“Gà công nghiệp” Vpop tỏa sáng khi làm liều “ra riêng”
Đã từng trực thuộc các công ty quản lý có tên tuổi, tuy nhiên, các sao dưới đây chỉ trở nên đình đám khi quyết định hoạt động độc lập.
Cao Thái Sơn
Cao Thái Sơn từng được kì vọng sẽ là “con gà đẻ trứng vàng” sau cái tên Đan Trường của ông bầu Hoàng Tuấn,khivị quản lý này bất ngờ kéo anh chàng ra khỏi cuộc thi Sao Mai Điểm Hẹn 2002 lúc đóvẫn đang còn dang dở. Tuy nhiên, suốt thời gian dài của bản hợp đồng độc quyền, khán giả vẫn không hề thấy Cao Thái Sơn bật lên như tiên đoán, trái lại, tên tuổi của anh ấy vẫn cứ “dậm chân tại chỗ”, thậm chí có phần “lép vế” so với nhiều gương mặt xuất hiện cùng thời từng bị đánh giá là không bằng anh ấy.
Và thời điểm kết thúc hợp đồng với bầu Hoàng Tuấn cũng chính là lúc Cao Thái Sơn bắt đầu gầy dựng lại hình ảnh với những định hướng âm nhạc hoàn toàn thay đổi. Phải tự tay làm mọi thứ với muôn vàn khó khăn, Cao Thái Sơn còn bị chỉ trích khá nặng nề vào thời điểm đó vì “dám” theo đuổi hình tượng quá sexy. Nhưng với quyết tâm và định hướng đúng đắn, cùng với giọng hát được đào tạo bài bản, Cao Thái Sơn nổi lên như một hiện tượng với các bản hit gần gũi với đại số đông khán giả trên cả nước như: Pha lê tím, Con đường mưa, Yêu thương quay về… Cho đến thời điểm hiện tại, Cao Thái Sơn chính là một trong những cái tên ăn khách nhất của thị trường nhạc Việt.
Đông Nhi
Có thể nói, thời gian còn cùng hoạt động với công ty quản lí cũ là một bài học đau thương nhất cho cô nàng đa tài này. Từng bị khước từ nhiều lần và liện tục bị chê bai dè bĩu về nhan sắc và thậm chí Đông Nhi còn bị công ty quản lí rất nhiều lần “chơi” không đẹp.
Nếu như nhìn vào thành công của Đông Nhi bây giờ, ít ai ngờ được rằng cô nàng đã từng là một “đứa con” bị từ chối và hắt hủi ra mặt bởi công ty quản lý. Còn nhớ thời điểm sau khi chấm dứt hợp đồng làm việc với Bảo Thy, quản lý cũ của “Công chúa bong bóng” đã nhanh chóng lên kế hoạch tìm người thế chỗ. Và lúc đó, Khổng Tú Quỳnh là người được vị quản lý kia chọn, còn Đông Nhi lại được nhạc sĩ Đằng Phương (lúc đó cũng là thành viên trong công ty này) chọn vì nhận thấy ở cô nàng có tài năng và tâm huyết với nghề. Tuy nhiên, dù xuất phát cùng một thời điểm, cùng một công ty nhưng Khổng Tú Quỳnh lại được công ty chăm chút kĩ lưỡng hơn, còn Đông Nhi lại có phần bị “ghẻ lạnh”.
Và sau một thời gian cảm thấy phải tìm lối đi riêng cho mình, “đứa con bị từ chối này” đã cùng quản lý của mình (nhạc sĩ Đằng Phương) tách ra hoạt động riêng. Cũng chính từ đây, con đường sự nghiệp của Đông Nhi đã bắt đầu sang một trang mới. Với khả năng sáng tác cực ổn, giọng hát khá và một chút may mắn, Đông Nhi đã nổi lên như một hiện tượng với bản hit đình đám đầu tay mang tên Khóc. Để rồi liên tiếp sau đó là những ngày tháng “tươi đẹp” của Đông Nhi khi ca khúc nào ra mắt cũng “đánh đâu thắng đó”. Lịch diễn kín mích khắp các tỉnh thành trên cả nước, lượng fan ngày càng đông đảo, liên tục nhận những hợp đồng quảng cáo “béo bở”… có thể nói, tên tuổi của Đông Nhi đủ bảo chứng cho bất cứ chương trình, sản phẩm nào dành cho giới trẻ mà cô nàng tham gia.
