Gà đốt lá chúc An Giang, đặc sản gây thương nhớ với bao thực khách gần xa
Bên cạnh những món đặc sản đã quá quen thuộc nhưng thốt nốt, bún mắm, cơm tấm,… thì xứ thốt nốt còn có một món gà đốt lá chúc An Giang độc đáo, tuy đơn giản nhưng lại hấp dẫn khó cưỡng.
Gà đốt lá chúc An Giang, đặc sản ăn một lần là nhớ mãi
An Giang từ lâu đã trở thành một trong những điểm du lịch miền Tây được đông đảo các tín đồ đam mê xê dịch yêu thích. Nơi đây không chỉ khiến du khách ấn tượng về những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, trữ tình hay hùng vĩ mà còn thu hút bởi nền ẩm thực độc đáo.
Ẩm thực An Giang là nền ẩm thực pha trộn giữa ẩm thực Việt cũng với ẩm thực của người Khơme.
Ẩm thực An Giang là nền ẩm thực pha trộn giữa ẩm thực Việt cũng với ẩm thực của người Khơme. Chính vì thế, khi đến đây bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức vô vàn những món ăn được chế biến từ những nguyên liệu dân dã, đậm chất địa phương nhưng cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn. Một trong số đó phải kể đến món gà đốt lá chúc An Giang ở khu vực hồ Ô Thum.
Một trong những món đặc sản ở đây là món gà đốt lá chúc An Giang.
Trước kia, có nhiều người dân ở An Giang thậm chí còn không biết đến hồ Ô Thum nằm ở đâu cũng như món ăn đặc sản này. Cho đến khi có nhiều nhóm bạn trẻ tìm đến khám phá vùng đất này và chia sẻ lên các trang mạng xã hội thì nơi đây mới được biết đến nhiều hơn.
Món gà đốt lá chúc An Giang này thực chất có nguồn gốc từ Campuchia.
Món gà đốt lá chúc An Giang này thực chất có nguồn gốc từ Campuchia. Và nó được được du nhập đến Việt Nam và dần dần sau một thời gian thì có chút biến tấu để phù hợp với khẩu vị của người địa phương.
Quán gà đốt lá chúc An Giang đầu tiên ở đây có lẽ là quán “Siêu Gà Đốt”.
Quán gà đốt lá chúc An Giang đầu tiên ở đây có lẽ là quán “Siêu Gà Đốt”. Ắt hẳn khi mới nghe lần đầu bạn sẽ khá ấn tượng với cái tên này và nghĩ chắc gà ở đây phải ngon lắm, nhưng đến lúc hỏi thì mới biết là vì chủ quán có tên là Chan Siêu lại bán món gà đốt thế nên mới đặt luôn tên quán là Siêu Gà Đốt.
Nhờ hương vị thơm ngon và cách chế biến độc đáo mà có thêm nhiều quán gà đốt khác được mở ra.
Video đang HOT
Sau đó, nhờ hương vị thơm ngon và cách chế biến độc đáo mà người này truyền tai đến người kia rồi cứ thế lại có thêm nhiều quán gà đốt khác được mở ra để phục vụ nhu cầu của các du khách bốn phương.
Món đặc sản An Giang này thoạt nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến.
Món đặc sản An Giang này thoạt nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến ngon đúng điệu. Đầu tiên là ở khâu lựa chọn nguyên liệu cũng phải kỹ lưỡng, gà dùng để chế biến phải là loại gà gà đồi hoặc gà ta thả vườn.
Đầu tiên là ở khâu lựa chọn nguyên liệu cũng phải kỹ lưỡng.
Những loại gà này tuy nhỏ, mỗi con chỉ nặng khoảng chừng 1,3 đến 1,8 kg thôi nhưng thịt rất chắc, ngọt và dai, chứ không bị bỡ như nhiều giống gà khác nên ăn nhiều cũng chẳng hề thấy ngán. Bên cạnh đó, món ngon này không thể trọn vẹn nếu như thiếu đi những gia vị truyền thống như muối, sả, ớt, tỏi.
