Gã bán dừa dạo và tội ác với 3 người tình
Sau khi hãm hiếp, sát hại người tình để níu kéo tình cảm với người phụ nữ đã quen trước đó, Hùng tiếp tục gây ra tội ác tương tự trong thời gian lẩn trốn.
Chiều 25.9, Công an TP.HCM cho biết vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can Lê Thanh Hùng (SN 1979, quê tỉnh Đồng Tháp) về hành vi giết người, hiếp dâm và cướp tài sản. Hùng được xác định là kẻ sát hại 2 người tình, gây thương tích cho 2 người khác.
Sát hại người tình để níu kéo tình cảm
Theo điều tra, đầu năm 2013, Hùng rời quê lên TP.HCM mưu sinh bằng công việc bán dừa dạo. Hùng thường đậu xe ba gác bán dừa trước cửa hàng bán gạo của chị N.T.Hạnh trên đường số 5, phường Tân Tạo, Quận Bình Tân. Từ đó hai người nảy sinh tình cảm. Gia đình chị Hạnh không ủng hộ mối quan hệ này nên hai người thuê phòng trọ sống với nhau như vợ chồng.
Thế nhưng, thời gian chung sống với chị Hạnh, Hùng còn quan hệ yêu đương với một số phụ nữ khác, trong đó có chị N.T.T.Hoa (quê Kiên Giang). Biết chuyện, chị Hạnh giận dỗi bỏ về nhà. Nhiều lần sau đó Hùng đến nhà năn nỉ chị Hạnh quay lại thì bị người nhà chị này đuổi đánh.
Lê Thanh Hùng tại cơ quan điều tra.
Để khẳng định tình cảm, Hùng nói với chị Hạnh: “Không lẽ anh giết chết nó (tức chị Hoa) thì em mới tha thứ cho anh hay sao?”. Chị Hạnh đáp: “Anh giết đi, tui mua dao cho”. Hùng nói thêm: “Em mua đi anh sẽ thực hiện”. Nói là thực hiện, ngày 14.12.2013, chị Hạnh hẹn Hùng để đưa con dao Thái Lan.
Sau đó, tối 17.12.2013 Hùng lận dao đến nơi trọ của chị Hoa rồi báo cho chị Hạnh biết. Lúc này Hạnh gọi em rể tên P đóng giả làm xe ôm đến trước chỗ trọ của chị Hoa. Hùng vờ gọi người xe ôm là P chở mình và chị Hoa đi công việc nhưng sau đó như đã tính trước, P chở hai người thẳng đến khu vực rừng tràm thuộc xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh (TP.HCM).
Tại đây Hùng và P đã dùng vũ lực hãm hiếp chị Hoa rồi giết hại. Nhưng khi làm việc với công an, chị Hạnh và P cho rằng không liên quan đến cái chết của chị Hoa, tất cả là lời khai của riêng Hùng. Quá trình giám định ADN, công an xác định ngoài Hùng còn có một người khác hiếp dâm chị Hoa nhưng đó không phải là P. Vụ án này vẫn đang được mở rộng điều tra.
Tiếp tục gây án
Về phía Hùng, sau khi ra tay tàn độc với chị Hoa đã có ý định giết hại chị Hạnh và anh Nhân (em ruột của chị Hạnh, người từng đuổi đánh Hùng). Chiều 23.12.2013, Hùng cầm búa đến cửa hàng gạo nhà chị Hạnh thực hiện ý đồ. Thấy anh Nhân và chị Hạnh, Hùng lao vào dùng búa đánh nhiều nhát vào đầu rồi tẩu thoát. Chị Hạnh bị tỉ lệ thương tật 22%, còn anh Nhân bị 61%.
Thời gian lẩn trốn, Hùng làm phụ hồ tại huyện Tân Uyên, tình Bình Dương và có quan hệ tình cảm với chị Hoàng, là nhân viên phục vụ ở một quán cà phê ở TX.Dĩ An, Bình Dương. Giữa tháng 4.2014, Hùng nói với chị Hoàng sẽ giới thiệu cho chị bán cà phê ở một quán tại TP.HCM trả lương cao. Chị Hoàng tin và sau đó nghỉ làm, mang theo đồ đạc đi với Hoàng.
