Ga Long Biên: Khúc “tân cổ giao duyên” giữa lòng Hà Nội
Một tháng qua là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt đối với những hành khách đến với ga Long Biên
Không chỉ vì diện mạo hiện đại và trẻ trung bất ngờ xuất hiện tại nhà ga “trăm tuổi” này mà còn bởi sự kết hợp hài hòa giữa cái mới và cái cũ, giữa truyền thống và hiện đại. Như cách ví von của một nhạc sĩ, ga Long Biên bây giờ như một khúc “tân cổ giao duyên” vừa sôi động, vừa sâu lắng.
Từ khi khoác lên mình màu áo mới, ga Long Biên thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài.
Bản “tân cổ” đến từ ga Long Biên
16 giờ một chiều tháng 10, mặt trời đã lùi dần phía xa nhường cho hoàng hôn đến, trên ga Long Biên nhộn nhịp du khách. Họ là những người trẻ ưa khám phá, thích chụp ảnh trên đường ray tàu hỏa chạy dọc cầu Long Biên. Cây cầu thang cửa phụ dẫn lên nhà ga – công trình duy nhất được giữ nguyên khi cải tạo, chỉnh trang ga Long Biên được xếp bằng những viên đá xẻ ghép thành 23 bậc, mặt đá bóng loáng bởi những bước chân người qua lại chà xát suốt mấy chục năm qua. Hai bên thành cầu đã ngả màu rêu phong của thời gian.
Ga Long Biên trước kia có tên gọi khác là ga Đầu Cầu, được đưa vào hoạt động từ năm 1902. Cùng với ga Hà Nội, ga Long Biên là nhà ga đường sắt có tuổi đời thuộc hàng lâu nhất của Việt Nam. Ga rộng 500m2, mặt tiền hướng ra đường đầu cầu Long Biên, là một trong những công trình kiến trúc lâu năm, nằm ở điểm giao thương nhộn nhịp hàng đầu Hà Nội.
Video đang HOT
Ga Long Biên cũng chính là điểm xuất phát của các chuyến tàu từ Hà Nội đi Hải Phòng, Thái Nguyên, Lào Cai, Đồng Đăng (Lạng Sơn). Hàng ngày, tại ga Long Biên đón, tiễn khoảng 12 chuyến tàu, trong đó có 6 chuyến tuyến Hà Nội – Hải Phòng, 2 chuyến tuyến Hà Nội – Yên Bái, 2 chuyến tuyến Hà Nội – Đồng Đăng và 2 chuyến tuyến Long Biên – Quán Triều.
Khi bước chân chạm bậc thứ 23 của cầu thang phụ, một cảnh tượng hoàn toàn trái ngược hiện ra. Toàn bộ nhà ga như được khoác chiếc áo mới với lối kiến trúc, trang trí cả bên ngoài và bên trong theo phong cách kiến trúc tân cổ điển xu hướng Pháp. Phòng đợi tàu thông thoáng, lắp đặt các trang thiết bị hiện đại phục vụ hành khách. Bên ngoài nhà ga, tường được sơn màu vàng nhạt. Một dàn sắt hoa đỡ mái hiên kính với biển tên “Long Bien station”. Cùng với đó là hệ thống cổng sắt và các khung cửa sổ sắt uốn được sơn màu đồng.
Trong phòng đợi tàu, các quầy bán vé được ốp gỗ lim, màu vecni nâu bóng cùng nhiều trang thiết bị phục vụ hành khách hiện đại như màn hình thông báo bằng điện tử, điều hòa trần, ti vi màn hình phẳng…
Đặc biệt, dãy hành lang phía ngoài nhà ga là nơi cho hành khách lên xuống tàu được trang bị một giàn chậu cây xanh tươi tốt, gọn gàng góp phần giảm bớt tông màu lạnh của bê tông và sắt thép. Phía ngoài nhà ga, khu vực sát đường ke cũng được cải tạo mới, đẹp hơn. Toàn bộ cây cỏ mọc hoang, xen lấn bê tông trước đây đã được dọn sạch sẽ.
Để có được diện mạo mới mẻ trên, ga Long Biên đã trải qua một đợt tổng sửa chữa, chỉnh trang kéo dài gần 6 tháng trời. Sau quá trình trùng tu cải tạo, nhà ga chính thức hoạt động trở lại vào cuối tháng 8/2019. Từ đó đến nay, lượng hành khách và khách du lịch đến với ga Long Biên đã tăng lên đáng kể, nhất là du khách người nước ngoài và các bạn trẻ tới tham quan, chụp ảnh. Ngoài khu vực nhà ga, sân ga nối liền cầu Long Biên cổ kính cũng là điểm giới trẻ ưa thích chụp ảnh lưu niệm.
Hàng chậu cây xanh đặt dọc hành lang ga Long Biên làm bầu không khí thêm tươi mát.
Và những kỳ vọng đổi thay
Trái ngược với sự nhộn nhịp bên ngoài, bên trong nhà ga là bầu không khí tĩnh lặng với 3 khu vực ghế ngồi cho hành khách. Cảm giác ngột ngạt, bức bối và nhếch nhác trước kia không còn mà thay vào đó là phòng bán vé khang trang, sạch sẽ và mát mẻ chẳng khác phòng chờ của khách sạn. Chỉ có điều, lượng hành khách đến mua vé vẫn còn thưa thớt.