Gà đốt tuy nhỏ nhưng thịt rất chắc, ngọt và dai.
Không chỉ có thế, món ăn này còn phải có thêm một loại gia vị độc đáo nữa đó chính là lá chúc. Đây là một loại lá cây khá giống với cây chanh nhưng có mùi thơm hơn nên sẽ khiến món ăn có hương vị đặc trưng hơn hẳn.
Món ăn này phải có thêm một loại gia vị độc đáo nữa đó chính là lá chúc.
Ngoài ra, còn một điều đặc biệt nữa ở món gà này là nó không được làm sẵn mà chỉ khi nào có khách gọi thì mới được sơ chế, tẩm ướp gia vị rồi đem đi đốt. Nhờ đó mà gà đốt lá chúc An Giang này lúc nào cũng được tươi, thơm và ngọt tự nhiên.
Ngoài ra, còn một điều đặc biệt nữa ở món gà này là nó không được làm sẵn mà chỉ khi nào có khách gọi thì mới được chế biến.
Tuy nhiên, chính điều này lại gây ra một chút bất tiện vì thực khách muốn thưởng thức món ăn đều phải chờ đợi khá lâu, tối thiểu cũng phải từ 40 phút đền gần một tiếng. Gà sau khi làm sạch sẽ thì ướp với các loại gia vị rồi mới bắt đầu đem đi đốt.
Cách đốt gà khá giống với món gà chiên.
Người ta sẽ chuẩn bị một cái nồi gang lòng sâu, bên dưới lót một lớp lá sả, lá chúc, và bôi một lớp dầu ăn lên bề mặt của da gà để tránh cho gà bị cháy. Cách làm này khá giống với món gà chiên, nhưng khác ở chỗ là không có quá nhiều dầu trong nồi và còn có thểm nhiều loại gia vị khác.
Khâu đốt gà thì cũng được xem là khâu quan trọng nhất, người nấu phải biết canh chỉnh lửa sao cho thật chuẩn thì gà mới ngon được.
Khâu đốt gà thì cũng được xem là khâu quan trọng nhất, người nấu phải biết canh chỉnh lửa sao cho thật chuẩn thì gà mới ngon được. Theo một vài chủ quán chia sẻ lại, ban đầu họ sẽ bật lửa thật to để đốt gà trong vòng 15 đến 20 phút cho đến khi da gà chuyển sang màu vàng thì hạ nhỏ lửa dần để thịt gà chín đều từ ngoài vào trong.
Một con gà đốt lá chúc An Giang đạt chuẩn phải có lớp da vàng ươm, giòn rụm, mùi thịt hòa lẫn với xả và lá chúc tỏa ra thơm phức.
Một con gà đốt lá chúc An Giang đạt chuẩn phải có lớp da vàng ươm, giòn rụm, mùi thịt hòa lẫn với xả và lá chúc tỏa ra thơm phức. Khi ăn, người ta sẽ bày nguyên con gà lên mâm và bưng ra cùng với 1 cây kéo, một bao tay để tự cắt xé gà tùy ý thích. Nhưng đa phần thực khách đều thích việc xé gà bằng tay vì họ cho rằng ăn như vậy mới hấp dẫn.
Đa phần thực khách đều thích việc xé gà bằng tay vì họ cho rằng ăn như vậy mới hấp dẫn.
Từng miếng thịt gà nóng hổi, dai dai, ngọt nước ăn không đã đủ thấy ngon rồi nhưng nếu chấm với chén muối tiêu hay chén nước mắm pha thì lại càng đậm đà hơn. Ngoài ra, nếu thích bạn có thể gọi thêm đĩa cơm chiên để no lâu và một đĩa gỏi chua chua ngọt ngọt ăn kèm để kích thích vị giác hơn.
Từng miếng thịt gà nóng hổi, dai dai, ngọt nước chấm với chén muối tiêu hay chén nước mắm pha thì lại càng đậm đà.
