Ga Hà Nội cam kết không tiếp tay phe vé
Lãnh đạo Ga Hà Nội cho biết đã yêu cầu nhân viên bán vé viết cam kết không tiếp tay cho các đối tượng phe vé, cò mồi. Các hình thức bán vé qua tin nhắn, đại lý được áp dụng.
Độc giả Đào Nhật Minh phản ánh, anh ra ga Hà Nội mua vé trước 2 tháng nhưng được nhân viên bán vé trả lời là hết vé giường nằm, chỉ còn vé ngồi. Tuy nhiên, chỉ cần sang bên đường trước cửa ga là có thể mua được vé nhưng phải trả thêm cho cò mồi 150.000 – 200.000 đồng.
“Tôi thấy khổ sở nhất vẫn là khách hàng, tất cả đều phải đưa hết tiền trước và chờ đợi cò hẹn ngày ra lấy vé, phải đặt niềm tin vào những kẻ không có uy tín gì, thật hết sức chơi vơi”, độc giả Đào Nhật Minh bày tỏ.
Video đang HOT
Ngành đường sắt không đáp ứng nhu cầu hành khách vào dịp cao điểm. Ảnh: Matthew Bennett
Tương tự, độc giả Trần Ninh cho hay, lần đầu đi tàu Nghệ An, anh mua vé nằm nhưng nhân viên nói hết vé. Khi lên tàu, các toa nằm vẫn còn trống trơn. “Lần thứ 2 tôi cũng đi tàu Nghệ An, cô bán vé cũng nói hết vé nằm nhưng khi ra ngoài cửa nhiều người đổ xô đến hỏi có mua vé nằm không và giá chênh lệch khá cao”.
Trao đổi với VnExpress.net, bà Phùng Thị Lý Hà, Phó trưởng Ga Hà Nội cho biết, ga đã nhiều lần phối hợp với trạm công an ga để giải quyết các trường hợp hành khách bị cò vé, phe vé lừa đảo. Tuy nhiên, sau khi làm việc với các phe vé, công an cho biết, hành vi mua bán vé là tự nguyện, không có dấu hiệu hình sự và vi phạm hành chính và để cho người bán, người mua “tự thỏa thuận giải quyết”.
Theo bà Hà, cách xử lý của công an khiến việc chống nạn cò mồi gặp khó khăn. Lãnh đạo Ga đã cho nhân viên bán vé viết cam kết không tiếp tay cho bọn phe vé, cò mồi. Nhân viên nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.
Để chống hiện tượng đầu cơ, tích trữ vé, ga Hà Nội cũng quy định cụ thể như ghi tên và số chứng minh thư của hành khách trên vé vào những dịp Lễ, Tết bán vé qua hệ thống đại lý điện toán nên các chỗ trống được hiển thị trên hệ thống bán vé và việc bán vé rất bình đẳng. Ngoài ra, ga cũng bán vé qua điện thoại và giao vé miễn phí tới khách hàng.
Lãnh đạo Ga Hà Nội, cũng khẳng định, hiện năng lực phục vụ của ngành đường sắt còn hạn chế vào những dịp cao điểm, khi nhu cầu của hành khách tăng đột biến. Do vậy, nhà ga không thể đáp ứng nhu cầu, dẫn đến bức xúc và hiểu lầm của hành khách đối với công tác bán vé.
Theo VNE
Đi lại dịp Quốc khánh 2-9: Điệp khúc "cháy" vé
Năm nào cũng vậy, vào các dịp lễ lớn, lượng khách đi lại tại các bến tàu, nhà xe thường tăng đột biến so với ngày thường, dẫn đến tình trạng quá tải. Dịp lễ 2-9 năm nay trùng với những ngày nghỉ cuối tuần nên dự báo lượng khách tăng cao 30-100% so với ngày thường.
Lượng khách sẽ tăng 30%
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 năm nay được dự kiến sẽ nghỉ 3 ngày vì vậy lượng hành khách về nhà ga, bến xe dự kiến tăng cao. Theo dự báo, cao điểm khách tập trung sẽ diễn ra từ chiều 31-8, sáng 1-9 và ngày 3-9.
Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Giám đốc Bến xe Mỹ Đình cho biết lượng khách sẽ tăng trên một số tuyến trọng điểm như Việt Trì, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Vinh, Thái Bình, Cao Bằng, Sơn La. Vì vậy bến xe đã bố trí 150-200 xe tăng cường vào những ngày có khách tăng đột biến. Tương tự Bến xe Mỹ Đình, các tuyến dự kiến sẽ tập trung đông khách tại Bến xe Gia Lâm sẽ là tuyến có cự ly dưới 300km. Lượng khách sẽ tăng khoảng 30%, thậm chí những giờ cao điểm của ngày 31 và 1-9 có thể tăng tới 100%. Để đáp ứng lượng khách tăng này, Bến xe Gia Lâm dự kiến cũng sẽ tăng xe trên các tuyến Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang... Bến xe Giáp Bát tăng cường xe cho các tuyến ngắn tập trung đông khách như Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa...
