Ga Hà Nội, Sài Gòn được lắp cổng soát vé tự động
Từ 15.12, ga Hà Nội và Sài Gòn được lắp cổng soát vé tự động để đảm bảo an ninh.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, đảm bảo an toàn, từ hôm nay (15.12), ga Hà Nội và Sài Gòn sẽ được lắp cổng thu phí tự động.
Tại ga Hà Nội, Tổng công ty lắp 6 làn với 10 cổng soát vé tự động; tại ga Sài Gòn lắp 3 làn với 5 cổng soát vé tự động.
Ga Sài Gòn và Hà Nội sẽ không còn soát vé thủ công. Ảnh: Lê Trai.
Về quy trình, đầu tiên hành khách đi tàu quét mã vé trên giấy hoặc trên màn hình điện thoại vào đầu đọc của cổng soát vé. Cổng soát vé gửi thông tin đã giải mã từ QRCode về phần mềm kiểm tra của đường sắt để kiểm tra tính hợp lệ.
Video đang HOT
Nếu vé hợp lệ, cổng sẽ tự động mở chốt cửa cho một người qua. Nếu vé không hợp lệ, sẽ không mở cổng và thông báo cho hành khách biết trạng thái qua đèn LED và âm thanh.
Trường hợp vé hợp lệ nhưng cổng kiểm soát vé tự động không mở, nhân viên đường sẽ trực tiếp sử dụng mã Code được cấp để mở cổng cưỡng bức khi hệ thống lỗi hoặc gặp sự cố.
Tại các cụm cửa soát vé tự động, Tổng công ty Đường sắt bố trí nhân viên hỗ trợ hành khách là người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ có thai có nhu cầu mang vác hộ hành lý, đẩy xe lăn trong phạm vi ga…
Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt khẳng định việc tổ chức kiểm soát ra vào tại các ga nhằm đảm bảo an ninh trật tự, tạo môi trường văn minh kiểm soát chặt chẽ hàng hóa và hạn chế các đối tượng xấu, buôn bán hàng rong vào ga lên tàu.
Theo Danviet
Phó thủ tướng yêu cầu nâng tốc độ tàu Bắc Nam lên 90 km/h
Lãnh đạo Tổng công ty đường sắt cho hay để tăng tốc độ tàu tuyến Bắc Nam thì phải nâng cấp hạ tầng , với tổng chi phí khoảng 1,8 tỷ USD.
Ngày 22/12, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thị sát ga Hà Nội, Giáp Bát và làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về thực trạng hạ tầng đường sắt, hướng đầu tư để nâng cao năng lực chạy tàu.
Tại đây, Phó thủ tướng yêu cầu ngành đường sắt có thứ tự ưu tiên các dự án nâng cấp tuyến Bắc Nam, để từng bước đạt mục tiêu tốc độ tàu hành khách đạt 90 km/h (hiện trung bình khoảng 50 km/h). Trong đó từng bước đầu tư khắc phục nút thắt về hạ tầng; nâng cấp nhà ga; từng bước xóa bỏ các điểm giao cắt đồng mức đường sắt-đường bộ; nâng cấp trang thiết bị ngành
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu ngành đường sắt tập trung hoàn thành báo cáo xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao để có thể tìm kiếm chủ đầu tư, trình Quốc hội cho chủ trương đầu tư vào năm 2018.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng trao đổi với hành khách tại ga Hà Nội. Ảnh: Xuân Hoa
Theo Thứ trưởng Giao thông Vận tải, kiêm phụ trách HĐTV Tổng công ty Đường sắt VN Nguyễn Ngọc Đông, mạng đường sắt quốc gia dài 3.143 km đã xây dựng từ lâu nên lạc hậu. Trong khi đó, giao cắt đường sắt và đường bộ trên các tuyến dày đặc, trung bình 0,5 km xuất hiện một giao cắt. Toàn mạng lưới có khoảng hơn 6.000 đường ngang, lối dân sinh.
"Vốn cho duy tu đường sắt hàng năm dao động từ 1.700 - 2.000 tỷ đồng từ nguồn sự nghiệp, chỉ đáp ứng được khoảng 40% so với nhu cầu; chiếm khoảng 2-3% tổng vốn đầu tư cho giao thông", Thứ trưởng Đông nói và kiến nghị Chính phủ ưu tiên vốn trung hạn cho các dự án tháo nút thắt về hạ tầng đường sắt; về hành lang, đường gom an toàn đường sắt; ưu đãi cho đầu tư phát triển công nghiệp đường sắt...
Phó thủ tướng thị sát khu điều độ chạy tàu, nhà ga, bãi hàng ga Giáp Bát. Ảnh: Xuân Hoa
Ông Vũ Tá Tùng, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt cho biết thêm, thị phần vận tải đường sắt thấp và ngày càng có dấu hiệu suy giảm. Năm 1995, đường sắt chiếm 11,7% tổng lượng luân chuyển hành khách, nay chỉ đạt 3,2%; và từ 7,9% tổng lượng luân chuyển hàng hóa toàn ngành giao thông cũng trong năm này, hiện chỉ đạt 1,9%.
"Để tăng tốc độ tàu tuyến Bắc Nam thì phải nâng cấp hạ tầng đường sắt với tổng chi phí khoảng 1,8 tỷ USD", ông Tùng nhấn mạnh.
Hiện toàn ngành có 295 đầu máy với nhiều chủng loại, công suất khác nhau. Loại đầu máy cũ có công suất, tốc độ thấp, tiêu hao nhiều nhiên liệu vẫn còn nhiều (gần 60%). Trong số 1.045 toa xe khách các loại, đa số có thời gian khai thác từ trên 10 năm đến 20 năm, loại có điều hòa không khí chỉ chiếm 60%. Tốc độ kỹ thuật cho phép khai thác của toa xe phần lớn chỉ đạt 80km/h.
Đoàn Loan
Theo VNE
Dự kiến thông toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam trong tối nay Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) cho biết, trên hệ thống đường sắt Bắc - Nam bị ảnh hưởng do mưa lũ, đã có 25/29 điểm bị sạt lở, ngập nước được khắc phục xong và trả đường với tốc độ từ 5km/h, 4 điểm còn lại dự kiến sẽ hoàn thành vào 18h tối nay (17/10) để thông toàn tuyến....