G7 sẽ không đặt trọng tâm vào vấn đề Biển Đông?
Thủ tướng Anh được cho là tâm điểm của cuộc họp thượng đỉnh G7 cuối tuần này và buộc phải tuyên bố rõ lập trường của London đối với Trung Quốc, điều có thể ảnh hưởng đến nội dung hội nghị, trong đó có vấn đề Biển Đông.
G7 có thể sẽ không đặt trọng tâm vào vấn đề Biển Đông. REUTERS
Hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp hàng đầu thế giới G7 – gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Canada – sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.5 ở Nhật Bản. Thủ tướng Anh David Cameron sẽ đối mặt với áp lực từ các nhà lãnh đạo còn lại về quan điểm của London đối với Bắc Kinh.
Lâu nay vốn không đồng tình với chính sách thắt lưng buộc bụng của Anh, các nước phương Tây khác càng khó chịu hơn khi thấy Thủ tướng Cameron xem “Trung Quốc là đối tác tốt nhất của phương Tây”.
Giới quan sát quan ngại Thủ tướng Anh sẽ vẫn giữ lập trường “ủng hộ Trung Quốc” khi đến với G7, trong khi người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe, với tư cách nước chủ nhà, lại đặt “quan hệ của Trung Quốc” làm trọng tâm trên bàn nghị sự của G7 lần này, theo Financial Times hôm 22.5. Các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông là chủ đề “chính trị thế giới” sẽ được mổ xẻ nhiều trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo G7 tại khu nghỉ mát Kashikojima, miền trung Nhật Bản.
Sau cuộc gặp ở thành phố Hiroshima hồi tháng 4.2016, ngoại trưởng các nước G7 đã ra tuyên bố “phản đối những hành động đơn phương gây hấn hoặc dọa nạt” ở Biển Đông và biển Hoa Đông, theo Reuters, dù không đề cập tên Trung Quốc trong tuyên bố chung.
Video đang HOT
Financial Times dẫn nguồn từ một trong những người thân cận của ông Abe nói rằng Thủ tướng Nhật muốn các nhà lãnh đạo thế giới phản đối việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực của Trung Quốc ở Biển Đông, và tạo dựng một sự đồng thuận vững chắc giữa các nước G7 đối với luật biển quốc tế, điều mà Bắc Kinh không tuân thủ khi tuyên bố tẩy chay phiên tòa xét xử vụ kiện Philippines chống lại Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuy nhiên, theo các nguồn tin có liên quan của hội nghị thượng đỉnh lần này, Biển Đông có thể sẽ chỉ là một nội dung nhỏ trong tuyên bố chung của G7. “(Bởi vì), Tokyo muốn có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phương Tây trước khi công khai đối đầu với Trung Quốc”, Financial Times nhận định.
Mỹ tuyên bố thực thi quyền tự do hàng hải ở Biển ĐôngAFP
Financial Times cho rằng lập trường “khác biệt” của Thủ tướng Cameron có thể dẫn đến một sự đồng thuận chung “chống Trung Quốc”, nhưng đối với Nhật thì điều đó chưa đủ mạnh.
Chính phủ Anh đang cố gắng xoa dịu những lo ngại của đồng minh Mỹ khi tỏ ra quá thân mật đối với Bắc Kinh. Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh, ông Hugo Swire trong chuyến công du nước Mỹ hồi tháng 4.2016 đã ca ngợi Mỹ về hoạt động tuần tra thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không của hải quân Mỹ ở Biển Đông. Ông Swire còn tuyên bố ủng hộ phiên tòa Biển Đông và “vai trò của Mỹ trong việc bảo vệ những nguyên tắc ở châu Á-Thái Bình Dương”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sau chuyến công du Việt Nam sẽ sang Nhật để dự thượng đỉnh khối G7.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đi Nhật dự hội nghị thượng đỉnh G7
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm làm việc tại Nhật và dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng vào tuần tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
"Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm làm việc tại Nhật Bản và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng tại Mie, Nhật Bản từ ngày 26 đến 28/5", Bộ Ngoại giao hôm nay phát thông cáo.
Thủ tướng Phúc, trong cuộc gặp Đại sứ Nhật hồi tháng trước, bày tỏ mong muốn Việt Nam và Nhật Bản có thể trao đổi sâu rộng các nội dung nhằm tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược thông qua các cuộc găp song phương bên lề hội nghị.
"Việt Nam sẽ nỗ lực hết mình để cùng Nhật Bản tiếp tục đưa quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực ngày càng phát triển mạnh mẽ và sâu rộng. Hai bên cũng tăng cường cơ chế đối thoại, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới," Thủ tướng nói.
Nhật Bản năm nay giữ vai trò chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh G7. Trong thông điệp chào mừng, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết cộng đồng quốc tế đang đối mặt nhiều thách thức.
"Sự phát triển kinh tế toàn cầu suy giảm, chủ nghĩa khủng bố đe doạ sinh mạng người dân, làn sóng người tị nạn, và những hành động đơn phương thay đổi nguyên trạng thông qua cưỡng bước nằm trong số những thách thức ảnh hưởng đến hoà bình, thịnh vượng chúng ta đang hưởng trong cuộc sống thường ngày", ông Abe nói.
Thủ tướng Nhật cho rằng các nước G7, vốn chia sẻ các giá trị căn bản như tự do, dân chủ, pháp quyền và nhân quyền, phải có quan điểm toàn cầu để đem lại lộ trình phù hợp nhất nhằm giải quyết những thách thức này với tầm nhìn rõ ràng.
Trọng Giáp
Theo VNE
Tổng thống Putin là công cụ tranh luận của phương Tây? Sau Mỹ, tới lượt nước Anh có những biểu hiện cho thấy họ đã lấy Nga và Tổng thống Vladimir Putin để làm "công cụ" tranh luận, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin ngày 18.5. Tổng thống Nga Vladimir Putin thường là nhân vật bị lôi vào các cuộc tranh luận của phương TâyREUTERS Mối quan hệ của Nga và Mỹ...