Đến ngày 24.4.2014, Hùng và chị Hoàng đến quận Bình Tân, TP.HCM và thuê phòng trọ ngủ lại. Tại đây chị Hoàng phát hiện mất sợi dây chuyền và nghi ngờ Hùng lấy nên hai người cự cãi, chị Hoàng lấy cây gỗ đánh Hùng nhưng bị gã này giật được đánh trả lại khiến chị này bất tỉnh. Sau đó chị Hoàng tỉnh dậy hô hoán. Vì sợ người khác nghe thấy Hùng đã dùng chính cây gỗ lúc nãy đánh chết người tình, giấu thi thể dưới gầm giường.
Video đang HOT
Lấy được tài sản là chiếc ĐTDĐ của chị Hoàng, Hùng bỏ trốn khỏi nhà nghỉ rồi đón xe về công trình nơi gã đang làm phụ hồ tiếp tục làm việc. Hơn 1 tháng điều tra vụ án mạng trong nhà nghỉ, Công an TP.HCM đã bắt giữ được Hùng. Đối tượng này sau đó đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như nói trên.
Theo_Dân việt
Liên tục xảy ra các vụ thảm án: Giải mã ngọn nguồn tội ác
Trong thời gian ngắn, xảy ra liên tiếp những vụ thảm sát gây rúng động dư luận. Sau những bàng hoàng phẫn nộ, nhiều người đặt câu hỏi: Ngọn nguồn tội ác từ đâu ra?
PV đã phỏng vấn Đại tá Đỗ Cảnh Thìn, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm, Học viện Cảnh sát Nhân dân (Bộ Công an) để có những cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.
Sức ép của đồng tiền?
Thưa ông, sau những vụ án xảy ra, chúng ta thường có những phân tích mổ xẻ nguyên nhân là do đâu. Do gia đình, nhà trường và xã hội, rất nhiều cái mối liên quan, nhưng chúng tôi nghĩ là dù nguyên nhân gì đi nữa thì cái nền tảng đạo đức là điều chúng ta cần làm?
Đại tá Đỗ Cảnh Thìn: Vâng, đạo đức là một cái rất là cơ bản, và nó được xem là căn cốt của con người trong mỗi xã hội, gia đình và mỗi con người.
Dù cuộc sống có mở đến đâu, có thay đổi đến đâu thì đạo đức vẫn là một nền tảng rất quan trọng, và khi mà đạo đức được lên ngôi, thì sẽ đảm bảo được cuộc sống của mỗi gia đình, đảm bảo được sự bình yên của xã hội.
Khi mà đạo đức nó xuống cấp, nó thay đổi thì nó sẽ có rất nhiều hành vi lệch chuẩn và có nhiều hành vi, vi phạm pháp luật, gây ra những bất ổn không chỉ mỗi gia đình, xã hội mà nó gây ngay chính bản thân của con người.
Đại tá Đỗ Cảnh Thìn
Ông có cho rằng là chất lượng cuộc sống đang ngày một nâng lên, nhưng những giá trị đạo đức không được đề cao, điều này đang xảy ra khá phổ biến trong xã hội của chúng ta?
Đại tá Đỗ Cảnh Thìn: Đúng là trong những năm gần đây đời sống của chúng ta đã tăng cao, có nhiều điều cải thiện, nhưng chúng ta phải chấp nhận thực tế là đạo đức của một bộ phận không nhỏ trong nhân dân, cũng như trong các cơ quan, cán bộ công chức nói chung thì đang có những biểu hiện đáng lo ngại.
Điều này nó cũng làm cho không khí xã hôi trở nên khá nặng nề và nó cũng là lực cản đối với sự phát triển, đồng thời cũng làm nhiều điều phiện muộn và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, nặng nề cho cuộc sống.