Có thể nói, dù cho khí hậu ở An Giang vào những ngày mùa khô khắc nghiệt như thế nào, đường đi đến hồ Ô Thum cũng không quá gần, thế nhưng khi được thưởng thức những miếng gà đốt lá chúc An Giang giữa khung cảnh mát mẻ, thơ mộng cũng hoàn toàn xứng đáng.
Một số địa chỉ quán gà đốt lá chúc An Giang
Vì nhu cầu ngày càng cao của du khách mà ngày nay, khi đến với Ô Thum, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn ở An Giang, bạn sẽ không khó để tìm thấy được một hàng bán món gà đốt. Nhưng không phải quán nào cũng ngon và đảm bảo chất lượng, và dưới đây là gợi ý một số địa chỉ mà bạn có thể tham khảo:
Gà siêu đốt, ấp Phước Thọ, xã Ô Lâm, huyện Tri TônRy Cà Rốt, Châu Lăng, Huyện Tri TônGà Đốt Thành Đạt, khu du lịch Hồ Ô Thum, xã Ô Lâm, Tri Tôn
Chẳng phải ngẫu nhiên mà món gà đốt lá chúc An Giang này lọt Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam. Thế nên, nếu có dịp du lịch An Giangvà du lịch An Giang thì bạn nhất định phải dành thời gian để thưởng thức món ăn này đấy nhé!
Dừa nước miền Tây: Quả ngọt được nhiều du khách yêu thích
Đối với du khách du lịch miền Tây đã không còn lạ lẫm với trái dừa nước này, đây là loại cây thuộc họ với cây dừa, nó có mặt khắp nơi trên các vùng miền đặc biệt là miền Tây.
Miền Tây sông nước không chỉ có cảnh quan hữu tình đầy bình yên, du khách du lịch miền Tây còn được hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, những vườn cây trái trĩu quả cùng thưởng thức những món ăn đặc sản, du khách còn được thưởng thức loại trái cây đặc trưng ở đây chính là dừa nước.
Dừa nước miền Tây: Quả ngọt được nhiều du khách yêu thích
Dừa nước - Quả ngọt của đồng quê miền Tây
Nhắc đến đồng bằng sông Cửu Long, du khách sẽ nghĩ đến những đồng ruộng bao la, những con sông trải dài, đây chính là lợi thế để phát triển các loại cây ăn trái lạ và hấp dẫn. Trong đó, loại quả giải nhiệt đặc biệt nhất chính là trái dừa nước, đây là đặc sản gắn liền với người dân miền Tây. Đối với du khách du lịch miền Tây đã không còn lạ lẫm với trái dừa nước này, đây là loại cây thuộc họ hàng với cây dừa, nó có mặt khắp nơi trên các vùng miền đặc biệt là miền Tây. Điều đặc biệt là cây dừa nước này sống dưới nước và xuất hiện ở các đầm lầy dọc theo các bờ sông.
Tìm hiểu về cây dừa nước
Dừa nước gắn liền với tuổi thơ của biết bao người, đây là món đặc sản dân dã của vùng quê mộc mạc, đối với khách du lịch đi tour Miền Tây ai cũng muốn một lần được thưởng thức hương vị của nó trong ngày hè oi bức này. Lần đầu khi họ nhìn thấy trái dừa nước giống như một bông hoa, có người thì liên tưởng đến dừa thông thậm chí còn gọi là quả cầu gai bởi cấu trúc bề ngoài của chúng rất độc đáo và lạ. Dừa nước mọc thành từng buồng nặng trĩu như dừa cạn nhưng lại chọn cách kết trái đạo đáo như thế này. Những trái dừa kết chặt vào nhau như một hình cầu có đường kính từ 25 - 30cm, một quả cầu như thế là một buồng dừa và có hàng trăm trái, trái dừa nước nhỏ hơn dừa cạn và có màu nâu sẫm.
Món ngon từ quả dừa nước miền Tây
Thân cây mọc ngang trong lòng đất, cuống hoa và lá thì lại mọc trồi lên trên, nếu như gọi cây dừa nước là quả đất thì cũng không sai đâu, vì những quả dừa khác thì mọc trên ngọn cây riêng dừa nước lại kết thành từng chùm gần mặt đất, chính những tinh túy được chắc lọc và hội tụ từ mảnh đất tạo nên trái ngọt mát lành và trở thành đặc trưng của miền Tây sông nước.
