Gà rừng Hà Nội mải gió ngàn
Bỗng lù lù một khối xe máy xù xì đen. Rồi bước xuống một gã hình dong râu tóc đen sì. “Em là Khả Lôi Việt Vương”. À, thì ra đây là người mà thằng bạn Hà Nội giới thiệu với tôi…
Chấp chới qua các cuộc trà dư, tôi biết gã tên thật Nguyễn Việt Vương, sinh năm Tân Dậu 1981, bổn quê làng Phùng Khoang, Trung Văn, Từ Liêm (Hà Nội). Mẹ làm nông dân. Bố là lính kỹ thuật đoàn xe tên lửa thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân, đã nghỉ hưu hơn 20 năm. Còn bút danh có chữ Khả Lôi – ấy là nguyên quán quê cha, một thôn thuộc xã Tiêu Động, Bình Lục, Hà Nam.
“Không thể mãi loanh quanh phố”
Đường học hành của gã cũng hóm. Đăng ký thi Tổng hợp khối C, rồi Sân khấu điện ảnh nhưng lần nào trước ngày thi cũng say rượu nên dậy muộn! Dự thi khóa 11 viết văn Nguyễn Du đạt điểm “ngất ngưỡng” nhưng bị liệt môn văn vì làm bài luận quá ngắn, như thơ. Thầy Trưởng khoa Văn Giá lúc bấy giờ thấy tiếc nên nhắn “chơi keo nữa”, nhưng hắn chỉ “đủ sức” tham gia hai khóa bồi dưỡng viết văn, còn “để thời gian lang thang”.
Vương đang thưởng thức mật ong rừng tự nhiên (Ảnh: Hùng Phiên).
Video đang HOT
Nói thế chứ Vương là người bươn bải nhiều nghề. Thấy mê nghề “phục sinh” xác xe cũ, Vương bày trận tạo mẫu, độ xe máy. Có xe máy ưng ý rồi… chả lẽ không đi? Máu “đi” của anh đã có sẵn từ hồi bé xíu. Vương kể, hồi học cấp 1 – 2, anh đã cùng bạn bè đi bộ, xe đạp khắp Hà Nội, rồi “nới dần” ra các vùng rừng núi xung quanh. Đến cấp 3 thì anh đã tham gia phượt hầu khắp Tây Bắc. Đến giờ này thì anh đã năm lần bảy lượt như “đi chợ” đến các vùng núi rừng dọc dài đất nước.
Tháng 7.2016, trên đường trở lại Nam Trung bộ và Tây Nguyên, Vương nói với tôi: “Em đi ăn cưới và thăm mấy người bà con”. Mới thấy điện thoại ở Quảng Nam, đã thấy chiếc xe máy đen trũi “râu tóc” xuất hiện Phú Yên, rồi Ninh Thuận, Đắk Nông, Lâm Đồng,… Sau mấy tháng, bạn bè Hà Nội nhắn trên facebook “Đen ơi, chưa về à?”.
Nhà thơ Trần Vũ Long (Báo Văn Nghệ) nhận xét: “Vương là một người tự do trong “trứng nước”. Anh em gọi hắn là “gà rừng” bởi niềm đam mê núi rừng trong máu thịt. Với ý thức tự lập rất cao, tôi chưa bao giờ thấy hắn thiếu thốn bất kỳ điều gì, như tiền bạc, như thời gian. Hắn làm nhiều nghề và nghề nào cũng tinh thông, chứ không “cưỡi ngựa xem hoa”.
Còn sự đi của hắn thì miễn bàn; đến nay, Vương đã có gần chục lần “một mình một ngựa” xuyên Việt, mà đi tới đâu là ở lại rất kỹ. Chỉ một số anh em chơi thân thì mới biết, chứ việc đi đối với hắn là bình thường, thích thì gom đồ đạc lên xe, không việc gì phải kể lể…”.
Một lần khuya lắm rồi, Vương tư lự: “Lần đầu tiên lang thang trên đường thiên lý năm 20 tuổi. Chút hiếu kỳ về thiên nhiên, con người, văn hóa vùng miền thôi thúc mình đi. Từ đó đến nay, năm nào cũng đi một hay vài chuyến; ngắn thì nửa tháng, dài thì 3 – 4 tháng”.