Video đang HOT
Quyết định rời khỏi công ty quản lí của Đông Nhi là hoàn toàn hợp lí và đúng đắn, để giờ đây thành công của cô nàng là không thể phủ nhận. Hiện tại, Đông Nhi đã có một vị trí đứng vững chắc trong Vpop và được dự đoán là sẽ còn tiến xa nữa trong tương lai.
Ông Cao Thắng
Từng là thành viên của nhóm nhạc Weboys của “đế chế” WePro thời hoàng kim, Ông Cao Thắng có thể nói đã trải qua khá nhiều thăng trầm mà ít ai ngờ được. Weboys dù khá thành công nhưng vẫn chưa được như nhiều người mong đợi, thế mà chưa được bao lâu nhóm lại tan rã. Thời điểm đó Ông Cao Thắng được giữ lại với vai trò ca sĩ hát solo và hoạt động cầm chừng. Quyết định rời khỏi WePro hai năm sau đó của nam ca sĩ họ Ông là sự tất yếu.
Hoạt động độc lập những tưởng Ông Cao Thắng sẽ gặp khá nhiều khó khăn, nhưng không ngờ mọi chuyện lại khác. Ông Cao Thắng dường như được “sống là chính mình” khi tự do chọn nhạc, xây dựng hình ảnh đúng với khả năng và lợi thế vốn có là hát Ballad nhẹ nhàng, đẹp trai kiểu thư sinh, chứ không theo phong cách hầm hố, “hát như nói” thời WeBoys. Thêm vào đó là có sự trợ giúp không nhỏ của người yêu Đông Nhi, Ông Cao Thắng từng bước đi lên và đang có một vị trí khá tốt trong Vpop. Nếu cứ giữ vững phong độ như hiện nay, anh chàng được dự đoán sẽ còn làm nên chuyện trong thời gian tới.
Miu Lê
Ngoại hình dễ thương, gu âm nhạc ổn, giọng hát cũng thuộc loại khá, thế nhưng trong khoảng thời gian dài hoạt động tại công ty quản lý cũ (cũng chính là công ty ban đầu của Đông Nhi),sự nghiệp ca hát của Miu Lê chỉ “dậm chân tại chỗ”. Sau khi giúp Miu Lê ra mắt album đầu tay Nhận ra thì gần như phía công ty không có một hoạt động quảng bá rầm rộ nào, thế nên, album này cũng nhanh chóng “chìm xuồng” mặc dù nó được đánh giá là một sản phẩm âm nhạc tốt.
Cái tên Miu Lê lúc bấy giờ thật sự chỉ là một khái niệm mơ hồ đối với khán giả âm nhạc, dù trước đó, cô nàng đã khá đình đám với nhiều vai diễn, mà nổi bật nhất là vai chính trong bộ phim Những thiên thần áo trắng. Rồi cái gì đến cũng sẽ đến,Miu Lê chính thức “dứt áo ra đi”, kết hợp trở lại với ekip cũ trước đây của mình như: nhạc sĩ Only C, đạo diễn Việt Anh… Và từ quyết định này mà sự nghiệp của Miu Lê đã có dấu hiệu khởi sắc.
Các ca khúc ra mắt lẻ tẻ nhận được sự ủng hộ của khán giả bởi sự chăm chút kĩ lưỡng ở cả phần nhạc, hình ảnh lẫn truyền thông, Miu Lê lập tức tận dụng thời điểm cho ra mắt single online Ngày anh xa. Và hơn cả dự đoán, single này thành công ngoài mong đợi khi dẫn đầu nhiều bảng xếp hạng nghe nhạc online lẫn offline. Show diễn, tần suất xuất hiện trên truyền hình… của Miu Lê cũng ngày một cải thiện theo chiều hướng cực tốt. Và cho đến nay, có thể nói Miu Lê là một trong những cái tên triển vọng nhất Vpop trong năm 2012 này.