Vụ thảm sát 4 người ở Yên Bái gây rúng động cả bản làng vốn yên bình xưa nay.
Từ những vụ thảm sát, cũng cho thấy mối quan hệ cộng đồng, đã không còn là "tối lửa tắt đèn có nhau" nữa, mà thay vào đó là những hành vi ứng xử phi đạo đức, không chỉ ở những vụ thảm sát. Không ít người đặt câu hỏi: Tại sao người ta lại dễ nổi nóng, dễ mất kiểm soát hành vi chỉ vì mâu thuẫn nhỏ. Vậy thì ở góc độ tâm lý tội phạm, ông cắt nghĩa điều này như thế nào?
Đại tá Đỗ Cảnh Thìn: Chúng ta phải nhận thấy một điều là, trong những năm qua chúng ta bước vào nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, bên cạnh những thành tựu, thì cũng có nhiều những sức ép, đó là sức ép về việc làm, rất nhiều người hiện nay không có việc làm, hoặc là việc làm không đầy đủ, cuộc sống khó khăn.
Rồi nữa là sức ép về giá trị của đồng tiền, nhiều khi người ta chạy theo giá trị của đồng tiền, đồng tiền nó lên ngôi, nó chi phối hành vi của con người.
Bên cạnh đó có những tác động của xã hội, như tranh giành, chèn ép, mâu thuẫn nó xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống cho nên trong mỗi con người gây nên cho mình một sức ép.
Cho nên khi xảy ra vấn đề mâu thuẩn người ta thường không làm chủ được. Nhiều khi nó tích tụ lại và khi bật ra nó trở thành hành vi, nhiều khi cái mẫu thuẫn rất nhỏ dẫn đến hành vi phạm tội rất nghiêm trọng.
Bỗng dưng... phạm tội!
Đại tá Đỗ Cảnh Thìn nhấn mạnh: Qua nghiên cứu của chúng tôi trong nhiều năm, cái tỷ lệ mà người phạm tội ma không phải là lưu manh, không phải là đối tượng hình sự, chỉ là người bình thường, trong một ngày bất thường, bỗng trở thành tội phạm chiếm tỉ lệ áp đặt từ 73 đến 75%, số người bị bắt tạm giam bị kết án là những người lao động chưa có tiền án, tiền sự.
Nnhiều khi chỉ vì cái nhìn, câu nói, hay những tranh chấp rất nhỏ cũng xảy ra một vụ thảm án, đấy là một hiện tượng xã hội mà chúng ta phải hết sức lưu ý.
Trong nhiều năm nghiên cứu, thì cho thấy cứ 100 người bị giết, thì có đến 93 đến 95 người bị giết là do mâu thuẫn bộc phát, những mâu thuẩn nhỏ trong cuộc sống chứ không phải là đối tượng lưu manh chuyên nghiệp.
Tuy nhiên,những đối tượng hình sự khi gây án thường gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Và tỷ lệ người bị bắt trong những năm gần đây hầu như đều nằm trong độ tuổi lao động.
Đại tá Đỗ Cảnh Thìn cho rằng nhiều tội phạm thực hiện hành vi do bộc phát.
Đây là thiệt hại rất lớn cho gia đình, cho xã hội và cho chính bản thân của họ, đây là một trong những lí do mà nhiều vụ án xảy ra.
Một vấn đề nữa đó chính là sự phân tầng xã hội, sự phân hóa giàu nghèo bây giờ nó đang diễn ra rất lớn. Đây cũng chính là điều tác động đến tâm lý, nhận thức, đến hành vi của con người.
Một vấn đề mà chúng ta hay nói, đó chính là những kỹ năng sống. Kỹ năng sống của rất nhiều người đặc biệt là giới trẻ hiện nay còn rất nhiều hạn chế, họ không làm chủ được hành vi của mình và khi gặp những tình huống bất lợi họ không có những kĩ năng giải quyết những tình huống đó.
