Gà hấp cùng loại rau này đảm bảo thịt mềm, ngọt nước, ngon khó cưỡng
Vị cải ngọt ngon, lên màu xanh tươi quyện cùng miếng thịt gà mềm dai, chấm nước mắm hoặc muối ớt chanh là ngon quên cả lối về.
Nguyên liệu:
- Gà ta
- Cải thìa
- Tỏi, gừng
- Dầu hào, dầu ăn
- Bột năng, hạt nêm, đường và muối
Cách làm:
- Sơ chế gà. Sau đó cho vào gà ít hạt nêm, chút muối và ướp gà khoảng 10 – 15 phút cho gà thấm gia vị.
- Cải thìa rửa sạch sẽ. Gừng gọt vỏ ngoài rửa sạch đập dập, tỏi lột vỏ rồi băm nhuyễn.
- Cho nước vào nồi, bỏ gà đã ướp vào luộc sơ để lấy nước dùng. Gà sau khi luộc thì tráng qua lại nước lạnh, để cho ráo nước, ướp thêm ít hạt tiêu và hạt nêm.
Video đang HOT
- Phần nước luộc gà, bạn cho cải thìa vào trong và luộc sơ, luộc xong vớt ra để ráo nước.
- Chuẩn bị nồi hấp, xếp một ít cải thìa vào phía dưới đáy nồi và xung quanh. Sau đó xếp thịt gà đã chặt nhỏ vào giữa và hấp gà trong khoảng 7 – 10 phút là được.
- Làm nước sốt chấm: Bột năng cho vào chén hòa tan. Bắc một cái chảo khác lên bếp, cho ít dầu ăn vào để nóng rồi cho tỏi băm vào phi thơm. Tiếp đến, cho 1 chén nước hấp gà vào, thêm dầu hào, muối, hạt nêm, đường nêm cho vừa miệng rồi cho chén nước hòa bột năng vào. Đun nước sốt sánh lại thì tắt bếp.
- Cuối cùng, bạn cho phần nước sốt vừa nấu xong vào đĩa gà và cải thìa đã hấp rồi thưởng thức.
Chúc các bạn thành công!
7 món ăn nhất định phải có trong dịp Tết Nguyên đán của người Malaysia
Có một vài món ăn người Malaysia tin rằng nếu ăn vào ngày đầu năm mới sẽ mang đến sự may mắn và giàu có.
Gà hấp hoặc luộc
Hầu hết mọi gia đình Trung Quốc ở Malaysia đều ăn gà (hấp hoặc luộc) trong Tết Nguyên đán. Lý do ngày xưa, thịt gà được coi là món ăn xa xỉ, chỉ xuất hiện trong các lễ hội quan trọng như ngày Tết, dịp mọi người trong gia đình quây quần bên nhau. Do đó, ăn thịt gà cũng tượng trưng cho sự đoàn kết.
Mặc dù bây giờ mọi người có thể thưởng thức thịt gà thường xuyên, nhưng truyền thống ăn thịt gà trong năm mới vẫn được nhiều người tin tưởng.
Cá nguyên con
Trong tiếng Quan Thoại, phát âm của từ cá giống như từ "dồi dào". Do vậy, người Malaysia rất thích ăn cá vào dịp Tết Nguyên Đán.
Cá được để nguyên đầu và đuôi, tượng trưng cho sự khởi đầu và kết thúc. Nó có thể được hấp hoặc chiên, miễn là được chế biến nguyên con.
Tôm
Điều này là do tôm trong tiếng Quảng Đông tương tự như âm thanh của tiếng cười "ha ha". Vì vậy, người ta tin rằng, ăn tôm sẽ mang lại hạnh phúc cho gia đình cả năm. Vì lý do tương tự như cá, tôm nên được phục vụ với đầu và đuôi nguyên vẹn.
Nấm đông cô, hải sâm, bào ngư
3 nguyên liệu này thường được chế biến bằng cách om hoặc hầm, xuất hiện trong các bữa cơm vào dịp Tết, được cho là biểu tượng của sự thịnh vượng.
Ngoài ra, hải sâm còn tượng trưng cho khả năng sinh sản vì trong tiếng Quan Thoại, với mong muốn thuận lợi về đường con cái.
Bánh cuốn thịt ngũ vị Lor Bak
Món ăn này phổ biến rộng rãi ở Đông Nam Á, thường được phục vụ trong dịp Tết Nguyên Đán như một biểu tượng của sự may mắn, vì các cuộn thịt giống như những thỏi vàng.
Thay vì gói trong bánh tráng gói chả giò, những cuộn thịt này được làm bằng da đậu, bên trong là thịt được tẩm ướp với 5 loại gia vị, sau đó đem chiên giòn.
Thịt lợn quay Siew Yoke
Kể từ thời nhà Thanh, người ta đã có phong tục phục vụ cả một con lợn quay trong các bữa tiệc của triều đình, vì đó là một dấu hiệu tốt lành.
Theo thời gian, nó đã được sử dụng thành một món ăn năm mới của những người gốc Hoa tại Malaysia. Trong những thập kỷ gần đây, món thịt lợn quay ngày càng được đưa chuộng vì vị ngon của nó.
Gỏi cá sống Yushen
Đây là một món gỏi cá sống kiểu Quảng Đông, thường bao gồm các dải cá sống trộn với rau cắt nhỏ và loại nước sốt gia vị. Món ăn này có ý nghĩa mang lại sự tăng trưởng dồi dào, tượng trưng cho tài lộc và may mắn.
Gà hấp nguyên con cho ngày Tết Phương pháp hấp đơn giản cùng sự kết hợp của gừng sợi chiên mang lại cho người nội trợ món ăn đậm đà, hấp dẫn những ngày Tết.