Chính vì cấu trúc bên ngoài lạ và độc đáo nên nhiều khách du lịch tour du lịch miền Tây chưa bao giờ tiếp xúc cứ nghĩ nó là một bông hoa. Nó được kết từ nhiều trái đơn lẻ có kích thước bé và màu nâu sẫm của đất. Tuy nhỏ nhưng mà lại có vỏ, bên trong cơm dừa rất dày, thơm và trong, những quả non thì có ít nước còn những quả già thì không còn. Dừa nước cho trái quanh năm nhiều nhất là từ tháng 8 đến tháng 10, người dân ở đây thường dùng nó để làm nước giải khát rất hấp dẫn, nhất là vào những ngày hè nắng nóng như thế này.
Chỉ cần tách phần vỏ ra và lấy phần cơm trắng bên trong sau đó thêm đá và một ít đường vào, nếu thích có thể bỏ thêm trái thốt nốt vào khuấy đều lên là có ngay một ly dừa nước thơm ngon lại bổ dưỡng và vô cùng tốt cho sức khỏe. Khoảng 10 trái dừa là bạn có ngay một ly dừa giải nhiệt rồi. Cầu kỳ hơn, người ta còn dùng dừa nước làm các món chè, cocktail, mứt dẻo....
Để có những miếng dừa tươi ngon người ta phải dùng dao chẻ đôi và nạo khéo léo phần bên trong ra rồi rửa sạch. Muốn thưởng thức dừa nước ngon thì cái hay ở đây chính là lựa chọn quả sao cho vừa đủ độ chín để có thể cảm nhận được độ dẻo mềm, vị bùi bùi ngọt nhẹ và tươi mát nhất. Dừa còn non quá thì mỏng, nhiều nước ăn không sướng miệng còn già quá thì cứng, nhai chỉ thấy mỏi miệng, vì vậy trước khi thưởng thức, du khách hãy lựa chọn hoặc những quả ngon nhất để có thể cảm nhận được hương vị của nó một cách tuyệt vời.
Món ngon từ quả dừa nước miền Tây
Món dừa nước ở miền Tây rất phổ biến và bình dân, du khách có thể tìm thấy các quầy bán trên khắp con đường lớn nhỏ đặc biệt là những nơi có nhiều loại cây này nhất. Mỗi ly dừa nước giải khát có giá từ 10.000 - 15.000đ, còn nếu mua dừa cơm đã làm sẵn giá khoảng 50.000đ/kg. Người ta còn dùng cùi dừa để làm thạch, pha chế cocktail hay chế biến những món chè thơm ngon hấp dẫn, đặc biệt nhất là món mứt dừa nước thơm ngon, dẻo dẻo và hấp dẫn vị giác người ăn. Đây là món ăn độc đáo nhất của quả dừa nước miền Tây, ghim một miếng mứt dừa dẻo và nhai chầm chậm, vị dẻo dẻo, ngọt ngọt của đường mùi thơm đặc biệt lan tỏa trong miệng kết hợp một tách trà nóng thì còn gì bằng.
Về với du lịch miền Tây và thưởng thức quả dừa nước chắc chắn sẽ làm du khách hài lòng, không chỉ có trái cây ngon độc lạ mà ở đây còn có sự thân thiện, thật thà của người dân miền Tây luôn chào đón du khách gần xa đến tham quan.
Du xuân Mộc Châu dịp 8.3 có gì hấp dẫn? Đầu xuân năm mới sau những buổi tụ họp gia đình, dành cho nhau những lời chúc may mắn, nhiều du khách lựa chọn du xuân Mộc Châu để có thể cùng gia đình tận hưởng những điều tuyệt vời nhất. Sau những ngày đầu xuân mới thì dịp lễ quốc tế phụ nữ 8.3 cũng là ngày rất quan trọng không chỉ...