Theo TTVN
Đưa V-Pop và K-Pop lên bàn cân
Khán giả trẻ ngày càng yêu thích sao Hàn, thông tin về các hoạt động của nghệ sĩ K-Pop luôn trội hơn hẳn V-Pop. Vậy điều gì đã khiến thị trường âm nhạc ở ta chênh lệch đến vậy?
Ai cũng biết một trong những ưu điểm nổi trội của K-Pop là ở những mô hình đào tạo chuẩn mực, rất có đầu tư. Để cho ra lò một nghệ sĩ, thường công ty quản lý phải tốn ít nhất là 3 năm, thâm chí có nhiều trường hợp trên 5 năm. Bên cạnh đó những thực tập sinh này lại được tuyển chọn trong hơn cả ngàn người, và tất cả đều mang sẵn tài năng thiên bẩm trong người, quá trình đào tạo sẽ giúp họ phát huy tối đa các tố chất vốn có.
Không chỉ có nhà đầu tư mạnh tay, mà ngay cả các thực tập sinh cũng rất có ý thức, họ chịu khó nhẫn nại với quá trình rèn luyện dài hơi của mình. Ở độ tuổi chỉ từ 12 đến 16, tất cả đều sẵn sàng lăn xả ngày đêm trong phòng tập mà không hề có gì đảm bảo chắc chắn sẽ được debut. Thực tế vẫn có rất nhiều những trường hợp theo đuổi ước mơ hằng mấy năm ròng nhưng đến phút cuối lại bị loại bỏ vì chưa đủ chất lượng.
Lấy ví dụ như SNSD, nhiều người bảo họ chỉ có mẻ bề ngoài, hát hò nhảy nhót đều ở mức trung bình, nhưng để có được cái mốc "trung bình" ấy, hàng chục cô gái khác đã phải rớt lại phía sau, mặc dù thời gian đào tạo đều không dưới 4 năm. Hoặc như trường hợp Jo Kwon-2AM phải mất đến 7 năm mới được cho ra lò, đủ để thấy K-Pop nghiêm túc thế nào trong khâu tuyển dụng, đào tạo của mình.
Jo Kwon đợi chờ mòn mõi trong suốt
7 năm mới được ra lò
Không cần phải đi sâu cũng đủ thấy V-Pop "một trời một vực" thế nào so với K-Pop ở mảng này. Đầu tiên, về yếu tố con người chúng ta thiếu sự chuẩn bị ban đầu, nếu như K-Pop có thể thoải mái chọn lựa trong số cả ngàn con người vừa đẹp, vừa hát hay, nhảy giỏi, năng khiếu đầy mình, thì ở Việt Nam lắm khi một ca sĩ chuyên nghiệp được mọi người biết đến nhưng tài năng lại hết sức hạn chế, chưa đủ để so sánh với những nhân tố "nghiệp dư" ban đầu trong những khâu tuyển chọn tại K-Pop.
Wepro nổi tiếng đào tạo mát tay nhưng họ chỉ thành công khi "xài lại"
những ca sĩ đã có thâm niên đi hát. Còn với nhóm Weboys do chính
công ty ra sức "bơm vá" thì lại thất bại ê chề.
Về vấn đề vũ đạo, nếu như ở K-Pop chuyện cảm nhạc là một kỹ năng sơ đẳng, thực tập sinh nào cũng phải có, thì ở ta, có khi một ngôi sao đã đứng trên sân khấu 3,4 năm trời vẫn không thể làm được vài động tác cho ra hồn, thử hỏi yếu tố đào tạo là be bét đến nhường nào. Ở nước ta người tài không thiếu, cứ nhìn vào những bạn trẻ nổi tiếng qua đường online sẽ thấy, nhưng sự phát triển thiếu chiến lược các công ty giải trí không đủ lực để thuyết phục họ tham gia, trong khi kiểu ca sĩ "hạn hẹp tài năng, tham vọng có thừa" thì lại cứ ầm ầm lên tuyến đầu.
