G7 xem xét viện trợ nước nghèo chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19
Anh đã tổ chức cuộc họp trực tuyến quy tụ các bộ trưởng tài chính Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), trong đó tập trung thảo luận vấn đề viện trợ cho các nước nghèo nhất trên thế giới chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Nairobi, Kenya. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cuộc họp khai mạc tối 19/3 (giờ Hà Nội) và dự kiến kéo dài trong vài giờ, với sự tham gia của Bộ trưởng Tài chính nước chủ nhà Rishi Sunak và người đồng cấp các nước Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ. Trước đó, tháng 2 vừa qua, các bộ trưởng tài chính G7 cũng đã nhóm họp trực tuyến bàn về dịch COVID-19.
Trước thềm cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính Sunak đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ Janet Yellen để thảo luận vấn đề viện trợ phát triển. Hai bên cũng đề cập đến khả năng thực hiện đợt phân bổ mới Quyền rút vốn đặc biệt (SDR).
Video đang HOT
SDR ra đời năm 1969, là loại tiền tệ quy ước của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) được dùng trong quan hệ tín dụng giữa quỹ với các nước thành viên hoặc giữa các nước với nhau. Khi giải ngân, phương tiện này có thể quy đổi thành một đồng tiền bất kỳ trong rổ – USD, euro, yen, bảng Anh và Nhân dân tệ – để đáp ứng nhu cầu cân bằng thanh toán của các nền kinh tế thành viên.
Dự kiến, trong năm nay, Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ diễn ra tại hạt Cornwall, Tây Nam nước Anh, từ ngày 11 – 13/6 tới. Sự kiện năm ngoái, theo kế hoạch được tổ chức ở Mỹ, đã bị hoãn do dịch COVID-19.
Tổng thống Tanzania nói 'chỉ Chúa mới chống được Covid-19'
Tổng thống Tanzania Magufuli nói ông hoàn toàn nghi ngờ vaccine cùng các biện pháp hạn chế và chỉ tin có Chúa mới bảo vệ được mọi người khỏi Covid-19.
"Vaccine không hiệu quả. Nếu người da trắng có khả năng tiêm phòng cho các bạn thì vaccine AIDS đã được triển khai. Vaccine phòng bệnh lao, sốt rét và hầu hết các bệnh ung thư đáng lẽ cũng đã được tìm ra", Tổng thống Tanzania John Magufuli hôm 27/1 nói trước đám đông ủng hộ, hầu hết không đeo khẩu trang.
Magufuli, 61 tuổi, bày tỏ hoài nghi về hiệu quả của vaccine Covid-19 và không khuyến khích Bộ Y tế triển khai tiêm chủng diện rộng, cho rằng nó không "hữu dụng" với đất nước Đông Phi này.
Tổng thống Tanzania John Magufuli phát biểu trong chuyến thăm đến Nairobi, Kenya, hồi tháng 10/2016. Ảnh: Reuters.
Ông đã cảnh báo người dân Tanzania có thể bị biến thành "chuột thí nghiệm" trong đợt triển khai tiêm chủng, thậm chí cáo buộc một số người dân ra nước ngoài tiêm vaccine đã mang về loại nCoV mới "bất thường".
Tổng thống Magufuli khuyên mọi người chỉ cần ăn uống đầy đủ và cầu nguyện với Chúa, thêm rằng người dân không phải lệ thuộc vào bất kỳ biện pháp hạn chế nào của chính phủ.
"Tôi không tính đến việc thông báo phong tỏa dù chỉ một vài ngày, vì Chúa luôn ở đây và Ngài sẽ bảo vệ cho người dân Tanzania,", Tổng thống Magufuli nói giữa tràng pháo tay ủng hộ của đám đông.
Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc khu vực châu Phi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hôm 28/1 đã kêu gọi chính phủ Tanzania chia sẻ thông tin về Covid-19, thực hiện các biện pháp để bảo vệ người dân khỏi nCoV và cùng sản xuất vaccine. "Khoa học chứng minh rằng vaccine có hiệu quả", Moeti đăng trên Twitter, phản bác tuyên bố của Magufuli.
Kể từ khi Covid-19 bùng phát, giới chức Tanzania đã hứng chỉ trích về cách ứng phó với virus. Việc Tổng thống Magufuli hạ thấp mức độ nghiêm trọng của các vấn đề sức khỏe cộng đồng nói chung ngày càng gây ra nhiều vấn đề.
Magufuli vẫn chế giễu các biện pháp giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và hoài nghi về bộ xét nghiệm được Cơ quan Quản lý và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi cung cấp. Ông thường xuyên quảng cáo một loại trà tự nhiên chưa được kiểm chứng từ Madagascar có thể chữa được Covid-19.
Chính quyền của Magufuli được cho là không chia sẻ thông tin Covid-19 với cơ quan y tế thế giới. Theo dữ liệu được chính phủ nước này công bố, Tanzania chỉ ghi nhận 509 ca nhiễm và 21 ca tử vong trên tổng số khoảng 58 triệu dân.
Singapore thắt chặt các biện pháp đối phó với dịch COVID-19 Sau gần một tháng bước vào giai đoạn 3 mở cửa trở lại, Singapore đã ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong cộng đồng gia tăng, với 22 ca trong tuần qua, tăng mạnh so với chỉ 3 ca/tuần trước đó. Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN Số...