Một mình một dãy ghế dài, cụ bà Nguyễn Thị Tiến (71 tuổi, trú tại TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) thoải mái nằm gối đầu lên chiếc túi xách đựng đồ. Hỏi về cảm nhận về sự đổi mới của ga Long Biên, cụ tỏ ra rất hồ hởi: “Tôi đi tàu đã mấy chục năm nay nhưng đây là lần đầu tiên thấy nhà ga Long Biên khang trang, sạch sẽ như vậy. Còn nhớ hơn chục năm trước, mỗi lần đi tàu là một lần vất vả. Vừa phải chen lấn xô đẩy, vừa lo trễ giờ lên tàu vì không có thông báo rõ ràng bằng loa điện tử hay có bảng điện tử ghi giờ tàu chạy như hiện nay”.
Ngồi ngay gần đó, cụ ông Trương Văn Hùng (70 tuổi, trú tại tỉnh Phú Thọ) cũng nhận xét: “Tôi đi tàu quen rồi, cái này hợp với người già vì đỡ bị say xe. Với lại bây giờ chất lượng dịch vụ tàu cũng tốt lên nhiều, tôi đi thấy thoải mái hơn”. Hỏi về diện mạo mới của ga Long Biên, cụ Hùng gật đầu tỏ vẻ hài lòng nhưng vẫn không quên gửi gắm chút tâm tư: “Mấy năm nay đường sắt ít người đi quá. Khách cứ ngày càng thưa”.
Ông Nguyễn Hữu Thành – Giám đốc Chi nhánh khai thác đường sắt Hà Nội cho biết, tổng kinh phí của đợt cải tạo ga Long Biên vừa qua khoảng 3 tỷ đồng. Công tác cải tạo được thực hiện theo nguyên tắc mang lại cho nhà ga phong cách thiết kế hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét xưa cũ của mặt tiền công trình trước đây.
Việc cho ga Long Biên khoác lên chiếc áo mới đã thể hiện quyết tâm của ngành đường sắt nói chung và của Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội nói riêng trong việc đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ hành khách đi tàu. Sau khi đưa công trình vào khai thác, công trình ga Long Biên đã nhận được sự phản hồi, đánh giá rất tích cực của hành khách, cũng như Nhân dân đến tham quan và nhà ga cũng kỳ vọng sự thay đổi đó sẽ góp phần tăng thêm lượng khách đến với mỗi hành trình của ngành đường sắt.
Theo kinhtedothi.vn
Tàu container Bắc Nam giảm hơn 30% thời gian chạy, chỉ còn 40 giờ
Tổng trọng tải của đoàn tàu lên tới 650 tấn, gồm 22 toa xe Mc chở 22 container, chiều dài đoàn tàu không quá 325 mét, tổng trọng vỏ container và hàng đóng trong container không quá 17 tấn/container. Thời gian vận chuyển Bắc - Nam (từ ga Yên Viên - Hà Nội tới ga Sóng Thần - TP.HCM) sẽ được rút ngắn chỉ còn 40 giờ thay vì 60-65 giờ như trước đây.
Thời gian vận chuyển Bắc - Nam sẽ được rút ngắn chỉ còn 40 giờ thay vì 60-65 giờ như trước đây.
Sáng 31/7, lễ khai trương tàu container nhanh Yên Viên - Sóng Thần đã được tổ chức tại ga Yên Viên - Hà Nội. Hiện nay, Viettel Post đang là khách hàng lớn nhất tham gia đoàn tàu khi sở hữu 12 toa trong tổng số 22 toa tàu của đoàn tàu.
Lãnh đạo Viettel Post cho biết, đây sẽ là một kênh vận chuyển đường trục mới của Viettel Post, an toàn hơn và nhanh hơn. Giờ đây, khách hàng gửi bưu phẩm bưu kiện vận chuyển Bắc - Nam qua Viettel Post vừa nhanh và tiết kiệm chi phí khoảng 20% so với vận chuyển bằng đường bộ.
Được biết, ngày 10/5/2019, Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội chạy thử nghiệm đoàn tàu hàng H9 (ga Yên Viên - ga Sóng Thần) và Viettel Post là khách hàng duy nhất trên đoàn tàu này. Ngày 16/5, đoàn tàu H10 (ga Sóng Thần - ga Yên Viên) tiếp tục chạy thử nghiệm và đều đạt được thời gian dưới 40h. Bắt đầu từ ngày 20/6 đoàn tàu đi vào vận hành 2 đôi/tuần.
Tổng trọng đoàn tàu lên tới 650 tấn, đoàn tàu gồm 22 toa xe Mc chở 22 container, chiều dài đoàn tàu không quá 325 mét, tổng trọng vỏ container và hàng đóng trong container không quá 17 tấn/container. Thời gian vận chuyển Bắc - Nam sẽ được rút ngắn chỉ còn 40 giờ thay vì 60-65 giờ như trước đây.
Theo VietTimes
Đường sắt Hà Nội giảm giá vé tàu tuyến Bắc - Nam Thông tin từ Cty CP vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, bắt đầu từ ngày 8-6, doanh nghiệp này sẽ có chương trình giảm giá vé đặc biệt trong dịp Hè cho nhiều tàu tuyến Bắc - Nam. Cụ thể, ngoài các chương trình giảm giá vé đang áp dụng, sẽ giảm giá vé cho hành khách đi Vinh, Quảng Bình,...