Cùng với các bến xe, các công ty kinh doanh xe buýt cũng đã sẵn sàng cho đợt vận tải cao điểm 2-9. Dự kiến trong dịp 2-9, lượng người đổ về các bến xe sẽ tăng cao. Cùng với đó ngày 3-9, khi dòng người từ các tỉnh ùn ùn trở về Hà Nội, công ty kinh doanh xe buýt cũng đã có kế hoạch bố trí thêm các xe để vận chuyển hành khách kịp thời, tránh tình trạng ùn ứ tại các bến xe.
Bảo vệ an ninh trật tự
Bên cạnh việc điều động, tăng cường xe, công tác an ninh đang được tất cả các bến xe thắt chặt. Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Giám đốc Bến xe Mỹ Đình cho biết bến xe đã lên kế hoạch phối hợp với Công an TP Hà Nội, CAH Từ Liêm, chính quyền địa phương để bảo vệ an ninh trật tự, kiểm soát an ninh và kiểm tra việc chấp hành các quy định vận tải của doanh nghiệp. Lực lượng bắt đầu triển khai từ ngày 20-8. Đặc biệt là các hành vi liên quan đến vận tải như chèo kéo, chèn ép hành khách. Sẽ xử lý kịp thời hiện tượng gây rối tại bến xe.
Bến xe Gia Lâm cũng bố trí lực lượng phối hợp với đơn vị nghiệp vụ Công an thành phố, Công an quận Long Biên, phường Gia Thụy để nhận diện đối tượng có dấu hiệu hoạt động bảo kê, cò khách và các hoạt động tệ nạn xã hội như cờ bạc bịp, mại dâm, ma túy... Ban quản lý bến xe sẽ phối hợp với Công an phường Gia Thụy đảm bảo an ninh trật tự, giải quyết tình trạng xe chạy lòng vòng, dừng đỗ đón khách sai quy định, kiên quyết giải tán các đối tượng và hoạt động cò mồi gây khó dễ cho hành khách, các đối tượng có dấu hiệu bảo kê hoạt động ngoài bến.
"Cháy" vé tàu, máy bay đi du lịch
Cháy vé vào dịp nghỉ lễ tại các nhà ga, phòng bán vé máy bay lâu nay đã trở thành chuyện thường ngày. Thông tin từ phòng bán vé ga Hà Nội, hành khách nên mua sớm vé tàu để tránh việc cháy vé vào những ngày cuối. Tuy nhiên hiện tại vé giường nằm đi Sa Pa, Vinh, Quảng Bình, Huế... không thể đáp ứng nên đề nghị chuyển sang mua vé ghế ngồi mềm, ngồi cứng. Dự kiến hành khách đến ga đi tàu sẽ căng thẳng vào chiều 31-8, sáng 1-9 và ngày 3-9. Do lượng hành khách đang vào những ngày cao điểm, vì vậy hành khách nên đến ga trước 30 phút để tránh trường hợp bị nhỡ tàu, nhầm tàu. Tin từ Tổng công ty ĐSVN, đợt 2-9, dự báo số lượng hành khách đi tàu sẽ tăng khoảng 20% so với ngày thường, vì vậy phương án tăng thêm tàu nối thêm xe đã được chuẩn bị chu đáo.
Trên thị trường vé máy bay, các chặng miền Trung, vào dịp 2-9 đang rất sôi động, đặc biệt là các chuyến máy bay đi từ Hà Nội, TP. HCM đến Nha Trang, Đà Nẵng, Huế. Dự kiến vé sẽ gần cạn trong vài ngày tới do lượng người mua đang tăng rất cao. Thông thường, tất cả các khách hàng có nhu cầu đi nghỉ dưỡng trong dịp lễ 2-9 đều lên kế hoạch trước đó từ một đến 2 tháng. Do đó để tránh tình trạng cháy vé nhiều hộ gia đình đã đặt vé máy bay ngay tại thời điểm bấy giờ, vì vậy việc cháy vé trong những ngày sát 2-9 là điều tất yếu. Vì vậy quý khách nên đặt vé trước cho lịch trình của mình càng xa ngày bay càng tốt vì càng đến sát ngày nghỉ giá vé càng tăng cao, thậm chí cháy vé - nên đặt những loại vé có khả năng hoàn hủy được vì nếu khi đến ngày mà vì một lý do nào đó quý khách không đi được thì còn có thể hoàn được vé tránh mất tiền.
