G7 sẽ nhóm họp về tình hình Ukraine trong tuần tới
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã mời lãnh đạo của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tới dự cuộc họp về Ukraine, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tuần tới.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, phó phát ngôn viên Chính phủ Đức Christiane Hoffmann cho biết các cuộc đàm phán tại Brussels trong ngày 24/3 tới sẽ tập trung “đặc biệt vào tình hình ở Ukraine” và được “tích hợp” vào các cuộc họp thượng đỉnh đã được lên lịch trước đó.
Đức hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của G7 (gồm các nước Anh, Canada, Pháp, Italy, Nhật Bản và Mỹ). Thủ tướng Scholz cũng đã chuẩn bị tham dự một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của NATO, nơi mà Berlin thông báo rằng chủ đề chính sẽ là chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và những hệ lụy đối với liên minh này. Vấn đề củng cố khả năng phòng thủ của NATO cũng sẽ được đưa ra bàn thảo tại hội nghị.
Video đang HOT
Trong khi đó, hội nghị thượng đỉnh EU sẽ là dịp để thông qua một kế hoạch “đại tu chiến lược” mới cho 27 nước thành viên, hướng tới quyền tự chủ quân sự cao hơn, đồng thời thảo luận về giá và nguồn cung năng lượng.
Theo bà Christiane Hoffmann, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ tham dự cả hai hội nghị quan trọng trên, với mục đích chứng minh “sự ủng hộ mạnh mẽ” của Washington dành cho các đồng minh.
Trong một diễn biến khác, ngày 18/3, Bộ Ngoại giao của 3 nước Baltic gồm Latvia, Estonia và Litva thông báo đã trục xuất tổng cộng 10 nhà ngoại giao Nga. Cụ thể, Litva đã trục xuất 4 người, trong khi Latvia và Estonia mỗi nước trục xuất 3 nhà ngoại giao Nga.
Tương tự, Bulgaria cũng tuyên bố trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga.
Trước quyết định này, hãng tin TASS của Nga dẫn lời Đại sứ Nga tại Bulgaria Eleonora Mitrofanova nhấn mạnh Moskva “coi đây là một hành động cực kỳ đối địch”, nhằm hạ bậc quan hệ song phương xuống mức tối thiểu, đồng thời cảnh báo sẽ đáp trả tương xứng.
Lãnh đạo Nga, Pháp và Đức nhất trí xúc tiến các cuộc tiếp xúc về Ukraine
Kết thúc cuộc điện đàm kéo dài gần 2 giờ vào tối 12/3 (giờ Việt Nam), Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhất trí tiếp tục xúc tiến các cuộc tiếp xúc về vấn đề Ukraine trong thời gian tới.
Các tình nguyện viên vận chuyển hàng cứu trợ tại Kiev, Ukraine ngày 3/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng tin TASS của Nga, thông cáo báo chí của Điện Kremlin cho biết tại cuộc điện đàm, Tổng thống Putin đã thông báo với hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức về tình hình nhân đạo thực tế tại các khu vực Nga triển khai hoạt động quân sự đặc biệt tại Donbass, miền Đông Ukraine.
Ông Putin nêu rõ các lực lượng an ninh Ukraine vi phạm nghiêm trọng các quy tắc của luật nhân đạo quốc tế như là bắt con tin và sử dụng dân thường làm lá chắn, bố trí vũ khí hạng nặng tại các khu dân cư, gần bệnh viện, trường học, trường mẫu giáo... Ngoài ra, hoạt động sơ tán dân thường qua các hàng lang nhân đạo mà Nga mở ra cũng bị cản trở.
Tổng thống Putin kêu gọi Tổng thống Macron và Thủ tướng Scholz hối thúc chính quyền Ukraie ngăn chặn các hành vi phạm tội như vậy.
Điện Kremlin cũng cho biết Tổng thống Nga đã thông báo chi tiết về loạt hội đàm giữa đại diện Nga và Ukraine diễn ra trong những ngày gần đây. Về vấn đề này, lãnh đạo ba nước đã xem xét một số vấn đề liên quan đến các thỏa thuận về hiện thực hóa các yêu cầu của Nga và nhất trí tiếp tục các cuộc tiếp xúc về các vấn đề Ukraine.
Ngày 24/2 vừa qua, Tổng thống Putin đã thông báo về một chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine nhằm đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ của lãnh đạo các vùng lãnh thổ tại Donbass. Ông nhấn mạnh rằng các kế hoạch của Moskva không bao gồm việc chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Ukraine mà nhằm mục tiêu là phi quân sự hóa và quy chế trung lập của Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định quân đội nước này không tấn công vào các thành phố, mà chỉ vô hiệu hóa các cơ sở hạ tầng quân sự, vì vậy không có nguy cơ đe dọa đến dân thường. Sau đó, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) Anh và một số quốc gia khác đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và pháp nhân Nga.
Mối quan hệ khí đốt 50 năm giữa Nga và Đức Trong 50 năm qua, khí đốt từ Nga đã cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tại Đức. Ngay từ những ngày đầu, liên kết thương mại này gây tranh cãi nhưng sau đó lại ăn sâu vào mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia. Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP Thủ tướng...