Gà chết mua hàng tấn, sơ chế rồi bán làm giò chả
Ngày 17-11, Phòng Cảnh sát môi trường (PC05) Công an tỉnh Đồng Nai cho hay vừa phát hiện cơ sở thu mua, sơ chế hơn 2,2 tấn gà chết bốc mùi hôi thối trước khi bán ra thị trường tiêu thụ.
Hơn 2 tấn gà chết bốc mùi hôi thối tại cơ sở của bà Thương – Ảnh: A LỘC
Thông tin ban đầu, khoảng 20h30 tối 16-11, PC05 Đồng Nai phối hợp cùng lực lượng thú y, chính quyền phường Trảng Dài bất ngờ kiểm tra cơ sở giết mổ gia cầm tại tổ 43 (khu phố 4C, phường Trảng Dài) do bà Trần Thị Ngọc Thương (44 tuổi, ngụ TP.HCM) làm chủ.
Ở thời điểm kiểm tra, bốn nhân công đang chuyển gà chết từ xe tải xuống sàn nhà rộng khoảng 150m 2. Sau đó, gà được đưa vào lồng quay để làm sạch lông.
Làm việc với cơ quan chức năng, chủ cơ sở khai đã hoạt động hơn một tháng nay. Gà chết được thu mua từ một người phụ nữ chưa rõ lai lịch ở khu vực xã La Ngà và Suối Nho (huyện Định Quán) với giá 4.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Gà được mua với giá 4.000 đồng/kg mang về sơ chế rồi bán ra thị trường – Ảnh: A LỘC
Sau khi sơ chế, gà được phân loại, bỏ mối tiêu thụ tại Đồng Nai và TP.HCM, chủ yếu bán cho các cơ sở làm giò, chả… Thống kê ban đầu, cơ sở trên có hơn 2,2 tấn gà chết đã đổi màu, bốc mùi hôi thối khó chịu.
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định bà Thương vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, thú y. Cụ thể, bà Thương hoạt động giết mổ ở địa điểm chưa được cơ quan chức năng cấp phép và giết mổ, mua bán động vật đã chết.
Lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính, đồng thời bàn giao toàn bộ gà chết cho chính quyền địa phương tiêu hủy theo quy định.
Con gái xúc động trước những tin nhắn bình dị cha gửi mẹ trên bảng viết phấn
Hình ảnh các dòng tin nhắn bình dị trên bảng viết bằng phấn do một bác sĩ thú y về hưu gửi cho vợ hằng ngày trong những năm qua đã thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ trên mạng xã hội.
Sống tại TP.HCM và thỉnh thoảng mới về lại quê Tiền Giang, Trần Ngọc Quỳnh My (29 tuổi), đọc những lời nhắn của người cha viết bằng phấn trên bảng và quyết định đăng tải hình ảnh lên Facebook để lưu giữ làm kỷ niệm.
Lời nhắn của ông Vinh dành cho vợ
Chủ nhân của những dòng tin nhắn viết bằng phấn trên bảng là ông Trần Công Vinh (62 tuổi, H.Cái Bè, Tiền Giang). Ông Vinh là một bác sĩ thú y đã về hưu và làm vườn 7 năm nhưng vẫn luôn duy trì thói quen viết lời nhắn cho cả nhà và chép lại những bài hát bản thân yêu thích ra giấy để học thuộc.
Do thời gian làm việc, học tập của các thành viên trong gia đình không giống nhau nên ông Vinh chọn cách viết tin nhắn bằng phấn lên bảng. Bên cạnh đó, ông chọn cách viết này vì khi bấm điện thoại lâu ông sẽ không nhìn rõ chữ. Buổi sáng, ông viết gửi cho vợ, chiều viết gửi cho cháu.
Quỳnh My chia sẻ: "Ban đầu cha viết lên bàn gỗ nhưng bề mặt nhám nên rất khó để viết và lau. Sau đó, cha tận dụng chiếc bảng của cháu trai không còn dùng tới để viết và gửi tin nhắn cho cả nhà mỗi khi có việc đi ra ngoài".
Bài viết Quỳnh My chia sẻ trên Facebook
Sau khi được Quỳnh My đăng tải trên Facebook, bài viết về chú Vinh thu hút nhiều lượt thích và bình luận từ các bạn trẻ. Chẳng hạn, Hải Yến (ngụ Yên Bái) nêu lên cảm nhận: "Xem xong, tôi nhớ lại hồi mình còn bé, không có điện thoại, đi học về mà bố mẹ đi vắng thì hay viết giấy như vậy".
Còn Trịnh Hoa Vân Phụng (TP.HCM) bày tỏ sự ngưỡng mộ: "Bạn thật may mắn khi còn lưu lại những bức ảnh về chữ của ba. Còn ba của mình cũng thích ghi như vậy nhưng ông đã mất rồi".
Lời nhắn chú Vinh dành cho cháu nội
Chia sẻ với phóng viên Thanh Niên, Quỳnh My cho biết: "Cha mẹ mình ngày xưa là hàng xóm ở dưới Long An, hai bên ông bà là bạn thân. Sau này, ông bà ngoại chuyển về Tiền Giang sống nên mất liên lạc. Mãi đến 20 năm sau, cha mẹ mình mới gặp lại". Sau khi gặp lại và trải qua quá trình yêu xa gần 3 năm, ông Vinh và mẹ của Quỳnh My, bà Trần Thị Thơ quyết định về Tiền Giang làm việc và sinh sống cho đến nay.
Bình luận của cộng đồng mạng dành cho bài viết của Quỳnh My
Quỳnh My nói thêm: "Cha mình viết tin nhắn cho cả nhà mỗi ngày và thường để ở chỗ bàn ăn để mọi người dễ nhìn thấy. Tính đến nay nếu viết tin nhắn bằng phấn trên bảng phấn cũng đã được gần 3 năm. Thông qua cách giao tiếp độc đáo của cha mẹ, mình học hỏi được sự ngọt ngào và những điều hay nên vợ chồng mình cũng nói chuyện, cư xử với nhau như vậy để cuộc sống hôn nhân hạnh phúc hơn".
Ô nhiễm khuẩn Salmonella trên thịt lợn lên đến hơn 50% Mức độ ô nhiễm vi sinh vật, nhất là vi khuẩn Salmonella trên thịt lợn đang ở mức đáng báo động (45-58% ở các chợ truyền thống và kênh phân phối khác nhau). Đây là thông tin được TS Đặng Xuân Sinh - chuyên gia của Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế cho biết trong cuộc trao đổi với phóng viên VOV2....