Tình trạng "cò" vé vẫn tràn lan
Có mặt tại nhà ga Hà Nội trong những ngày này, có thể thấy vé giường nằm tại các địa điểm bán vé trong ga Hà Nội đã gần như rất khan hiếm nhưng phía bên ngoài, "cò" vé vẫn hoạt động tràn lan với nguồn cung dồi dào. Khi được hỏi giá vé cụ thể, một cò vé cho biết, tất cả các vé đi miền Trung như Vinh, Huế, Đà Nẵng sẽ có giá cao hơn 1,5 lần so với giá thực. Tuy nhiên do nhiều hành khách muốn có vé mà không mua kịp cũng phải chấp nhận mức giá "chát" đó để xong việc.
Tình trạng "cò" vé tại ga Hà Nội lâu nay vẫn diễn ra khá công khai và nhộn nhịp, đặc biệt là những ngày nghỉ lễ. Do lượng khách đi lại đông, nên các "cò" vé cũng nhân cơ hội này để "đục nước béo cò", hét giá vé lên cao kiếm lời từ các khách hàng thực sự có nhu cầu đi lại. Câu hỏi đặt ra là tại sao tại các điểm bán vé trong nhà ga luôn trong tình trạng "cháy vé", đặc biệt là vé giường nằm nhưng lại rất dồi dào tại các điểm bán vé của "cò"?
TP HCM: Vé tàu giảm, giá xe tăng
Tại TP. HCM, dịp lễ 2-9, ngành đường sắt và các bến xe khách liên tỉnh cũng tăng cường phương tiện; đường sắt tung ra chương trình khuyến mãi, giảm giá vé, còn nhiều hãng xe đề nghị tăng giá vé 30-40%. Thông tin từ Bến xe Miền Đông (BXMĐ) cho biết, dịp lễ 2-9 năm nay trùng với những ngày nghỉ cuối tuần nên dự báo lượng khách tăng cao và tập trung ở các tuyến đường có lộ trình ngắn, đến các điểm vui chơi giải trí từ Quảng Ngãi trở vào. Trong hai ngày cao điểm (31-8 và 1-9), ước tính bến xe đón trên 30 nghìn lượt khách/ngày. Theo ước tính của BXMĐ, trong ngày cao điểm nhất (31-8), bến xe phải huy động trên 1.600 xe phục vụ, tăng 150% so với ngày thường. Bến xe đã yêu cầu các đơn vị không cho xe chạy hợp đồng trong dịp lễ và được phép thuê xe ngoài bến để tăng năng lực phục vụ. Trường hợp khách tăng đột biến, BXMĐ sẽ đề nghị tăng cường xe buýt, kiên quyết không để khách phải qua đêm ở bến xe.
Ngoài ra các đoàn tàu Thống Nhất (ký hiệu SE và TN) sẽ giảm giá vé các loại 2 - 8% cho khách đi đường dài từ ngày 2-8 đến hết 4-9. Giá vé thấp nhất trên đoàn tàu TN1,2 (ngồi cứng) từ TP. HCM đến Hà Nội (và ngược lại) chỉ còn 530.000 đồng. Từ ngày 15-8 đến 31-12-2012, Ga Sài Gòn cũng thực hiện chính sách giảm giá 20% các đoàn tàu TP.HCM-Huế với hành khách có ga đi thuộc các ga từ Sài Gòn đến Long Khánh và có ga đến thuộc các ga từ Quảng Ngãi đến Huế. Ngoài ra, hành khách đặt vé tập thể sẽ được giảm từ 7-15% giá vé tùy số lượng người và được áp dụng mức khấu trừ thấp nếu trả lại vé. Năm đoàn tàu tuyến TP.HCM-Nha Trang cũng sẽ được tăng cường trong dịp Quốc khánh năm nay.
Trong khi ngành đường sắt giảm giá vé thì nhiều hãng xe khách đề nghị phụ thu. Theo đại diện Bến xe Miền Tây, giá vé xe khách trong dịp lễ 2-9 dự kiến tăng 40% so với ngày thường. Việc phụ thu là nhằm bù đắp chi phí chiều ngược lại (chạy rỗng) khi xe quay đầu về bến tiếp tục đón khách. Căn cứ đặc thù của từng tuyến, các đơn vị có thể phụ thu sớm hơn.
Theo ANTD
Tàu lửa tung xe máy, 2 thanh niên nguy kịch Vào khoảng 13 giờ 30 phút ngày 9-5, tại cung đường sắt qua phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ - Quảng Nam xảy ra một vụ tai nạn làm 2 thanh niên nguy kịch. Một số người dân chứng kiến cho biết vào thời điểm trên, đoàn tàu ký hiệu SE 4 chạy hướng Quảng Ngãi ra Đà Nẵng, đến đoạn đường trên...