1979, trú tại Khu đô thị Royal City, quận Thanh Xuân, Hà Nội) lợi dụng sơ hở của công ty này để "rút ruột" số tiền lên đến gần 2 tỷ đồng.
Cụ thể, nắm được chủ trương của Công ty H.Credit có ký thỏa thuận hợp tác kinh doanh với các cửa hàng bán xe máy, điện thoại di động, đồ điện tử gia dụng... ở các tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua hàng trả góp, nhóm đối tượng trên đã âm mưu làm hàng loạt hồ sơ giả.
Theo quy định để được vay tiền, khách hàng cần có giấy tờ gồm chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc giấy phép lái xe để nhân viên công ty kiểm tra, đối chiếu. Công ty quy định, khi ký hợp đồng, khách hàng phải có mặt để ký tên, chụp hình đưa vào hồ sơ vay tiền nhằm có căn cứ thu hồi tiền vay. Tuy nhiên, những hồ sơ này sau đó chỉ được cấp trên xác minh qua loa.
Lợi dụng sơ hở đó Hào đã thực hiện 258 hợp đồng tín dụng cho vay nhưng không có khách hàng thực, hồ sơ khách hàng là do Cường cung cấp thông tin. Hào đã cố tình xác nhận thông tin không đúng sự thật vào giấy tờ tùy thân là các bản photocopy chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe, sau đó lập hồ sơ và hợp đồng tín dụng rồi đưa lên hệ thống trang web nội bộ công ty chờ xét duyệt cho khách hàng vay tiền. Do tin tưởng các hợp đồng mà Hào đẩy lên hệ thống, Công ty H.Credit đã xét duyệt cho vay 258 hồ sơ trên và bị chiếm đoạt hơn 1,7 tỷ đồng.
Trung tá Vũ Đức Bình, điều tra viên phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội chia sẻ, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các công ty tài chính là rất tinh vi. Bọn chúng thường pha trộn các thông tin như họ tên, năm sinh, quê quán, nơi làm việc, số CCCD, số điện thoại... của rất nhiều người khác nhau theo kiểu "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Điều này khiến cho các kiểm soát viên của công ty tài chính dễ bị qua mặt, đồng thời cũng gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra của cơ quan công an.
Cũng theo Trung tá Bình, các bị hại khi bị các đối tượng làm giả hồ sơ cũng gặp phải không ít rắc rối khi bị các công ty tài chính đòi nợ. Thêm vào đó khi họ muốn thực hiện các khoản vay thế chấp, tín chấp cũng gặp phiền phức nếu thông tin trên Hệ thống tín dụng quốc gia (CIC) "có vết". Do đó khi người dân bị lấy cắp thông tin để vay vốn thì đương nhiên họ không có nghĩa vụ trả nợ, song nên đến Cơ quan công an các cấp để trình báo.
Đồng thời nên liên hệ với công ty tài chính, bên cấp tín dụng để thông báo, làm rõ nhằm xóa thông tin xấu trên CIC (nếu có). Ngoài ra, khi bị thất lạc các loại giấy tờ cá nhân cũng phải nhanh chóng thông báo với cơ quan có thẩm quyền về việc này, tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng.
Hai cựu Chủ tịch UBND thị trấn Lim được giảm án Trong hai ngày 1 và 2/8, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo kêu oan của bị cáo Nguyễn Trọng Hoàng, cựu Chủ tịch UBND thị trấn Lim và bị cáo Bạch Trung Tín, cựu cán bộ địa chính thị trấn Lim (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) về tội "Lợi dụng chức vụ...