V-Pop tràn ngập những
"bình bông di động"
Bị giới hạn ở nhiều yếu tố là vậy nhưng qui trình đào tạo ở ta lại luôn được xếp vào dạng "nhanh nhẩu đoản", cứ tầm 6 tháng là ra lò. Nhà đầu tư ở ta thường không có lòng tin lâu dài vào ca sĩ, vì quả thật họ có thể "qua cầu rút ván" bất cứ lúc nào. Mặt khác, V-Pop cũng chẳng thể đào đâu ra một tài năng chịu giam mình rèn luyện 4,5 năm trời, khi mà các đồng ngiệp cùng trang lứa cứ hát bình bình, nhảy vừa vừa là cũng đã đủ phóng thẳng lên báo làm "ngôi sao".
365 band được đầu tư nghiêm túc
cũng chỉ vỏn vẹn trong 6 tháng
Nghèo nàn nhân lực
Ca sĩ dù tài năng đến đâu cũng không thể làm nên chuyện một mình, các yếu tố cơ bản cần thiết là phải có nhạc sĩ hợp gout, cùng người biên đạo ra trò. Ở V-Pop, khả năng sáng tác chắc chắn không tồi, tuy nhiên phần phối nhạc thì lại vô cùng ủ dột. Một bản hit đương đại của ta nếu mang ra so sánh với Quốc tế thì chẳng khác nào ... đá lửa đặt cạnh quẹt gas. Điển hình như thành phố Hồ Chí Minh, là thị trường âm nhạc lớn nhất nước, với lượng nhạc sĩ, phòng thu tràn ngập phố phường, nhưng lại không thể nào phối được một cái beat nhạc dance chỉnh tề, ngang tầm khoảng 50% nhạc ngoại, mặc dù máy móc kỹ thuật thì vẫn có khả năng sắm sửa đắt tiền. Muốn thấy rõ điều này, khán giả chỉ cần nghe thử các ca khúc do V-Pop phối lại từ hit ngoại, sẽ khám phá ra khả năng "bập bẹ" của gà nhà đang tiến bộ đến đâu.
V-Pop bội thực với kiểu "sôi động-khoe hàng"
nửa mùa
Nguyên nhân cơ bản của vấn đề là vì ở Việt Nam phần hòa âm phối khí thường không được đào tạo chuyên nghiệp bài bản, từ đó V-Pop không có khả năng cập nhật những kỹ thuật mới từ nước ngoài. Hầu hết phòng thu chủ yếu ra đời bằng việc học lóm nhau, thế nên mọi ngón nghề cũng chỉ có bấy nhiêu xào đi xào lại. Không có được ca khúc ưng ý, đúng giai điệu thử hỏi ca sĩ sẽ nhảy bằng gì? Thế nên khán giả rất khó lòng để có thể thưởng thức một bản hít sôi động chất lượng như K-Pop.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng thị trường nội địa cũng có được một số bản hit hợp thời đáng đồng tiền bát gạo, và lúc này thì lại phải đau đầu vì vũ đạo. Chúng ta có rất nhiều ca sĩ nhảy được, nhưng lại thiếu trầm trọng người biên đạo tốt. Điển hình như Hồ Ngọc Hà với hit Xin hãy thứ tha, cùng một bài hát nhưng rõ ràng phần dàn dựng bởi vũ đoàn nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn lại tỏ ra khá ngớ ngẩn so với tiết mục trình diễn tại Asia Song Festival 2009, do K-Pop biên đạo.