Anh bảo mỗi khi lang thang, đến với rừng, anh cảm thấy bình yên tuyệt đối. Mỗi chuyến đi, anh học hỏi thêm nhiều kỹ năng sinh tồn hoang dã, sưu tầm các bài thuốc dân gian, phân biệt sắc phục các dân tộc… Nhất là cảm nhận về văn hóa tạo nên nét đẹp đặc trưng của mỗi vùng. Từng cung đường, cây lá, thổ sản, món ăn,… nhất là càng lên cao, con người càng chân chất, nghĩa khí. Nguy hiểm rình rập thì nhiều nhưng anh thấy chẳng hề gì. Anh bảo không thể mãi loanh quanh phố, vài tháng là cảm thấy khó thở…
“Ngựa sắt” của Khả Lôi Việt Vương dọc đường thiên lý (Ảnh: Hùng Phiên).
Sống là phải tự do
“Tôi tranh thủ đi để “tận thu” những điều hoang vu, chân chất đang dần mất quá nhanh. Bởi yêu đi nên tôi chỉ làm những việc mình thích, để có thời gian tự do” – Vương lý giải về sự “bá nghệ” của mình.
Với anh, thích điều gì là nhào vô học tận nơi, học ở anh em bè bạn, những nhà chuyên môn. Chẳng hạn như việc ứng dụng vật liệu composite cũng mất nhiều năm tự mày mò mới “ăn tiền” được thiên hạ. Lúc chụp ảnh ở Sài Gòn, Vương mê phong cách tráng ảnh composite. Quan sát, hỏi han xong, Vương ra chợ Kim Biên mua về thử nghiệm gia công, về ngồi nghĩ tìm thao tác kỹ thuật. Mất hơn một tháng và kha khá tiền nguyên liệu thì cũng thành công, Vương cùng với một người bạn xuất sản mũ bảo hiểm Plasmate với chất lượng khá bền.
Vương nhâm nhẩm những câu thơ “quan điểm” về phụ nữ: Nhè nhẹ thôi cho hồn anh cảm nhận chút hương / Ôi tình yêu! Yêu một mình say hơn cả hai người yêu nhau / Cơn gió nào vừa thoảng qua em / Cơn gió nào vừa thoảng qua đây / Ta van gió, thổi nhè nhẹ vào mắt vào môi / Chỉ thiếu hơi thở không chạm vào nhau thôi…
Mấy năm gần đây, được bạn văn giới thiệu, Vương tham gia học khóa đào tạo diễn xuất cho dự án phim cổ trang. Đồng thời nhận luôn việc chế tác, sản xuất đạo cụ cho phim. Không ấn định công việc mà khi cần thì đáp ứng, vì dự án phim tư nhân họ cần thực lực và hiệu quả. Hiện anh là ứng viên vai phản diện cho phim “Phật hoàng Trần Nhân Tông”. Tham gia tiền kỳ chế tác và sản xuất đạo cụ. Còn về thơ, sau tập “Đêm” (NXB Văn học 2007) được đánh giá cao, Vương vẫn cứ lặng lẽ viết trên dặm trường.
Vương nhâm nhẩm những câu thơ “quan điểm” về phụ nữ: Nhè nhẹ thôi cho hồn anh cảm nhận chút hương / Ôi tình yêu! Yêu một mình say hơn cả hai người yêu nhau / Cơn gió nào vừa thoảng qua em / Cơn gió nào vừa thoảng qua đây / Ta van gió, thổi nhè nhẹ vào mắt vào môi / Chỉ thiếu hơi thở không chạm vào nhau thôi..
Nhà văn Phạm Phong Lan (Hội Nhà văn VN) nhìn nhận: “Vương là một người tự do nhưng lối sống lúc nào cũng đàng hoàng, nhất là ứng xử với phụ nữ. Làm việc chỉn chu, sống tự trọng, hiền lành, “không chém gió”.
Thế nhưng xong việc là gã lang thang… biệt kinh kỳ. Tôi thấy Vương thu thập được rất nhiều điều đặc biệt trong các chuyến đi. Không nói ra nhưng có lẽ Vương đang muốn làm được thật nhiều điều có ích cho cộng đồng…”.
“Hiện giờ tự do thì biết vậy đã. Thiếu đi một gia đình, tôi có những con đường dài, những bè bạn. Cân bằng và hài hòa mọi thứ cho mưu cầu vừa phải” – Vương nói.
Rồi Vương nhâm nhẩm những câu thơ “quan điểm” về phụ nữ: Nhè nhẹ thôi cho hồn anh cảm nhận chút hương / Ôi tình yêu! Yêu một mình say hơn cả hai người yêu nhau / Cơn gió nào vừa thoảng qua em / Cơn gió nào vừa thoảng qua đây / Ta van gió, thổi nhè nhẹ vào mắt vào môi / Chỉ thiếu hơi thở không chạm vào nhau thôi…
Theo Danviet