Họ xử lý theo bản năng, theo sự thúc đẩy bên trong, hơn là sự chi phối của nhận thức. Đấy là một hạn chế mà nhà trường, gia đình cần giáo dục các em rèn luyện kĩ năng sống, nhất là cuộc sống bây giờ nó rất đa chiều.
Một vấn đề nữa mà tôi cho rằng, vấn đề học hành của các em bây giờ nó rất là nặng nề, chúng ta không chú ý nhiều đến vấn đề đạo đức mà chúng ta thường chạy theo thành tích học tập, đấy cũng chính là nguyên nhân.
Hiện đại cũng kéo theo đó chính là ảnh hưởng của truyền thông, của mạng xã hội, của internet, nó tác động vào tâm lý, đặc biệt là giới trẻ, tuổi chưa định hình được về nhân cách, tuổi đang thích khám phá, thích thể hiện mình, chạy theo những giá trị ảo thì những tác động ảnh hưởng hằng ngày, hằng giờ, khi các em vào hoàn cảnh bất lợi thì các em phản ứng theo bản năng.
Như vậy là có quá nhiều yếu tố tác động đến hành vi và trong mỗi người đều tiềm ẩn những nguy cơ bộc phát mà chúng ta cần phải lưu tâm. Sau những vụ thảm sát ở những vùng quê thì chúng ta thấy, phải chăng những gắn kết giữa con người chưa được cao thưa ông?
Đại tá Đỗ Cảnh Thìn: Các làng quê trước đây có những vùng rất yên tĩnh và thuần khiết, những kể từ khi chúng ta có những bước dài về hội nhập kinh tế, thì ở những vùng quê xuất hiện rất nhiều những loại tội phạm và tình làng nghĩa xóm thì không còn gắn kết như trước.
Bởi vì, người ta chạy theo những giá trị khác, bây giờ có làng HIV, có làng nghiện, có gái mại dâm, có cờ bạc, khi người ta sống như vậy có quá nhiều tác động xấu như thế, làm cho con người thay đổi về hành vi.
Một số người ở nông thôn hiện nay thiếu việc làm, năng suất lao động thấp, người ta bỏ ra thành phố đi làm, hoặc là tìm những nơi có nhiều tiền hơn, người ta thoát ra khỏi sự ràng buộc về gia đình, dòng tộc, lối sống, hàng xóm.
Họ tìm đến nơi hoàn toàn mới, ở đó họ được tự do hành động không bị kiểm soát hoặc kiểm soát rất lỏng lẻo, cho nên là ở đấy có rất nhiều tệ nạn, có nhiều tiêu cực tác động vào con người.
Chính những môi trường sống đấy, nó tác động vào đạo đức của con người, làm cho mối quan hệ hàng xóm, làng xã đã trở nên suy giảm...
Trong 2 tháng 7 và 8/2015 đã diễn ra liên tiếp 4 vụ thảm án làm chấn động dư luận đó là vụ thảm sát 4 người ở Nghệ An, 6 người ở Bình Phước, 4 người ở Yên Bái, 4 người ở Gia Lai. Nghi phạm của 4 vụ thảm sát đều đã bị bắt giữ và chờ ngày đem ra xét xử. Tuy nhiên, các vụ thảm án khác vẫn liên tục diễn ra trong đó có nhiều yếu tố đạo đức gia đình như con giết cả cha lẫn mẹ, chồng giết vợ rồi tự tử, mẹ vứt 2 con xuống suối...
Theo Sức khỏe cộng đồng
Con người tiếp tục cảnh giác với bạo lực và tội ác, tự mình bảo vệ lấy mình Hàng ngày mở mạng Internet ra, có biết bao tin tức về bạo lực, bạo hành, nhiều người cảm thấy xã hội ta đang ở tình trạng bất an ghê gớm. LTS: Gần đây các vụ thảm sát liên tục xảy ra từ Bắc vào Nam, tính chất manh động, bạo lực đang có xu hướng trẻ hóa. Trước tình hình đó, ThS....