Phần biên đạo của V-Pop được nhận
xét là quá "chợ" so với những gì K-Pop
tút tát cho Hồ Ngọc Hà tại ASF 2009
"Đây có thể là một bài tập nhỏ của K-Pop
nhưng lại là một bước tiến dài với V-Pop"
Công bằng mà nói, Hồ Ngọc Hà lúc đó cũng chỉ ở mức trung bình so với sao Hàn, không có gì đặc biệt, tuy nhiên với V-Pop thì nó gần như trở thành "kinh điển", được truyền thông ngợi ca suốt cả một thời gian dài, chứng tỏ sự thiếu thốn biên đạo giỏi ở ta gần như là "mò kim đáy biển", khiến thiên hạ phải thèm khát đến phát rồ.
Sự ủng hộ đúng mực
Và vấn đề cốt yếu vẫn là thói quen thích xài đồ "chùa" của dân ta, vì album không bán được nên ca sĩ sẽ gặp phải những giới hạn về kinh tế, từ đó kéo theo chất lượng giảm sút. Trong khi với fans ngoại họ sẵn sàng mua hàng từ Itunes, chạy đua lượng doanh số bán single, album để ủng hộ thần tượng, thì phần lớn khán giả nhà ta vẫn ung dung ngồi download, mua đĩa lậu. Việc làm này góp phần tiếp tay cho hàng loạt "ngôi sao" tạp nham trà trộn vào thị trường, chỉ cần vài tiểu xảo là họ có thể thản nhiên câu view cho dòng sản phẩm online trên mạng. Với K-Pop, muốn thành công, nghệ sĩ phải chứng minh được bằng lượng tiêu thụ đĩa nhạc trong thực tế, còn với các gà nhà V-Pop, một bộ phận ca sĩ chỉ biết khoe lượt view cao ngất từ vài cái MV, mà lắm khi nó còn được lý giải bằng 2 từ "thảm họa".
Mô hình đào tạo chuyên nghiệp của K-Pop cho
ra đời những hình tượng nghệ sĩ khá hoàn hảo
Việc thiếu thốn những chương trình biểu diễn qui mô hoành tráng phần lớn cũng ở quan niệm ủng hộ còn khá "chừng mực" bởi khán giả nước nhà. Ngay cả khi nghệ sĩ Quốc tế đến trình diễn thì khả năng ế chỏng chơ vẫn luôn là nỗi lo lớn của nhà tổ chức, chứ đừng nói gì đến sức hút của hàng nội địa. Ví như liveshow đình đám của một nữ ca sĩ hạng A nước ta, được đầu tư công phu hoành tráng, ấy vậy mà khán giả vẫn tiếc tiền đến mức giá vé rơi thẳng xuống ngưỡng 50.000 VNĐ mà kết quả vẫn nằm ở mức...bi kịch. Với những thực tế như thế, V-Pop khó lòng làm được những show trình diễn hoành tráng tốn kém, vì vấn đề là hưởng thụ thì ai cũng sẵn lòng, nhưng để trả cho nó một mức phí hợp lý thì không phải khán giả nào cũng sẵn sàng.
Các yếu tố nêu trên chỉ là một số khía cạnh trước mắt khiến nền giải trí nước ta còn thua kém nước bạn, bên cạnh đó còn có những lý do về sự chênh lệch giữa hai nền kinh tế, lịch sử phát triển V-pop và K-Pop v.v... Tuy nhiên nếu biết cách nhìn nhận, khắc phục những vấn đề nằm trong khả năng của chúng ta, thì ắt hẳn thị trường nội địa cũng có được những bước chuyển mình tích cực, nhằm xích lại gần hơn với những giá trị mang tầm quốc tế. Chúng ta đang thua thiệt, nhưng cũng chẳng ai cấm đoán việc cố gắng chạy bám đuổi theo sau để giảm dần khoảng cách.
Trung Kiên
Theo VNN
Ông Cao Thắng về chung "nhà" với Đông Nhi Bỏ qua những nghi án tình cảm, cả hai vẫn thường xuyên xuất hiện thân mật công khai trước chốn đông người, và thậm chí đã là người một "nhà" khi Thắng có cùng chung người quản lý của Đông Nhi. - Im hơi lặng tiếng trong hai năm rồi sau đó lại đột ngột xuất hiện với danh nghĩa là ca -...