G7 sẽ phản đối quân sự hóa Biển Đông
Các lãnh đạo G7 trong cuộc họp tại Nhật tuần này được cho là sẽ “phản đối mạnh mẽ” hoạt động xây đảo nhân tạo và quân sự hóa ở Biển Đông.
Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo. Ảnh: Asia Maritime Transparency Initiative
Các lãnh đạo sẽ không đề cập riêng Trung Quốc, nhưng sẽ bác bỏ “những hành động đơn phương có thể làm thay đổi nguyên trạng”, trong tuyên bố chung phát sau hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày, bắt đầu từ 26/5 ở tỉnh Mie, miền trung Nhật Bản, Kyodo dẫn các nguồn tin giấu tên nói.
Hội nghị thượng đỉnh Ise-Shima sẽ có sự tham dự của lãnh đạo thuộc Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Với tư cách chủ tịch, Nhật mời đại diện từ 7 nước dự hội nghị mở rộng, gồm Việt Nam, Lào, Indonesia, Bangladesh, Sri Lanka , Papua New Guinea và Chad. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đại diện Việt Nam dự hội nghị.
Video đang HOT
Các lãnh đạo sẽ phản đối “sự hăm dọa, cưỡng ép hay sử dụng vũ lực” khi thực thi tuyên bố chủ quyền, và kêu gọi xử lý, giải quyết tranh chấp hàng hải một cách hòa bình, phù hợp với luật quốc tế, với ngôn ngữ rõ ràng nhằm vào Trung Quốc, nguồn tin cho hay.
Nhiều nguồn tin giấu tên nói Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tìm cách thuyết phục các lãnh đạo G7 thiết lập mặt trận chung nhằm đối phó với những hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.
Dù Nhật Bản và Mỹ đang báo động trước tình trạng gia tăng quân sự và phô trương sức mạnh của Trung Quốc trong các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông, các nước châu Âu tập trung hơn vào thúc đẩy kinh tế với Bắc Kinh. Vì vậy, theo hãng thông tấn Nhật, việc thuyết phục họ công khai chỉ trích nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là điều khó khăn.
Trọng Giáp
Theo VNE
Ngoại trưởng Trung Quốc lại tố Mỹ 'quân sự hóa Biển Đông'
Trả lời truyền thông nước ngoài, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Biển Đông "cơ bản là hòa bình và ổn định", và tố Mỹ gây bất ổn khu vực.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Mỹ mới là bên đang quân sự hoá Biển Đông, không phải Trung QuốcAFP
"Biển Hoa Nam (tên Trung Quốc gọi Biển Đông - NV) về cơ bản là hòa bình và ổn định. Đối với những tranh chấp từ lịch sử trên một số đảo, rạn san hô cụ thể, Trung Quốc cam kết tìm kiếm các phương án thích hợp, hòa bình thông qua đối thoại và tham vấn ý kiến, thậm chí khi quyền lợi của mình bị xâm phạm. Quá trình nãy vẫn được tiến hành", Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) ngày 22.5 dẫn lời ông Vương Nghị trả lời một cuộc phỏng vấn của hãng tin Al Jazeera (trụ sở ở Qatar).
Lâu nay, Trung Quốc vẫn khẳng định nước này chỉ giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông qua các cuộc đàm phán song phương, tức không chấp nhận bên thứ ba can thiệp hay bất kỳ phán quyết nào của tòa trọng tài quốc tế. Đây là điểm đi ngược lại với mong muốn phân xử dựa trên luật pháp quốc tế của các nước trong khu vực.
Mối quan hệ của Trung Quốc với nhiều nước cũng đang căng thẳng. Philippines đang kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài quốc tế, trong khi mới đây Mỹ tố cáo máy bay trinh sát của họ bị máy bay Trung Quốc bay chặn "không chuyên nghiệp" trong lúc làm nhiệm vụ ở phía bắc Biển Đông.
Bài viết đăng trên website CRI hôm 22.5 nói rằng Mỹ đã gửi hàng ngàn lính tới Philippines, nhưng lại cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa trên Biển Đông. Ông Vương Nghị khẳng định đó là những động thái không phù hợp để giải quyết vấn đề.
"Những hoạt động ấy, tối thiểu phải nói rằng đã góp phần làm mất ổn định trên Biển Đông, nếu không muốn nói là làm căng thẳng leo thang, và chúng tôi không nghĩ rằng nó mang tính xây dựng. Ai đang triển khai các cuộc tập trận quy mô ở khu vực này? Ai đang gửi nhiều vũ khí tới Biển Đông và xây dựng các cơ sở quân sự mới? Câu trả lời quá rõ ràng: Mỹ", ông Vương Nghị nói với Al Jazeera.
Về vụ kiện của Philippines, ông Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh luôn "mở cửa cho các cuộc thảo luận" với Manila, nhưng nhất quyết không thừa nhận quyền tài phán của bên thứ ba.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Tổng thống Philippines: Mỹ phải đáp trả nếu Trung Quốc cải tạo bãi Scarborough Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III nói rằng Mỹ buộc phải có hành động quân sự tại Biển Đông nếu Trung Quốc cải tạo bãi cạn Scarborough. Bãi cạn Scarborough được xem là có vai trò quan trong trong việc thay đổi cân bằng sức mạnh tại BIển Đông. REUTERS Tổng thống Aquino nói không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc...